TOP 39 Đề thi cuối học kì 2 lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu cực kì hữu ích mà Pgdphurieng.edu.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 7 tham khảo.
Đề thi học kì 2 lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 39 đề có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi kì 2 lớp 7 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là TOP 39 đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống, mời các bạn cùng tải tại đây.
Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đề thi cuối kì 2 môn Ngữ văn 7
- Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7
- Đề thi cuối kì 2 tiếng Anh 7 Global success
- Đề thi GDĐP lớp 7 cuối kì 2
- Đề thi học kì 2 Lịch sử – Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7
Đề thi cuối kì 2 môn Ngữ văn 7
Đề thi cuối học kì 2 Văn 7
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyết đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn.”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.”
(“Học vấp ngã để từng bước thành công – John C.Maxwell)
Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2 (0,5 điểm): Xác định chủ đề của đoạn trích?
Câu 3 (1,0 điểm): Hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn.”
Câu 4 (1,0 điểm): Tại sao tác giả lại nói:…“thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”?
Câu 5 (2,0 điểm): Từ ngữ liệu trên, trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau của G.Welles: “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”.
Phần 2: Viết (5 điểm)
Em hãy viết một bài văn nghị luận về vấn đề: nghiện game của học sinh hiện nay.
Đáp án đề thi học kì 2 Văn 7
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. |
0,5 điểm |
Câu 2 |
Chủ đề của đoạn trích: nói về sự tất yếu của thành công và thất bại trong cuộc sống của con người. |
0,5 điểm |
Câu 3 |
– Biện pháp tu từ: điệp từ “khó khăn”, “cơ hội”. – Tác dụng: Làm cho câu văn có nhịp điệu, giàu giá trị tạo hình. Qua đó nhấn mạnh cách nhìn của một người đối với khó khăn và cơ hội. |
1,0 điểm |
Câu 4 |
– “Lẽ tự nhiên” hay “phần tất yếu” tức là điều khách quan, ngoài ý muốn con người và con người không thể thay đổi. + Bởi vì trong cuộc sống không ai là không gặp thất bại. Có người thấy bại nhiều, thấy bại lớn. Có người thất bại ít, thất bại nhỏ. + Vì đó là điều tất yếu nên ta đừng thất vọng và chán nản. Hãy dũng cảm đối mặt và vượt qua. |
1,0 điểm |
Câu 5 |
HS trình bày suy nghĩ về câu nói sau của G.Welles: “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”. + Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn. + Đảm bảo yêu cầu nội dung. Gợi ý: – Thành công rực rỡ là thử thách lớn vì: + Đạt được thành công, con người thường có tâm lí dễ thỏa mãn, tự đắc, kiêu ngạo. + Đạt được thành công, con người thường ảo tưởng về khả năng của mình. + Khi ấy, thành công sẽ trở thành vật cản và triệt tiêu động lực phấn đấu của bản thân trên hành trình tiếp theo. (dẫn chứng ) – Thành công sẽ trở thành động lực cho mỗi người khi: + Con người có bản lĩnh, có tầm nhìn xa và tỉnh táo trước kết quả đã đạt được để nhận thức để nhìn rõ cơ sở dẫn đến thành công, nhìn rõ các mối quan hệ trong đời sống. + Đặt ra mục tiêu mới, lên kế hoạch hành động để không lãng phí thời gian và nhanh chóng thoát ra khỏi hào quang của thành công trước đó. + Mở rộng tầm nhìn để nhận ra thành công của mình dù rực rỡ cũng không phải là duy nhất, quan trọng nhất…. |
2,0 điểm |
Phần 2: Viết (5 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài. |
0, 5 điểm 0, 5 điểm 3,0 điểm 0.5 điểm 0,5 điểm |
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghiện game của học sinh hiện nay. |
||
c. Triển khai vấn đề: HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp phân tích, giải thích. Sau đây là một số gợi ý: I. Mở bài – Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng nghiện game của học sinh trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,…). II. Thân bài 1. Giải thích khái niệm – Game: là cách gọi chung của các trò chơi điện tử có thể tìm thấy trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động,… được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người ngày nay. – Nghiện: là trạng thái tâm lý tiêu cực gây ra do việc quá phụ thuộc hoặc sa đà quá mức vào một thứ gì đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hoặc thường xuyên tiếp xúc nó. – Nghiện game: là hiện tượng đầu nhập quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không mong muốn. 2. Nêu thực trạng – Nhiều học sinh, sinh viên dành trên 4 giờ mỗi ngày cho việc chơi game – Nhiều tiệm Internet vẫn hoạt động ngoài giờ cho phép do nhu cầu chơi game về đêm của học sinh – Ngày càng nhiều hậu quả tiêu cực xảy ra trong xã hội có liên quan đến nghiện game… 3. Nguyên nhân – Các trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú và nhiều tính năng thu hút giới trẻ – Lứa tuổi học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo – Nhu cầu chứng tỏ bản thân và ganh đua với bè bạn do tuổi nhỏ – Phụ huynh và nhà trường chưa quản lý học sinh chặt chẽ… 4. Hậu quả – Học sinh bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút – Ảnh hưởng đến sức khỏe, hao tốn tiền của – Dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội… 5. Rút ra bài học và lời khuyên: – Bản thân học sinh nên tự xây dựng ý thức học tập tốt, giải trí vừa phải. – Cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý cho học sinh đồng thời tuyên truyền tác hại của việc nghiện game trong nhà trường, gia đình và xã hội. – Các cơ quan nên có biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề phát hành và phổ biến game. III. Kết bài – Khẳng định lại vấn đề (tác hại của nghiện game online, vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết kịp thời,…) – Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi, |
Ma trận đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 7
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Văn bản nghị luận |
0 |
2 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
50 |
|
2 |
Viết |
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
50 |
Tổng |
0 |
15 |
0 |
35 |
0 |
40 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
15% |
35% |
40% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
50% |
50% |
…………
Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7
Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)
Câu 1: Từ cực nằm ở Nam bán cầu được gọi là
A. Cực Bắc địa từ.
B. Cực Nam địa từ.
C. Cực Bắc địa lí.
D. Cực Nam địa lí.
Câu 2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng với
A. Sự chuyển hóa của sinh vật.
B. Sự biến đổi các chất.
C. Sự trao đổi năng lượng.
D. Sự sống của sinh vật.
Câu 3. Sản phẩm của quang hợp là?
A. Nước, carbon dioxide.
B. Ánh sáng, diệp lục.
C. Oxygen, glucose.
D. Glucose, nước.
Câu 4. Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng.
A. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
B. cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
C. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng.
D. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh.
Câu 5. Ở thực vật các chất nào dưới đây được vận chuyển từ rễ lên lá?
A. Chất hữu cơ và chất khoáng.
B. Nước và chất khoáng.
C. Chất hữu cơ và nước.
D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.
Câu 6. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật là?
A. Ánh sáng.
B. Nhiệt độ.
C. Độ ẩm.
D. Cả A,B và C.
Câu 7. Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích
A. Từ môi trường.
B. Từ môi trường ngoài cơ thể.
C. Từ môi trường trong cơ thể.
D. Từ các sinh vật khác.
Câu 8. Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?
A. Các nhận biết.
B. Các kích thích.
C. Các cảm ứng.
D. Các phản ứng.
Câu 9. Tập tính động vật là
A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
D. chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
Câu 10. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây:
1. Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 tới 5 lá.
2. Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây.
3. Gieo hạt đỗ vào hai chậu, tưới nước đủ ẩm.
4. Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây.
Thứ tự các bước thí nghiệm đúng là:
A. 1, 2, 3, 4.
B. 3, 1, 2, 4.
C. 4, 2, 3, 1.
D. 3, 2, 1, 4.
Câu 11. Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là
A. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
B. Mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
C. Mô phân sinh lá và mô phân sinh thân.
D. Mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ.
Câu 12. Cho sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của ếch như sau:
Thứ tự các giai đoạn phát triển đúng là:
A. ếch trưởng thành, trứng, nòng nọc, ếch con.
B. nòng nọc, ếch trưởng thành, trứng, ếch con.
C. trứng, ếch con, nòng nọc, ếch trưởng thành.
D, trứng, nòng nọc, ếch con, ếch trưởng thành.
Câu 13. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật là:
A. nhiệt độ, ánh sáng, nước.
B. nhiệt độ, ánh sáng, chất dinh dưỡng.
C. nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng.
D. nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng.
Câu 14. Ở thực vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao nhiêu quá trình dưới đây?
a)Sinh trưởng
b)Thụ phấn
c)Quang hợp
d)Thoát hơi nước
e)Phát triển
f)Ra hoa
g)Hình thành quả
A. 6
B. 3
C. 7
D. 4
Câu 15. Có mấy hình thức sinh sản?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 16. Loài nào không sinh sản bằng hình thức vô tính?
A. Trùng giày
B. Trùng roi
C. Trùng biến hình
D. Cá chép
Phần 2: Tự luận: (6 điểm)
Câu 17. (0. 5 điểm): Mô tả thí nghiệm chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính?
Câu 18. (1 điểm): Nêu một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp?
Câu 19. (1 điểm): Sau những trận mưa lớn kéo dài, hầu hết cây trong vườn bị ngập úng lâu và bị chết. Theo em, tại sao khi bị ngập nước cây lại chết mặc dù nước có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của cây?
Câu 20. (1 điểm): Dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu sự vận chuyển các chất trong cơ thể bị dừng lại?
Câu 21. (0,5 điểm): Cho sơ đồ vòng đời của muỗi:
Em hãy kể tên các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của muỗi?
Câu 22. (2 điểm): Trình bày các ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn?
Đáp án đề thi cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 7
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)
(Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
1A |
2D |
3C |
4B |
5B |
6D |
7A |
8B |
9D |
10B |
11A |
12D |
13D |
14A |
15B |
16D |
Phần 2: Tự luận: (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 17: (0,5điểm) |
– Đưa 1 thanh nam châm vĩnh cửu lại gần các vật bằng sắt hoặc thép ta thấy thanh nam châm hút được các vật bằng sắt hoặc thép đó. |
0,5 |
Câu 18: (1,0 điểm) |
Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp: – Ánh sáng – Nước – CO2 – Nhiệt độ |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
Câu 19: (1,0 điểm) |
Sau những trận mưa lớn kéo dài, hầu hết cây trong vườn bị ngập úng lâu và bị chết, mặc dù nước có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của cây vì: Do ngập nước lâu ngày, rễ cây bị thiếu oxygen nên quá trình hô hấp ở rễ bị ngừng trệ, điều này khiến cho tế bào rễ nói chung và tế bào lông hút nói riêng bị hủy hoại, mất đi khả năng hút nước và chất khoáng và cây sẽ bị chết vì thiếu nước trong tế bào mặc dù rễ cây ngập trong nước. |
1 |
Câu 20: (1,0 điểm) |
Nếu sự vận chuyển các chất trong cơ thể bị dừng lại thì các tế bào thiếu oxygen và các chất dinh dưỡng, sự trao đổi chất trong tế bào dừng lại và tế bào có thể chết. Cơ thể sẽ bị nhiễm độc bởi các chất bài tiết trong tế bào do không được thải ra bên ngoài. Cơ thể sẽ có nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. |
1 |
Câu 21: (0,5điểm) |
· Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của muỗi: Gồm 4 giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1: Đẻ trứng Giai đoạn 2: Ấu trùng (lăng quăng) Giai đoạn 3: Nhộng (cung quăng) Giai đoạn 4: Muỗi trưởng thành |
0,5 |
Câu 22: (2,0 điểm) |
Trình bày các ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn: – Nhân giống vô tính cây – Nuôi cấy mô |
1 1 |
Ma trận đề thi học kì 2 KHTN 7
Chủ đề |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Tổng điểm (%) |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
||
1. Từ (8 tiết ) |
1 |
1(0,5đ) |
1 |
1 |
0. 75 |
||||||
2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (32 tiết ) |
1(1đ)(nửa đầu |
2 2 |
1(1đ) |
1 |
1(1đ) |
3 |
5 |
4. 25 |
|||
3. Cảm ứng ở sinh vật (4tiết ) |
3 |
1 |
4 |
1 |
|||||||
4. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (7 tiết ) |
2 |
1(0,5đ) |
2 |
1 |
4 |
1. 5 |
|||||
5. Sinh sản ở sinh vật (10 tiết ) |
2 |
1(2,0đ) |
1 |
2 |
2. 5 |
||||||
Tổng câu |
1 |
12 |
3 |
4 |
1 |
1 |
6 |
16 |
|||
Tổng điểm |
1,0 |
3,0 |
2,0 |
1,0 |
2,0 |
0 |
1,0 |
0 |
6,0 |
4,0 |
10,0 (100%) |
% điểm số |
40% |
30% |
20% |
10% |
60% |
40% |
100% |
………….
Đề thi cuối kì 2 tiếng Anh 7 Global success
Đề kiểm tra học kì 2 Global Success 7
I. LISTENING
Click để nghe
1. Listen to Professor Galton talking about the advantages and disadvantages of solar energy. Fill each of the gaps in the notes with ONE word. You will listen TWICE.
Advantages |
Disadvantages |
1. Solar energy is ______ and inexhaustible. 2. Solar power does not cause ______. 3. Solar energy can be used to create _________ in remote areas. |
4. Solar power can only be used in ______ weather or on daytime. 5. The ______ cost |
II. LANGUAGE FOCUS
TASK 1.
Choose the word with a different way of pronunciation in the underlined part. Circle A, B, or C.
1. A. ingredient B. ancient C. pier
2. A. teaspoon B. appear C. idea
Choose the word which has a different stress pattern from that of the others.
3. A. castle B. native C. reduce
4. A. frightening B. moving C. disappointing
TASK 2. Fill each blank with the correct form of the verb in brackets.
1. When energy ___________ (come) from the wind, we call it wind energy.
2. Lan promises she ___________ (finish) her homework tonight.
3. The people in this district ___________ (use) solar energy to replace energy from coal at the moment.
4. Last night, I was watching a documentary when the light ___________ (go) out.
5. Do you think robots ___________ (replace) human in the future?
6. Tom ___________ (be) sick so he couldn’t go on the trip to Washington D.C. yesterday.
7. In my opinion, we _________ (not use) coal for cooking and heating in the future.
8. Pete ___________ (forget) to turn off the TV after watching it last night.
9. I ___________ (look) for my car key now. I don’t remember where I left it.
10. Sonya: When ___________ you ___________ (buy) that Solowheel?
Ben: Last month.
TASK 3. Choose the best option to complete each sentence. Circle A, B, or C.
1. During this trip, everyone must wear a ___________ for safety.
A. handlebar
B. seatbelt
C. panel
2. After watching the teaser of the film with lots of fairies and wizards, I guess it is a ___________.
A. comedy
B. documentary
C. fantasy
3. People often think Santa Claus and pine trees are the ___________ of Christmas.
A. symbols
B. performance
C. parade
4. ___________ plastic is warned to be harmful for environment, people still use it daily due to its convenience.
A. Because
B. Although
C. But
5. Electric cars are becoming popular nowadays due to theirs ___________ features.
A. polluting
B. eco-friendly
C. inconvenient
III. READING
TASK 1. Read the passage. Circle the best answer A, B, or C to each of the questions.
Last week, Mai attended a cultural exchange event for both foreign and Vietnamese students in Tao Dan Park. It was so fun and useful because she had a great opportunity to communicate with many friends from other countries. That helped Mai develop her confidence as well as improve her English. Besides, it was a good occasion for making friends and finding out about various cultures from all over the world. She got acquainted with many boys and girls from Canada, New Zealand, and the UK. Among of them, she likes two Australian twin sisters, Amelia and Amanda, most. Both are quite beautiful and friendly. After the event, surprisingly they invited Mai to their home in Melbourne. They promised to take her to see kangaroos and koalas in real life. She was very glad and accepted that invitation.
1. What is the passage mainly about?
A. A Vietnamese student’s experiences in a cultural exchange event.
B. An occasion for a Vietnamese student to show foreigners her cultural knowledge.
C. An invitation to visit an English speaking country.
2. What did that event help Mai?
A. Develop her confidence.
B. Improve her English.
C. Develop her confidence and improve her English.
3. Which of the following statements about Mai is false?
A. Amelia and Amanda are her favourite new friends.
B. She had a chance to find out about different cultures.
C. Only a few students talked to her at the event.
4. What does the word Both in line 11 mean?
A. Boys and girls.
B. The twin sisters.
C. beautiful and friendly
5. What animals will Mai be taken to see in Melbourne?
A. kangaroos and koalas.
B. kangaroos and Penguins.
C. Penguins and koalas.
TASK 2. Complete the reading passage. Write ONE suitable word in each blank.
Many people believe that in the near future, several (1) ___________ of transport like cars and trucks will be replaced with driverless ones. Driverless vehicles are autonomous, (2) __________ drivers don’t need to control it manually. For example, passengers use their voices to order a (3) __________ car to take them to any places they want thanks to its equipped speech recognition. With the support of new technology that can calculate a safe following distance (4) __________ two vehicles, self-driving cars can react immediately and avoid dangerous situations. It’s also more convenient for the disabled and the elderly who (5) _________ mobility disadvantages to move from one place to another.
IV. WRITING
TASK 1. Put the words in the correct order to make sentences.
1. work / ride / long / How / does / you / take / motorbike / to / your / it / to /?
2. of / interesting / friends / are / Some / think / my / documentaries / not /.
3. display / watch / Year’s / Do / you / New / fireworks / on / Eve / often /?
4. cars / will / modern / There / replace / be / driverless / cars / to / normal /.
5. playing / Do / like / ice / you / hockey / know / Canadians /?
TASK 2. Write an email of 80 words to your friend Alice to tell her about a festival that you often attend.
You can use the following questions as cues.
– What is the name of the festival?
– When and where is the festival?
– What are the main activities at the festival?
– What is one of your favourite activities at the festival?
Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Anh 7
I. LISTENING
1. free |
2. pollution |
3. electricity |
4. sunny |
5. installation |
Nội dung bài nghe
Well, the benefits of this source of energy are obvious. First, solar energy is free and inexhaustible… at least until the sun runs out in billions of years. Second, solar power does not cause pollution. It is a really clean source of energy. Third, solar energy can be used to create electricity in remote areas. It is very expensive to get electricity lines there.
However, the problem is that solar power can only be produced during the daytime and when it is sunny. So in countries like the UK, solar energy can be an unreliable source. Moreover, the cost of installation is not low at all.
II. LANGUAGE FOCUS
TASK 1
1. B |
2. A |
3. C |
4. C |
TASK 2
1. comes |
6. was |
2. will finish |
7. won’t use |
3. are using |
8. forgot |
4. went |
9. am looking |
5. will replace |
10. did you buy |
TASK 3
1. B |
2. C |
3. A |
4. B |
5. B |
III. READING
TASK 1
1. A |
2. C |
3. C |
4. B |
5. A |
TASK 2
1. means |
2. so |
3. driverless |
4. between |
5. have |
IV. WRITING
TASK 1
1. How long does it take you to ride your motorbike to work?
2. Some of my friends think documentaries are not interesting.
3. Do you often watch fireworks display on New Year’s Eve?
4. There will be modern driverless cars to replace normal cars.
5. Do you know Canadians like playing ice hockey?
TASK 2
Sample writing:
Hi Alice,
It was great to hear from you. I’m preparing to attend the annual Flower Festival in Da Lat. It often takes place in December or January for local people and visitors to enjoy the Christmas and New Year atmosphere. As its name, the festival is always full of extremely beautiful flowers and other special plants on display. What I like best is the appearance of popular singers and movie stars. Everything and everyone is charming. Hope you can join me some day.
Write soon.
An
Đề thi GDDP lớp 7 cuối kì 2
Đề thi GDĐP lớp 7 cuối kì 2
I.Trắc nghiệm: (3 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu năm nào?
A.1068
B. 1070
C. 1071
D.1076
Câu 2: Lý Nhân Tông lập ra Quốc Tử Giám …………………….
A. thể hiện sự quan tâm đối với việc học hành của toàn dân
B. thể hiện sức mạnh của Hoàng Tộc
C. thể hiện sự đoàn kết cảu nhân dân.
D. Thể hiện sự quan tâm đối với việc học hành của Hoàng tộc.
Câu 3: Khoa thi đầu tiên được nhà Lý tổ chức vào
A.tháng 2 năm 1075
B. tháng 2 năm 1070
C.tháng 3 năm 1076
D. tháng 3 năm 1078
Câu 4: Trong 175 năm tồn tại, nhà Trần đã tổ chức
A. 12 khoa thi
B.14 khoa thi
C. 15 khoa thi
D. 16 khoa thi
Câu 5: Đây không phải là biện pháp phòng dịch covid-19
A.Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước diệt khuẩn.
B.Đeo khẩu trang nơi công cộng.
C.Báo cơ sở y tế gần nhất khi có triệu chứng ho, sốt để được hướng dẫn điều trị.
D.Uống nước chung cốc tại lớp học.
Câu 6: Biện pháp chống dịch covid-19 trong tình hình mới:
A.Thực hiện 5K
B.Cách ly .
C. Thực hiện 2K.
D. Không bắt buộc đeo khẩu trang nơi đông người với trẻ dưới 5 tuổi.
II. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1 (1đ ): Trình bày những ảnh hưởng của đại dịch tới sức khỏe, kinh tế của Hà Nội.
Câu 2. (3 điểm ): Nêu một vài nét khái quát về sự học Thời Nguyễn? Kể tên một số danh sĩ đất Thăng Long thời Nguyễn?
Câu 3: (3đ) Là một học sinh Hà Nội, em cần làm gì để phát huy truyền thống học tập của cha ông ?
Đáp án đề thi GDĐP 7 cuối kì 2
I.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Mỗi đáp án đúng = 0,5 điểm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
B | D | A | B | D | C |
II. TỰ LUẬN. (7đ)
Câu 1 ( 1 đ)
Hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Hà Nội suy giảm.
Các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các lĩnh vực du lịch, vận tải, thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí.
Đại dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng, vừa gây tổn thất về tính mạng, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần.
Câu 2 (3 đ)
Một vài nét khái quát (2đ)
– Đời vua Gia Long chỉ có kỳ thi Hương
– Đến 1822, vua Minh Mạng mở khoa thi Hội, thi Đình để lấy Tiến sĩ.
– Đến năm 1829 nhà vua lại cho những người trúng cách, nhưng không cập phân, được đỗ phó bảng. Phó bảng khởi đầu từ đây
-Trước đây cứ 6 năm một khoa thi, nay đổi lại làm 3 năm một khoa, cứ năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu thì thi Hương; năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi Hội, thi Đình
-Phép thi vẫn theo như đời vua Gia Long. kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa; đệ nhị: thi tứ lục; kỳ đệ tam:thi phú; kỳ đệ tứ: thi văn sách. Trước ai đỗ tam trường, gọi là sinh đồ, ai đỗ tứ trường gọi là hương cống; nay đổi sinh đồ là Tú tài, hương công là cử nhân
Các danh sĩ đất Thăng Long thời Nguyễn (1 đ)
Nguyễn Văn Siêu (1799 – 1872), là nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam ở thế kỷ 19
Cao Bá Quát ( 1808 – 1855), là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam
– Cao Bá Đạt (1808-1855) là anh sinh đôi với Cao Bá Quát. Năm Giáp Ngọ (1834)
Câu 3 (3đ)
– Ngày nay, học sinh thủ đô luôn cố gắng gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta để có tri thức tham gia vào việc quản trị xã hội, hội nhập tốt hơn với thế giới về khoa học kĩ thuật…
Một là, phải luôn có tư tưởng, ý thức “hướng học” và “hiếu học”, “Ăn vóc học hay”, “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, phải luôn thường trực sự học hỏi, học tập ở mọi nơi mọi lúc.
Việc học không chỉ ở tinh thần, thái độ cầu tiến trong học tập mà còn thể hiện ở tư duy học tập nghiêm túc, có nền tảng, có tính khoa học; có mục tiêu, kế hoạch cụ thể, có phương thức hành động rõ ràng, có sự kiên trì, bền bỉ, có nỗ lực sáng tạo đổi mới, được nâng tầm thành một triết lý nhân sinh và nghệ thuật rèn luyện.
Hai là, phải luôn giữ tinh thần, ý chí và nghị lực học tập, học hỏi không ngừng chứ không phải học theo kiểu “được chăng hay chớ”.
Ba là, cần tự học một cách chủ động, sáng tạo chứ không mang tính đối phó hay chạy theo thành tích.
Bốn là, việc tự học cũng cần có tư duy, có lựa chọn.
Năm là, ngoài tự học các kiến thức chuyên môn thì cần trang bị cho bản thân các kiến thức nền tảng về chính trị, văn hóa, xã hội. Đặc biệt, lớp trẻ cần có những hiểu biết vững chắc về lịch sử, truyền thống, phong tục, tập quán và văn hóa Việt Nam, cần thông thạo ngôn ngữ mẹ đẻ trước khi giỏi ngoại ngữ khác.
Sáu là, học cần đi đôi với hành.
Bảy là, việc học tập và tự học là một quá trình, là “học tập suốt đời”.
Tám là, không để mặt trái của mạng internet, công nghệ lôi kéo, phân tán, ảnh hưởng đến thời gian, năng suất, kết quả học tập, lao động.
Chín là, học tập, tự học hỏi, tự rèn luyện với mục đích cuối cùng là để thành công, để phục vụ cho bản thân, gia đình và cao hơn cả là quê hương đất nước.
Mười là, cần có phương pháp, công cụ học tập đúng đắn.
Giới trẻ đang có điều kiện đầy đủ hơn về vật chất, tinh thần, nếu không nâng cao tinh thần học tập, tự học, tự rèn luyện thì không thể tài giỏi và trở thành những người có ích cho cộng đồng, cho đất nước.
Ma trận đề thi học kì 2 GDĐP 7
TT |
Chương/chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng số câu TN/ tổng số ý TL |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
CHỦ ĐỀ 6 Nhân dân Hà Nội cùng nhân dân cả nước chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc Thế kỉ X đến thế kỉ XIX |
-Nêu được công việc mà nhân dân Hà Nội và Bắc Kì đã làm để chống Pháp khi Pháp sang xâm lược lần 2 – Quang Trung đại phá quân Thanh năm nào |
1 |
1 |
2 |
1.0 |
|||||||
-trình bày được âm mưu diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp |
1 |
1 |
3.0 |
||||||||||
2 |
Chủ đề 7: Truyền thống hiếu học của người dân Thủ đô |
-Sự học thời Lý- Trần |
3 |
1 |
4 |
2.0 |
|||||||
-Nêu một vài nét khái quát về sự học Thời Nguyễn – Kể tên một số danh sĩ đất Thăng Long thời Nguyễn? -Là một học sinh Hà Nội, em cần làm gì để phát huy truyền thống học tập của cha ông ? |
1/2 |
1 |
1 /2 |
2 |
4 |
||||||||
Số câu TN/ Số ý TL |
4 |
3,5 |
1 |
0,5 |
6 |
3 |
|||||||
Điểm số |
2.0 |
6.0 |
1 |
1 |
3 |
7 |
10 |
||||||
Tổng số điểm |
8.0 |
2.0 |
10 |
Đề thi học kì 2 Lịch sử – Địa lí 7 Kết nối tri thức
Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử Địa lí 7
A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước là gì?
A. Đại Cồ Việt.
B. Đại Nam.
C. Đại Việt.
D. Đại Ngu.
Câu 2. Thời Tiền Lê, ở địa phương cả nước được chia thành
A. 7 đạo.
B. 8 đạo.
C. 9 đạo.
D. 10.
Câu 3. Nhân vật lịch sử đã lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân xâm lược Tống lần thứ hai là:
A. Ngô Quyền.
B. Đinh Bộ Lĩnh.
C. Lê Hoàn.
D. Lý Thường Kiệt.
Câu 4. Năm 1010, nhà Lý đã đưa ra quyết định quan trong là
A. chia lại các đơn vị hành chính.
B. ban hành bộ luật Hình Thư.
C. dời đô..
D. Xây dựng quân đội.
Câu 5. Năm 1042, nhà Lý cho
A. ban hành bộ luật Hình Thư.
B. mở khoa thi đầu tiên.
C. thành lập Quốc Tử Giám.
D. dựng Văn Miếu.
Câu 6. Vị vua nào nhà Trần đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm?
A. Trần Thái Tông.
B. Trần Nhân Tông.
C. Trần Thánh Tông.
D. Trần Anh Tông.
Câu 7. Các vua Trần thường chỉ ở ngôi một thời gian rồi nhường ngai vàng cho con, xưng là
A. Thượng hoàng.
B. Thái Thượng hoàng.
C. Thái hoàng.
D. Vương hoàng.
Câu 8. Tinh thần đoàn kết, quyết tâm đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên của nhân dân nhà Trần thể hiện
A. Luyện tập võ nghệ ngày đêm.
B. Học tập binh pháp.
C. Thực hiện “Vườn không nhà trống”
D. Thích trên tay hai chữ “Sát Thát”.
B. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Trình bày những hiểu biết của em về tình hình văn hóa, giáo dục nước ta thới Lý.
Câu 2 (1,5 điểm):
a. Theo em nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần là gì?
b. Từ ba lần chiến thắng chống quân Mông – Nguyên chúng ta có thể rút ra bài học gì trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau (mỗi ý đúng được 0,25 điểm ).
Câu 1. Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là:
A. núi cao và đồng bằng.
B. đồng bằng và bồn địa.
C. bồn địa và sơn nguyên.
D. sơn nguyên và núi cao.
Câu 2. Hòn đảo lớn nhất châu Phi là
A. Ma-đa-ga-xca.
B. Grơn-len.
C. New Ghi-nê.
D. Ca-li-man-ta.
Câu 3. Phía tây của Châu Phi tiếp giáp với đại dương nào?
A. Ấn Độ Dương.
B. Đại Tây Dương.
C. Thái Bình Dương.
D. Bắc Băng Dương.
Câu 4. Đặc điểm bờ biển châu Phi?
A. Cắt xẻ mạnh.
B. Nhiều vũng, vịnh.
C. Ít bị cắt xẻ, ít vũng, vịnh.
D. Nhiều đảo lớn, nhỏ.
Câu 5. Diện tích châu Mĩ đứng sau châu lục nào?
A. Châu Âu.
B. Châu Phi.
C. Châu Á.
D. Châu Đại Dương.
Câu 6. Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở bán cầu nào?
A. Bán cầu Tây.
B. Bán cầu Đông.
C. Bán cầu Bắc.
D. Bán cầu Nam.
Câu 7. Ai là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ?
A. Ph. Ma-gien-lăng.
B. C. Cô-lôm-bô.
C. S. Ê-ca-nô.
D. V. Ga-ma.
Câu 8. Kênh đào Pa – na – ma nối liền giữa hai đại dương nào?
A. Thái Bình Dương với Đại Tây Dương.
B. Ấn Độ Dương với Bắc Băng Dương.
C. Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương.
D. Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.
I. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm). Trình bày và nêu hậu quả của vấn đề gia tăng dân số tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước châu Phi?
Câu 2. (1,5 điểm).
a. Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc?
b. Nêu những hiểu biết của em về tổng thống Nen-xơn Man-đê-na?
d) Đáp án và hướng dẫn chấm
Đáp án đề thi cuối kì 2 Lịch sử Địa lí 7
PHÂN MÔN LỊCH SỬ
TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
D |
D |
C |
A |
B |
B |
C |
TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) |
Tình hình văn hóa, giáo dục nước ta thới Lý. |
|
* Tôn giáo – Phật giáo được các vua Lý tôn sùng và truyền bá rộng rãi. Nho giáo bắt đầu được mở rộng và có vai trò quan trọng. Đạo giáo cũng khá thịnh hành kết hợp với các tín ngưỡng dân gian * Văn học nghệ thuật – Văn học chữ Hán bước đầu phát triển – Hát chèo, múa rối nước phát triển, các trò chơi dân gian rất được ưu chuộng. – Một số công trình kiến trúc tương đối lớn và độc đáo như: Chùa Một cột, Cấm thành… * Giáo dục. – Năm 1070, nhà Lý xây dựng Văn miếu ở Thăng Long. – Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên tuyển chọn quan lại. – Năm 1076, mở Quốc Tử Giám dạy học cho hoàng tử, công chúa, con em quý tộc quan lại… |
0.5 0.5 0,5 |
|
Câu 2 (1,5 điểm) |
* Nguyên nhân thắng lợi – Do truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, chiến đấu dũng cảm ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh của quân dân nhà Trần – Vai trò lãnh đạo, tài chỉ huy của các vua Trần cùng các tướng lĩnh như Trần Thủ Độ, Trần Thái Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư… * Ý nghĩa lịch sử – Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. – Thắng lợi đó góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam. – Để lại bài học lịch sử vô cùng quý giá. – Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác. |
0.25 0.25 0,25 0,25 |
b. * Bài học gì trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay – Bài học về nghệ thuật quân sự … – Bài học trong xây dựng đất nước: lấy đoàn kết toàn dân làm sức mạnh, dựa vào dân lấy dân làm gốc |
0,25 0.25 |
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng cho 0.25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
A |
A |
C |
C |
A |
B |
A |
Phần II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu |
Hướng dẫn chấm |
Điểm |
1 (1,5 đ) |
* Trình bày. – Số dân: chiếm khoảng 17% dân số thế giới. |
0.25 |
– Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: cao nhất thế giới. |
0.25 |
|
* Hậu quả. – Kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội, dẫn đến đói nghèo. |
0.5 |
|
– Tài nguyên cạn kiệt, suy thoái; ô nhiễm môi trường |
0.5 |
|
2 (1,5 đ) |
a. Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc: Tại các ốc đảo (nơi có mạch nước ngầm), người dân trồng chà là, cam, chanh, lúa mạch,…; Phát triển chăn nuôi du mục; Khai thác khoáng sản để xuất khẩu và các túi nước ngầm; Phát triển du lịch. |
0,75 |
b. Nêu những hiểu biết của em về tổng thống Nen-xơn Man-đê-na: Ông là người da đen, làm luật sư; Là tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi; Ông từng bị giam cầm suốt 27 năm vì đấu tranh chống chế độ A-pec-thai; Ông đạt giải nô-ben hoà bình năm 1993. |
0.75 |
Ma trận đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 7
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN KQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
PHÂN MÔN LICH SỬ |
|||||||||||
1 |
ĐẤT NƯỚC DƯỚI THỜI CÁC VƯƠNG TRIỀU NGÔ-ĐINH- TIỀN LÊ |
Bài 10. Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009) |
2 TN |
5,0% |
|||||||
Bài 11. Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225) |
2 TN |
1TL |
20% |
||||||||
Bài 12. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) |
1 TN |
2,5% |
|||||||||
Bài 13. Đại Việt thời Trần (1226 – 1400) |
2 TN |
5,0% |
|||||||||
Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quan xâm lược Mông- Nguyên |
1 TN |
1TL (a) |
1TL (b) |
17,5% |
|||||||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
50% |
||||||
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ |
|||||||||||
1 |
CHÂU PHI (8 tiết = 4 điểm) |
– Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi |
4TN |
1TL* |
4 = 40% |
||||||
– Đặc điểm dân cư, xã hội |
1TL* |
||||||||||
– Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên |
1TL (a) |
||||||||||
– Khái quát về Cộng hoà Nam Phi |
1 TL (b) |
||||||||||
2 |
CHÂU MỸ (2 tiết = 1 điểm) |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ. Sự phát kiến ra châu Mĩ |
4TN |
1 đ= 10% |
|||||||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
50% |
||||||
Tổng hợp chung |
40% |
30% |
20% |
10% |
100% |
Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7
Đề thi Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 cuối kì 2
PHÒNG GD&ĐT ….. TRƯỜNG THCS ………….. |
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2022-2023 Môn: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 7 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Phần I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Em hãy khoanh tròn một trong các đáp án A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Ông nội Quân bị ốm không đi lại được. Buổi chiều chỉ có Quân ở nhà với ông, còn bố mẹ bận đi làm. Theo em, Quân nên làm gì để động viên, chăm sóc ông nội?
A. Quân sẽ chơi game, để ông tự đi lại
B. Quân tỏ khó chịu khi chăm sóc ông nội.
C. Quân chỉ cùng ông nội tập đi khi ông cần.
D. Quân hỏi thăm và chăm sóc, đỡ ông tập đi lại thay bố mẹ.
Câu 2: Em trai của Tùng dành quá nhiều thời gian để chơi điện tử nên thường xuyên sao nhãng học hành và việc nhà đã được phân công. Nếu là Tùng, em sẽ làm gì?
A. Khuyên bảo em trai tập trung và việc học và cùng giúp việc nhà cho bố mẹ
B. Quát mắng em trai vì đã chơi điện tử.
C. Tranh cãi gay gắt với em trai.
D. Tỏ thái độ thờ ơ với em trai.
Câu 3: Những món quà tái chế từ vỏ chai nhựa được các bạn lớp 7A làm sẽ được gửi đi
làm quà cho các em học sinh ở vùng sâu vùng xa. Theo em, việc làm đó có ý nghĩa gì?
A. Giảm ô nhiễm môi trường và rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường đến mọi người
B. Không có ý nghĩa gì cả
C. Kiếm thêm tiền từ việc làm quà tặng
Câu 4: Trong các hành động dưới đây, đâu là hành động thiếu văn minh ở nơi công cộng?
A. Chen lấn, không xếp hàng khi mua vé.
B. Không nhường chỗ cho người già ở nhà chờ xe bus.
C. Vứt rác bừa bãi ở công viên.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 5: Chúng ta có thể tuyên truyền về ứng xử văn minh nơi công cộng qua phương tiện nào?
A. Qua báo, đài.
B. Qua Internet.
C. Qua các buổi diễn thuyết ở trường học, nhà văn hoá,…
D. Qua Internet, báo, đài, hoặc các buổi diễn thuyết ở trường học, nhà văn hoá,…
Câu 6: Tại sao cần có mối quan hệ tốt đẹp với những người hàng xóm xung quanh mình?
A. Vì họ mang lại nhiều lợi ích cho ta.
B. Vì họ giúp đỡ khi ta cần.
C. Vì họ cùng tham gia các hoạt động cộng đồng và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khi ta gặp khó khăn.
D. Vì họ luôn làm theo sở thích của ta.
Câu 7: Đâu là cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước ta?
A. Cồng chiêng Tây Nguyên.
B. Dân ca quan họ Bắc Ninh.
C. Vườn quốc gia Cúc Phương.
D. Cố đô Huế.
Câu 8. Ý nào sau đây không phải là hoạt động đặc trưng của nghề truyền thống:
A. Sử dụng máy móc để thực hiện hết các công đoạn
B. Làm sản phẩm thủ công bằng đôi tay khéo léo
C. Khai thác nguyên liệu sẵn có (như đất, đá …) tại địa phương để làm sản phẩm
D. Truyền từ những nghệ nhân hoặc người đi trước.
Câu 9: Việc nào nên làm để có một mùa hè “vui- an toàn”?
A. Đi bơi mà không có sự cho phép của người lớn.
B. Giúp đỡ mọi người trong gia đình, học tập và vui chơi theo kế hoạch.
C. Chơi điện tử.
D. Xem phim hoạt hình suốt ngày.
Câu 10: An toàn lao động là:
A. Là cách làm việc không để xảy ra nguy hiểm cho bản thân mà không cần quan tâm đến mọi người xung quanh.
B. Là làm việc nhanh chóng bằng mọi cách để đạt được nhiều sản phẩm nhất.
C. Là cách làm việc không để xảy ra nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh.
D. Là cách làm việc hấp tấp mà không cần quan tâm đến sự an toàn của bản thân.
Câu 11: Nghề nào dưới đây không phải là nghề truyền thống?
A. Nghề làm gốm.
B. Nghề dệt lụa
C. Nghề làm đồng hồ
D. Nghề làm trống
Câu 12: Phẩm chất yêu cầu của người làm nghề truyền thống là:
A. Thận trọng và tuân thủ quy định
B. Trân trọng lao động và sản phẩm của lao động
C. Có trách nhiệm, sáng tạo và hợp tác với mọi người trong công việc
D. Tất cả các phương án trên.
Phần II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Em có thể làm được những việc gì để góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?
Câu 2. (1 điểm) Lan có Bác làm ở ngân hàng. Lan cho rằng, làm ngân hàng thì mới có nhiều tiền, không phải lao động vất vả. Vì vậy, Lan rất ngưỡng mộ Bác và mong muốn sau này cũng sẽ được làm nghề đó. Em có đồng tình với suy nghĩ và thái độ của Lan không? Vì sao?
Câu 3. (1 điểm). Em hãy kể tên một số ngành nghề mà em biết? Trong số đó ngành nào là em yêu thích nhất?
Câu 4. (1 điểm) .Nếu em là Mạnh, em sẽ xử lí như thế nào?
Huy và Mạnh cùng đi tham quan một danh lam thắng cảnh ở địa phương. Huy muốn ghi lại kỉ niệm của hai bạn tại danh lam thắng cảnh nên định khắc tên mình và bạn lên trên thân một cây cổ thụ.
Đáp án đề thi Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 cuối kì 2
Phần I. Trắc nghiệm. (Mỗi câu đúng tương đương với 0,5 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
D |
A |
A |
D |
D |
C |
Câu |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
C |
A |
B |
C |
C |
D |
Phần II. Tự luận
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 |
– Tích cực tham gia trồng và chăm sóc cây xanh. – Thu gom phân loại rác thải. – Làm tuyên truyền viên nhỏ tuổi để vận động mọi người không chặt phá rừng bừa bãi và không săn bắt động vật hoang dã… * HS có thể nêu các việc làm khác đúng vẫn cho điểm tối đa. |
2đ |
Câu 2 |
– Không đồng tình với suy nghĩ và thái độ của Lan. Mỗi người cần làm công việc mình yêu thích, phù hợp với khả năng và đem lại lợi ích cho xã hội…. |
3đ |
Câu 3 |
– Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản – Nghề Sửa chửa vi tính,ti vi điện tử… – Nghề cơ khí (gò ,hàn….) – Nghề đúc đồng ,luyện kim…. – Nghề giáo viên. – Trong đó em thích nhất là giáo viên vì mỗi ngày thầy cô luôn truyền tải cho chúng em một mạch kiến thức để chúng em được học và vận dụng hằng ngày trong cuộc sống. |
|
Câu 4 |
Nếu em là Bạn Huy thì em sẽ nhắc nhở khuyên bạn không nên làm việc đó.Vì ai cũng khắc lên thân cây để làm kỉ niệm thì dần dần cây sẻ chết làm mất cảnh quan nơi mình đến tham quan. |
Ma trận đề thi Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 cuối kì 2
TT |
Mạch nội dung |
Chủ đề |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||||||
Nhậnbiết |
Thônghiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tỷ lệ |
Tổngđiểm |
||||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||||
1 |
Hoạt động hướng đến gia đình |
Chủ đề 5. Em với gia đình |
1 câu |
1 câu |
2 câu |
1đ |
|||||||||
2 |
Hoạt động hướng đến Xã hội |
Chủ đề 6. Sống hòa hợp trong cộng đồng |
2 câu |
1 câu |
3 câu |
1,5 đ |
|||||||||
3 |
Hoạt động hướng vào tự nhiên |
Chủ đề 7. Góp phần giảm thiểu khí hậu nhà kính |
2 câu |
1 câu |
2 câu |
5 câu |
3,5 đ |
||||||||
4 |
Hoạt động hướng vào nghề nghiệp |
Chủ đề 8. Khám phá thế giới nghề nghiệp. |
1 câu |
1 câu |
1 câu |
3 câu |
2 đ |
||||||||
5 |
Hoạt động hướng vào năng lực phát triển nghề nghiệp địa phương. |
Chủ đề 9. Hiểu bản thân,chọn đúng nghề. |
1 câu |
1 câu |
1 câu |
3 câu |
2 đ |
||||||||
Tổng |
7 câu |
5 câu |
4 câu |
16 câu |
10 điểm |
||||||||||
Tı̉lệ% |
30% |
30% |
40% |
30% |
70% |
||||||||||
Tı̉lêc̣hung |
60% |
40% |
100% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA KỲ II
…………….
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 lớp 7
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 39 Đề thi cuối học kì 2 lớp 7 (Có đáp án, ma trận) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.