Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo gồm 5 đề thi, có đáp án, bảng ma trận kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn.
Với 5 đề thi cuối kì 2 môn Tiếng Việt 3 CTST, giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi môn Toán, Tiếng Anh. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí 5 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3:
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo – Đề 1
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
TRƯỜNG………………… |
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II |
1. Đọc thầm bài:
Cảnh làng Dạ
Mùa đông đã về thực sự rồi!
Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa cải hương vàng hoe từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi.
Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.
Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xoè, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, rung rinh thân mình, tưởng như chúng sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng.
Ma Văn Kháng
Phần 1: Trắc nghiệm (2 điểm)
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào các ý đúng trong các câu trả lời dưới đây
Câu 1: Mùa nào đã về thực sự rồi? M.1
A. Mùa hạ
B. Mùa thu
C. Mùa xuân
D. Mùa đông
Câu 2: Mây từ trên cao theo các sườn núi làm gì? M.1
A. Trườn xuống
B. Bò xuống
C. Xà xuống
D. Đổ xuống
Câu 3: Con suối thu mình lại phô ra cái gì? M.1
A. Những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ
B. Những dải sỏi cuội gồ ghề và sạch sẽ
C. Những dải sỏi cuội dính đất
D. Những dải sỏi cuội gồ ghề
Câu 4: Câu: “Hoa cải hương vàng hoe từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi”. Thuộc kiểu câu gì? M.2
A. Ai làm gì?
B. Ai là gì?
C. Ai thế nào?
D. vì sao ?
Phần 2: Tự luận (4 điểm)
5. Con suối thay đổi thế nào khi mùa đông đến? M.1 1đ
6. Viết tiếp để được câu văn có hình ảnh so sánh: M.2 1đ
a. Những đám mây ………………………………………………………………………………………………………..
b. Dòng suối …………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:(0,5 điểm) M.2 1đ
Sườn núi, sạch sẽ, mặt nước, nhẵn nhụi, vui vẻ, tàu lá, vàng nhạt
– Từ ngữ chỉ đặc điểm:……………………………………………………………………
– Từ ngữ chỉ sự vật:………………………………………………………………………
Câu 8. Đặt câu hỏi Khi nào? Ở đâu? cho các bộ phận được in đậm trong câu: M.3 1đ
a. Nắng làm bố đổ mồ hôi khi thu hoạch mùa màng.
…………………………………………………………………………………………………
b. Nắng lên, cánh đồng rất đông người làm việc.
…………………………………………………………………………………………………
2. Đọc thành tiếng: (4đ) (Sách Chân trời sáng tạo)
Học sinh bốc thăm, đọc một đoạn và trả lời câu hỏi trong nội dung bài.
1/ Mùa xuân đã về (Trang 66)
2/ Cảnh làng Dạ (Trang 89)
3/ Nắng phương Nam (Trang 78)
4/ Cuộc chạy đua trong rừng (Trang 40)
II. Phần thi viết: (10 điểm)
1. Chính tả (nghe- viết): (4 điểm) ( 15 phút)
Cảnh làng Dạ
Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.
2. Tập làm văn: (6 điểm) ( 45 phút)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn nói về một ngày Tết ở quê em.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
Phần 1: Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | D | A | A | C |
Phần 2: Tự luận (4 điểm)
5. Con suối thay đổi thế nào khi mùa đông đến? (1đ)
Con suối đã thay đổi khi mùa đông đến: Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên
6. Nói tiếp để được câu văn có hình ảnh so sánh: (1đ)
a. Những đám mây trôi bồng bềnh nhẹ như bông.
b. Dòng suối trong vắt như mặt gương, có thể soi rõ cảnh vật xung quanh.
Câu 7: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp: (1 điểm)
Sườn núi, sạch sẽ, mặt nước, nhẵn nhụi, vui vẻ, tàu lá, vàng nhạt
- Từ ngữ chỉ đặc điểm: sạch sẽ, nhẵn nhụi, vui vẻ, vàng nhạt.
- Từ ngữ chỉ sự vật: Sườn núi, mặt nước, tàu lá.
Câu 8. Đặt câu hỏi Khi nào? Ở đâu? cho các bộ phận được in đậm trong câu( 1 đ)
a. Nắng làm bố đổ mồ hôi khi thu hoạch mùa màng.
– Nắng làm bố đổ mồ hôi khi nào?
b. Nắng lên, cánh đồng rất đông người làm việc.
– Nắng lên, ở đâu rất đông người làm việc?
Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
Kĩ năng |
NỘI DUNG |
Số điểm |
MỨC 1 |
MỨC 2 |
MỨC 3 |
Tổng điểm |
|||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
Đọc tiếng & Đọc hiểu (ngữ liệu truyện đọc 195- 200 chữ) |
Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói. |
– Đọc 70-80 tiếng/phút – Sau khi HS đọc thành tiếng xong, GV đặt 01 câu hỏi để HS trả lời (Kiểm tra kĩ năng nghe, nói) |
4 |
||||||
Đọc hiểu văn bản |
2đ |
Câu 1,2,3 |
Câu 4 |
6 |
|||||
Vận dụng hiểu biết vào thực tiễn |
1đ |
Câu 5 |
|||||||
Từ ngữ: thuộc các chủ điểm trong CHKII |
1đ |
Câu 7 |
|||||||
Biện pháp tu từ (từ so sánh, từ có nghĩa giống nhau, từ trái nghĩa, từ so sánh) |
1đ |
Câu 6 |
|||||||
Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, câu kể, câu hỏi |
|||||||||
1đ |
Câu 8 |
||||||||
Viết (CT-TLV) |
Chính tả |
Viết bài |
Nghe – viết đoạn văn 50- 55 chữ/15 phút |
3 |
|||||
Bài tập |
Nối đúng từ ngữ |
1 |
|||||||
Viết đoạn văn |
Viết đoạn văn ngắn 6-8 câu theo chủ đề đã học |
6 |
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo – Đề 2
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
SÔNG NƯỚC CÀ MAU
Thuyền chúng tôi chèo thoắt qua kênh Bọ Mắt, đổ ra Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây được mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,…lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng…
(Đoàn Giỏi)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Sông Năm Căn thuộc tỉnh nào ở nước ta? (0,5 điểm)
A. Kiên Giang.
B. Cà Mau.
C. Bạc Liêu.
Câu 2: Dòng sông Năm Căn mênh mông ầm ầm đổ ra biển ngày đêm được so sánh với sự vật nào? (0,5 điểm)
A. Thác nước.
B. Biển khơi.
C. Con suối.
Câu 3: Rừng cây hai bên bờ sông được miêu tả như thế nào? (0,5 điểm)
A. Mọc theo khóm, ngọn cao ngọn thấp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông.
B. Mọc dài theo bãi, ngọn cao tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông.
C. Mọc theo hàng dài, xanh um tùm, nằm gọn bên bờ sông.
Câu 4: Em hiểu từ “trường thành” trong đoạn văn trên là gì? (0,5 điểm)
A. Bức thành uốn lượn, mềm mại.
B. Bức thành cao lớn.
C. Bức thành dài, vững chắc.
Câu 5: Tóm tắt nội dung đoạn văn trên bằng một câu. (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………..
Câu 6: Viết 2 – 3 câu nêu cảm nhận của em về vùng sông nước nơi đây. (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
Câu 7: Tìm các từ ngữ chỉ màu xanh có trong đoạn văn. (0,5 điểm)
…………………………………………………………………………………………..
Câu 8: Tìm một từ có nghĩa giống với từ mênh mông, đen trũi. (0,5 điểm)
…………………………………………………………………………………………..
Câu 9: Em hãy xếp những từ sau vào đoạn văn sao cho thích hợp. (1 điểm)
giật mình, biến đi, im lặng, rào rào.
Rừng cây … quá. Mỗi tiếng lá rơi lúc nào có thể khiến người ta … Gió bắt đầu nổi … Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần …
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Hương làng
Ở làng tôi, chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, bay đến rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng Ba, tháng Tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng Tám, tháng Chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp, thơm nồng nàn…Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, thơm trên các ngõ.
(Theo Băng Sơn)
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) kể về một việc làm góp phần bảo vệ môi trường mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.
Gợi ý:
– Việc làm đó là việc gì? Do ai làm? Làm ở đâu? Vào thời gian nào?
– Công việc đó được thực hiện như thế nào?
- Bằng cách nào để làm sạch môi trường?
- Tinh thần làm việc của mọi người ra sao?
- Kết quả công việc thế nào?
– Nêu cảm xúc của em sau khi công việc đã được hoàn thành.
ĐÁP ÁN
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
B. Cà Mau.
Câu 2: (0,5 điểm)
A. Thác nước.
Câu 3: (0,5 điểm)
B. Mọc dài theo bãi, ngọn cao tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông.
Câu 4: (0,5 điểm)
C. Bức thành dài, vững chắc.
Câu 5: (1 điểm)
Ví dụ: Khung cảnh dòng sông Năm Căn bao la, rộng lớn.
Câu 6: (1 điểm)
HS nêu cảm nhận của mình.
Ví dụ: hấp dẫn người đọc bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thiên nhiên Cà Mau sinh động, trù phú,đa màu sắc, màu xanh của rừng đước, của sông nước…
Câu 7: (0.5 điểm)
– Từ ngữ chỉ màu xanh: xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ.
Câu 8: (0.5 điểm)
mênh mông –bao la; đen trũi – đen nhẻm
Câu 9: (1 điểm)
Rừng cây im lặng quá. Mỗi tiếng lá rơi lúc nào có thể khiến người ta giật mình. Gió bắt đầu nổi rào rào. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
– Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
- 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
– Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
- Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
- 2 điểm: nếu có 0 – 4 lỗi;
- Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
– Trình bày (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
- 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 8 đến 10 câu, viết về làm góp phần bảo vệ môi trường mà em đã chứng kiến hoặc tham gia, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
…
>> Tải file để tham khảo các đề thi còn lại!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo 5 Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 (Có ma trận, đáp án) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.