Đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 11 năm 2022 – 2023 tuyển chọn 9 đề kiểm tra cuối kì 2 có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.
Với 9 đề thi cuối học kì 2 GDCD 11 này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn. Đồng thời là tư liệu hữu ích để giáo viên ra đề ôn thi cho các em học sinh. Bên cạnh đề thi môn GDCD 11 các bạn xem thêm: đề thi học kì 2 môn Toán 11, bộ đề thi học kì 2 Ngữ văn 11, bộ đề thi học kì 2 Tiếng Anh 11. Vậy sau đây là TOP 9 đề thi cuối kì 2 GDCD 11 năm 2022 – 2023 mời các bạn cùng tải tại đây.
Bộ đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 11 năm 2023
- Đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 11 – Đề 1
- Đề thi cuối kì 2 GDCD 11- Đề 2
Đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 11 – Đề 1
Đề thi GDCD 11 học kì 2
Câu 1: Giả sử em nhìn thấy một ô tô đang vận chyyển động vật quý hiếm đi tiêu thụ, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây ?
A. Không quan tâm vì đó là việc của cơ quan kiểm lâm
B. Báo với cơ quan kiểm lâm
C. Lặng lẽ theo dõi việc làm của họ
D. Ngăn chặn không cho họ vận chuyển
Câu 2: Vào dịp hè, gia đình H tổ chức đi biển. Sauk hi ăn uống xong, H nhanh nhẹn nhặt rác thải của gia đình cho vào túi ni-lông rồi sau đó ném xuống biển. Em nhận xét gì về việc làm đó?
A. Là việc làm bình thường không cần quan tâm
B. Là việc làm cần được khuyến lhichs vì có ý thức bảo vệ môi trường
C. Là việc làm thực hiện đúng quy điịnh về vệ sinh nơi công cộng
D. Là việc làm cần phê phán vì làm hủy hoại môi trường
Câu 3: Thấy bạn A rửa tay xà phòng rất mạnh, nước chảy tràn đầy chậu và ra ngoài, em sẽ chọn cách ứng xử nào?
A. Không can thiệp vì đó là việc riêng của bạn
B. Góp ý và nhắc nhở bạn nên sử dụng hợp lí
C. Tắt ngay vòi nước vì nước chảy quá nhiều
D. Thông báo với thầy cô giáo chủ nhiệm
Câu 4: Khi phát hiện nhà máy sản xuất phân đạm xả nước thải chưa được xử lí xuống dòng sông bên cạnh nhà máy, em sẽ?
A. Lờ đi, coi như không biết
B. Báo cho cơ quan công an
C. Ngăn chặn việc xả thải ra môi trường
D. Đến gặp giám đốc nhà máy để đe dọa
Câu 5: Khi đi chơi công viên, em thấy một nhóm bạn xả rác bừa bãi. Em sẽ làm gì?
A. Không can thiệp, vì đó là việc làm bình thường
B. Nhắc nhở, góp ý với họ phải dọn và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
C. Chụp ảnh và bêu xấu họ trên facebook
D. Quát mắng cho họ sợ để họ ra khỏi công viên
Câu 6: Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo ở nước ta là
A. Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện
B. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
C. Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
D. Giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại
Câu 7:Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm
A. Đảm bảo quyền học tập suốt đời của công dân
B. Tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập
C. Tạo môi trường cho công dân nâng cao nhận thức
D. Đáp ứng nhu cầu học tập của công dân
Câu 8: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách giáo dục và đào tạo ở nước ta là
A. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
B. Nâng cao chất lượng, hieeujq ủa giáo dục và đào tạo
C. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa
D. Nâng cao hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ
Câu 9: Nhà nước huy động mọi nguồn lực để phát triên giáo dục và đào tạo là thực hiện nội dung của phương hướng?
A. Mở rông quy mô giáo dục
B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục
C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
Câu 10: Nhà nước tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế về giáo dục là nhằm
A. Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới
B. Mở rộng quy mô giáo dục
C. Đa dạng hóa các hình thức giáo dục
D. Mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế
Câu 11: Nội dung nào dưới đay thuộc phương hướng của chính sách giáo dục và đào tạo nước ta?
A. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
B. Củng cố và tăng cường quan hệ với các nước
C. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ
D. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo
Câu 12: Phát triển giáo dục là sự nghiệp của
A. Nhà nước và của toàn dân
B. Đảng và Nhà nước
C. Bộ Giáo dục và Đào tạo
D. Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo
Câu 13: Nhà nước có chính sách đúng đắn trong việc phát triển, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài là nhằm
A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo
B. Ưu tiên đầu tiên cho giáo dục
C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
D. Mở rộng quy mô giáo dục
Câu 14: Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, chúng ta phải
A. Thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học
B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục
C. Tăng cường hợp tác quốc tế và giáo dục
D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
Câu 15: Đa dạng hóa các loại hình trường lớp và các hình thức giáo dục là nội dung cơ bản của phương hướng nào dưới đây?
A. Mở rộng quy mô giáo dục
B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục
C. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
D. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
Câu 16: Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo là
A. Yếu tố quyết định để phát triển đất nước
B. Nhân tố quan trọng trong chính sách của Nhà nước
C. Chính sách xã hội cơ bản
D. Quốc sách hàng đầu
Câu 17: Thực hiện tốt phương hướng cơ bản của chính sách giáo dục và giáo sẽ góp phần vào việc
A. Thức đẩy phát triển kinh tế của đất nước
B. Thức đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
C. Đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân
D. Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của đất nước
Câu 18: Phương hướng nào dưới đây của chính sách giáo dục và đào tạo mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục nước ta?
A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo
B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục
C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
Câu 19: Để người học tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, chính sách giáo dục và đào tạo nước ta đề ra phương hướng nào dưới đây?
A. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục
B. Mở rộng quy mô giáo dục
C. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo
D. Đổi mới nội dung và phương hướng dạy học
Câu 20: Nhà nước thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh gia điình khó khăn là thể hiện
A. Chu trương giáo dục toàn diện
B. Công bằng xã hội trong giáo dục
C. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
D. Sự quan tâm đến giáo dục và đào tạo
Câu 21: Nền quốc phòng và an ninh nước ta là
A. Nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân
B. Nền quốc phòng toàn dân vững mạnh
C. Nền quốc phòng và an ninh nhân dân
D. Nền quốc phòng khu vực
Câu 22: Lực lượng nòng cốt để bảo vệ Tổ quốc là
A. Đảng và Nhà nước
B. Toàn dân
C. Đảng, Nhà nước và nhân dân
D. Quân đội nhân dân, công an nhân dân
Câu 23: Kết hợp quốc phòng với an ninh, đó là kết hợp sức mạnh của
A. Lực lượng và thế trận quốc phòng với lực lượng và thế trận an ninh
B. Lực lượng quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân
C. Lực lượng quốc phòng an ninh
D. Lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân
Câu 24: Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của
A. Công an nhân dân
B. Quân đội nhân dân
C. Toàn dân
D. Công dân
Câu 25: Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong các nội dung của chính sách?
A. Dân số
B. Văn hóa
C. Quốc phòng và an ninh
D. Đối ngoại
Câu 26: nội dung nào dưới đây đúng khi nói về sức mạnh dân tộc?
A. Sức mạnh của văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc
B. Sức mạnh của khoa học và công nghệ
C. Sức mạnh của hệ thống chính trị
D. Sức mạnh của quân sựv
Câu 27: Yếu tố có ý nghĩa quyết định sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc là ?
A. Sức mạnh dân tộc
B. Sức mạnh thời đại
C. Sức mạnh của Đảng và Nhà nước
D. Sức mạnh của quốc phòng, an ninh
Câu 28: Việc làm nào dưới đây không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?
A. Đăng kí nghĩa vụ khi đến tuổi
B. Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ
C. Tham gia tập luyện quân sự ở trường học
D. Tham gia tuần tra ban đêm ở địa bàn dân cư
Câu 29: Kết hợp kinh tế- xã hội với quốc phòng, an ninh là
A. Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
B. Các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá Nhà nước
C. Nước ta xây dựng chủ nghĩa sã hội
D. Các thế lực đang thực hiện âm mưu “ diễn biến hòa bình”
Câu 30: Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội phải gắn với chiến lược quốc phòng và an ninh là biểu hiện của
A. Kết hợp kinh tế – xã hội với lực lượng quốc phòng
B. Kết hợp kinh tế – xã hội với an ninh nhân dân
C. Kết hợp kinh tế – xã hội với thế trận an ninh
D. Kết hợp kinh tế – xã hội với an ninh, quốc phòng
Câu 31: Anh B tích cực tham gia hoạt động bảo vệ an ninh tại nơi cư trú. Điều này thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?
A. Nêu cáo tinnh thần cảnh giác trước mọi thủ đoạn của kẻ thù
B. Xây dựng khố đại đoàn kết toàn dân
C. Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự
D. Sẵn sàng tham gia các hoạt động an ninh và quốc phòng
Câu 32: Ông A là cán bộ xã nhưng ông lại không muốn con trai mình pahir thực hiện đăng lí nghĩa vụ quân sự. Nếu là người thân trong gia điình ông A, em sẽ khuyên ông A như thế nào?
A. Chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự
B. Nên cho con đi học để không phải tham gia nghĩa vụ quân sự
C. Gặp ban chỉ huy quân sự huyện giúp đỡ
D. Không đăng kí nghĩa vụ quân sự
Câu 33: Anh trai của T có giấy gọi nhập ngũ, nhưng bố mẹ của T không muốn con đi bộ đội nên đã bàn với nhau tìm cách xin cho anh ở lại. Biết được điều này, T nên ứng xử theo cách nào dưới đây để thực hiện trách nhiệm công dân của mình?
A. Coi như không biết vì đây là việc của bố mẹ
B. Nói chuyện với bố mẹ để bố mẹ hiểu được trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của công dân
C. Đồng ý với việc làm đó của bố mẹ
D. Tìm cách ngăn cản việc làm của bố mẹ
Câu 34: Anh A có hành vi câu kết với người nước ngoài, phát tán tài liệu nói xấu Nhà nước. Hành vi của anh A là
A. Phản bội Tổ quốc
B. Lật đổ chính quyền nhân dân
C. Xâm phạm an ninh quốc gia
D. Cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài
Câu 35: H tình cờ phát hiện một nhóm người lợi dụng việc góp ý sửa đổi Hiến pháp để tuyên truyền chống phá Nhà nước . H cần chọn cách làm nào dưới đây?
A. Không quan tâm vì đó là việc của người lớn
B. Khuyên họ không nên tuyên truyền
C. Bí mật theo dõi
D. Báo cáo cơ quan công an
Câu 36: Chính sách đối ngoại có vai trò
A. Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới đất nước.
B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội
C. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
D. Nâng cao vị thế nước ta trên thế giới
Câu 37: Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tôn trọng, độc lập, tự do, bình đẳng
B. Bình đẳng, tự do, tự nguyện
C. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng vag cùng có lợi
D. Chủ động, tích cực, trách nhiệm
Câu 38: Một trong những phương hướng của chính sách đối ngoại ở nước ta là
A. Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
B. Nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới
C. Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh công nghiệp háo, hiện đại hóa đất nước
D. Nêu cao tinh thần, tự chủ trong quan hệ quốc tế
Câu 39: Một trong những nhiệm vụ của chính sách đối ngoại ở nước ta là
A. Giữ vững môi trường hòa bình
B. Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa đất nước ta hội nhập
C. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại
D. Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
Câu 40: Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại là nhằm
A. Tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của thế giới
B. Sẵn sang đối thoại với các nước về vấn đề kinh tế
C. Mở rộng hợp tác về kinh tế
D. Phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 11
1-B |
2-D |
3-B |
4-B |
5-B |
6-B |
7-B |
8-B |
9-B |
10-A |
11-D |
12-A |
13-A |
14-A |
15-C |
16-D |
17-D |
18-C |
19-C |
20-B |
21-A |
22-D |
23-A |
24-C |
25-C |
26-A |
27-A |
28-B |
29-A |
30-D |
31-D |
32-A |
33-B |
34-A |
35-D |
36-A |
37-C |
38-A |
39-A |
40-D |
Đề thi cuối kì 2 GDCD 11- Đề 2
Đề thi GDCD 11 học kì 2
SỞ GD & ĐT……… TRƯƠNG THPT ……….. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN GDCD LỚP 11 (Thời gian làm bài 50 phút không kể thời gian giao đề) |
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì?
A. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số.
B. Nâng cao hiệu quả đời sống nhân dân
C. Tăng cường nhận thức, thông tin
D. Nâng cao hiểu biết của người dân
Câu 2: Ý nào dưới đây không phải đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam?
A. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
B. Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.
C. Nền xản xuất xã hội phát triển mạnh mẽ, tạo ra năng suất lao động rất cao và ngày càng tăng.
D. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn két, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Câu 3: Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức quá độ nào?
A. Từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
B. Từ xã hội tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
C. từ xã hội phong kiến lên chủ nghĩa xã hội.
D. Từ xã hội chiếm hữu nô lệ lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 4: Trong quá trình khai thác tài nguyên chúng ta cần phải chú ý điều gì?
A. Chỉ được khai thác những tài nguyên có thể phục hồi và tài nguyên vô tận.
B. Chỉ nên dùng máy móc công suất nhỏ khi khai thác để tránh lãng phí.
C. Khai thác nhưng vẫn phải bớt lại một phần để dự trữ.
D. Áp dụng công nghệ hiện đại khi khai thác để tránh lãng phí và bảo vệ môi trường.
Câu 5: Nhiệm vụ của giáo dục là gì?
A. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
B. Nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học.
C. Phát triển quy mô giáo dục.
D. Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
Câu 6: Là một trong những phương hướng cơ bản để thực hiện chính dân số
A. Thực hiện sinh con theo quy định.
B. Nâng cao chất lượng dân số.
C. Phân bố dân cư hợp lí.
D. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí.
Câu 7: Nước ta xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa do ai làm chủ?
A. Do đảng cầm quyền làm ch
B. Do nhân dân làm chủ.
C. Do giai cấp thống trị làm chủ.
D. Do tầng lớp trí thức làm chủ.
Câu 8: Để đạt được mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường Nhà nước ta cần phải làm gì?
A. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
B. Dừng việc khai thác tài nguyên một thời gian.
C. Tăng cường kiểm tra trữ lượng tài nguyên và tình hình môi trường.
D. Yêu cầu người dân hạn chế sử dụng tài nguyên.
Câu 9: Nhận xét nào sau đây không đúng về mục tiêu của chính sách việc làm?
A. Mở rộng thị trường lao động.
B. Đào tạo để tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề.
C. Tập trung giải quyết việc làm ở thành thị, nông thôn.
D. Xây dựng nhiều cơ sở sản xuất đề tạo việc làm.
Câu 10: Để thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta cần có những biện pháp nào?
A. Gắn lợi ích và quyền.
B. Xử lí kịp thời những hành vi vi phạm.
C. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ.
D. Tài nguyên đưa vào sử dụng phải nộp thuế và trả tiền thuê.
Câu 11: Chức năng giữ vai trò quyết định của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là:
A. Trấn áp và xây dựng.
B. Đảm bảo an ninh chính trị.
C. Bạo lực và trấn áp.
D. Tổ chức và xây dựng.
Câu 12: Tại cuộc họp ở khóm A, mọi người dân trong khóm đã bàn bạc và quyết định mức đóng góp đề xây dựng nhà văn hóa của khóm. Đây là biểu hiện của hình thức dân chủ:
A. Trực tiếp.
B. Quyết định.
C. Gián tiếp.
D. Đại diện.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không thuộc mục tiêu để thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm?
A. Sử dụng tiết kiệm nguồn vốn.
B. Mở rộng thị trường lao động.
C. Ra sức giải quyết việc làm.
D. Phát triển nguồn nhân lực.
Câu 14: Tình hình việc làm nước ta hiện nay như thế nào?
A. Thiếu việc làm trầm trọng ở nông thôn.
B. Không thiếu việc làm.
C. Thiếu việc làm trầm trọng ở thành thị.
D. Thiếu việc làm ở cả thành thị lẫn nông thôn.
Câu 15: Lĩnh vực nào dưới đây được hà nước ta xác định là quốc sách hàng đầu?
A. Kinh tế.
B. Quốc phòng và an ninh.
C. Bảo vệ môi trường.
D. Giáo dục và đào tạo.
Câu 16: H nhận được giấy báo trúng tuyển nghĩa vụ quân sự nhưng H không thi hành nghĩa vụ quân sự. Nếu là bạn của H em sẽ:
A. Khuyên H nên thực hiện nghĩa vụ của mình.
B. Đăng kí đi nghĩa vụ thay H
C. Khuyên H đi lo lót để khỏi bị phạt
D. Đồng tình với việc làm của H
Câu 17: Nếu phát hiện thấy nước sông, suối, hồ, giếng, mương……. có màu hoặc bốc mùi lạ, em cần làm gì?
A. Báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm ở địa phương.
B. Không làm gì cả.
C. Rủ bạn mình đến cùng xem.
D. Lấy mẫu nước đó về để thử xem có độc không.
Câu 18: Ý nào dưới đay là một trong những nhiệm vụ của khoa học và công nghệ?
A. Xây dựng đội ngũ các nhà khoa học tài năng cho đất nước.
B. Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
C. Thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
D. Phát triển kinh tế tri thức.
Câu 19: Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đến nay có mấy kiểu nhà nước?
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 20: Ý nào dưới đây là một trong những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam?
A. Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
B. Là một xã hội lấy kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo.
C. Là một xã hội phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất tạo ra năng suất lao động cao.
D. Là một xã hội mà con người làm theo năng lực hưởng theo lao động.
Câu 21: Nhà nước pháp quyền là gì?
A. Là nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng kinh tế.
B. Là nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật.
C. Là nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng chính trị.
D. Là nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng đạo đức.
Câu 22: Bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam mang tính………….sâu sắc.
A. Dân tộc và công nhân.
B. Nhân dân và nông dân.
C. Nhân dân và dân tộc.
D. Công nhân và nhân dân.
Câu 23: Hình thái xã hội bắt đầu có nhà nước là
A. Phong kiến.
B. Công xã nguyên thủy.
C. Tư bản chủ nghĩa.
D. Chiếm hữu nô lệ.
Câu 24: Có nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là nói đến sự thể bản chất của?
A. Nền dân chủ phong kiến.
B. Nền dân chủ tư sản.
C. Nền dân chủ trong xã hội nguyên thủy.
D. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
II/ PHẦN TỰ LUẬN (4 Điểm)
Câu 1: Trình bày mục tiêu, phương hướng và trách nhiệm của công trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, từ đó liên hệ thực tế bản thân? (2 điểm).
Câu 2: Trình bày vai trò, vị trí, nhiệm vụ và phương hướng của chính sách GD& ĐT ? (2 điểm).
Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 11
I/ Phần đáp án câu trắc nghiệm:
1D 2C 3B 4D 5A 6D 7B 8A |
9D 10D 11D 12A 13A 14D 15D 16A |
17A 18B 19C 20A 21B 22C 23D 24D |
II/ Phần đáp án tự luận:
Câu 1: Mục tiêu, Phương hướng, Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
*Mục tiêu
+ Sử dụng hợp lý tài nguyên
+ Làm tốt công tác bảo vệ môi trường
+ Bảo tồn đa dạng sinh học
+ Từng bước nâng cao chất lượng môi trường
* Phương hướng
+ Tăng cường công tác quản lí của nhà nước.
+ Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường cho người dân.
+ Coi trọng nghiên cứu KHCN, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực.
+ Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cãi thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.
+ Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên.
+ Áp dụng khoa học hiện đại vào khai thác.
* Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
– Tin tưởng, ủng hộ chính sách và pháp luật của Nhà nước về tài nguyên, môi trường.
– Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường
– Vận động mọi người cùng tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường.
* Học sinh liên hệ thực tế bản thân.
Câu 2: Chính sách Giáo dục và Đào tạo
a. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo.
* Khái niệm GD&ĐT
– Giáo dục: Chỉ sự bồi dưỡng, phát triển con người toàn diện ở bậc mẫu giáo đến phổ thông
– Đào tạo: Chỉ sự bồi dưỡng, chuẩn bị nghề trong các trường chuyên nghiệp và trường nghề.
* Nhiệm vụ của GD&ĐT
– Nâng cao dân trí
– Đào tạo nhân lực
+ Tạo ra đội ngũ lao động
+ Tạo ra đội ngũ chuyên gia
+ Tạo ra đội ngũ nhà quản lý
– Bồi dưỡng nhân tài
* Vị trí của GD&ĐT: GD&ĐT là quốc sách hàng đầu và coi đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho sự phát triển vì:
– Xây dựng XHCN con người được đặt ở vị trí trung tâm, là mục tiêu và động lực của sự phát triển.
– Góp phần đào tạo, bồi dưỡng con người
– Học vấn của nhân dân được nâng cao từ đó nắm bắt và sử dụng được KHCN.
b. Phương hướng cơ bản để phát triển Giáo dục và Đào tạo.
– Nâng cao chất lượng, hiệu quả GD & ĐT.
– Mở rộng quy mô giáo dục
– Ưu tiên đầu tư cho GD & ĐT
– Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
– Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục: huy động mọi nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia vào sự nghiệp giáp dục.
– Tăng cường hợp tác quốc tế về GD&ĐT: vì để tiếp cận với giáo dục tiên tiến trên thế giới.
…………
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 GDCD 11 năm 2022 – 2023
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 11 năm 2022 – 2023 9 Đề thi GDCD 11 học kì 2 (Có đáp án) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.