Đề thi học kì 2 môn Lịch sử 12 năm 2022 – 2023 bao gồm 7 đề có đáp án chi tiết kèm theo. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 12 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Lịch sử cuối kì 2 lớp 12 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài tập để làm bài kiểm tra cuối học kì 2 đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi học kì 2 Toán 12.
Đề thi học kì 2 Lịch sử 12
SỞ GD& ĐT ……… TRƯỜNG THPT ………………. (Đề thi có 04 trang) |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 LỚP 12 NĂM 2022 – 2023 Bài thi: Khoa học xã hội Môn thi thành phần: Lịch sử Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1: Sau khi Pháp rút khỏi nước ta, Mĩ đã có hành động gì ?
A. Trực tiếp đưa quân đội vào thay chân Pháp
B. Dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình .
C. Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Mĩ.
D. Biến nước ta làm căn cứ quân sự tiến đánh Trung Quốc .
Câu 2: Nhân tố nào dưới đây có tính chất quyết định, dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta ?
A. Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn .
B. Có sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng .
C. Có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh .
D. Có sự giúp đỡ to lớn của các nước anh em xã hội chủ nghĩa và tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương .
Câu 3: “Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam …”
Đây là nội dung Nghị quyết Hội nghị nào của Đảng ta?
A. Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng (7/1973).
B. Hội nghị Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (3/1975)
C. Hội nghị Bộ Chính trị (30/9 đến 7/10/1973).
D. Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (18/12/1974 đến 6/1/1975).
Câu 4: Âm mưu của Mĩ đối với miền Nam Việt Nam là gì ?
A. Chia cắt miền Nam.
B. Chia cắt miền Trung
C. Chia cắt lâu dài Việt Nam
D. Chia cắt miền Bắc
Câu 5: Hội nghị lần thứ 15(1/1959) Ban chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định chủ trương quan trọng gì đối với cách mạng miền Nam ?
A. Nhờ sự giúp đỡ của của các nước ngoài để đánh Mĩ – Diệm .
B. Để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm .
C. Tiếp tục đấu tranh chính trị hòa bình
D. Dùng đấu tranh ngoại giao để kết thúc chiến tranh .
Câu 6: Trận “Điện Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định của ta vì:
A. buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc (15/1/1973).
B. buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Trung.
C. buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Nam.
D. buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá cả nước .
Câu 7: Những biểu hiện nào chứng tỏ sau Hiệp định Pari Mĩ tiếp tục dính líu vào cuộc chiến tranh ở miền Nam?
A. Giữ lại cố vấn quân sự , lập bộ chỉ huy quân sự .
B. Tiếp tục để lại lực lượng quân đội ở miền Nam .
C. Dùng thủ đoạn ngoại giao để cô lập ta .
D. Dùng thủ đoạn chính trị để lừa bịp ta .
Câu 8: Vì sao Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng vào năm 1972 ?
A. Vì muốn giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải kí một hiệp định có lợi cho Mĩ .
B. Vì muốn giành một thắng lợi về chính trị.
C. Vì muốn giành một thắng lợi về kinh tế .
D. Vì muốn giành một thắng lợi về ngoại giao.
Câu 9: Hình thức đấu tranh của quân và dân ta chống “chiến tranh đặc biệt”(1961-1965) là
A. đấu tranh vũ trang
B. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang
C. đấu tranh chính trị
D. đấu tranh ngoại giao
Câu 10: Khắp miền Nam dấy lên phong trào
A. Phong trào đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang .
B. Phong trào đấu tranh vũ trang
C. Phong trào đấu tranh chính trị
D. Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công
Câu 11: Căn cứ vào đâu ta quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968?
A. Tương quan lực lượng thay đổi có lợi cho ta, lợi dụng mâu thuẫn ở Mĩ trong cuộc bầu cử Tổng thống (1968).
B. Quân đội Trung Quốc sang giúp ta đánh Mĩ.
C. Quân Mĩ suy yếu có nguy cơ tan rã.
D. Sự giúp đỡ về vật chất, phương tiện chiến tranh của Trung Quốc, Liên Xô .
Câu 12: Vì sao Mĩ lại chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) ?
A. Sau thất bại của phong trào “Đồng khởi”.
B. Sau thất bại của “chiến tranh đơn phương” .
C. Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
D. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân năm 1968.
Câu 13: Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ , cứu nước sang giai đoạn mới vì
A. từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược .
B. từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Trung.
C. từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam .
D. từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Bắc .
Câu 14: Đặc điểm nổi bật nhất của tình hình nước sau Hiệp định Giơnevơ là:
A. Mĩ dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam .
B. miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ .
C. miền Bắc được giải phóng và tiến lên chủ nghĩa xã hội .
D. đất nước tạm thời bị chia làm hai miền với hai chế độ chính trị xã hội khác nhau .
Câu 15: Âm mưu cơ bản của “chiến tranh đặc biệt” là gì ?
A. “Dùng người Việt đánh người Việt”
B. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh
C. Tiêu diệt lực lượng của ta
D. Kết thúc chiến tranh .
Câu 16: Những chiến thắng nào đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của “chiến tranh đặc biệt” ?
A. Bình Giã
B. Phong trào phá ấp chiến lược .
C. Ấp Bắc
D. An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài .
Câu 17: Trong các ý nghĩa lịch sử của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972, ý nghĩa nào là quan trọng nhất ?
A. Đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mĩ
B. Lập nên chiến công vĩ đại , tiếp nối truyền thống của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
C. Là chiến thắng quyết định buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa ri (27/1/1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam .
D. Thể hiện ý chí quyết tâm chiến đấu vì độc lập , tự do của nhân dân ta .
Câu 18: Chiến lược “ Chiến tranh cục bộ ” có điểm khác cơ bản so với chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” là gì ?
A. Lực lượng ngụy quân giữ vai trò chủ yếu.
B. Sử dụng trang thiết bị , vũ khí của Mĩ .
C. Lực lượng quân đồng minh của Mĩ đóng vai trò quan trọng nhất.
D. Lực lượng quân Mĩ giữ vai trò quan trọng nhất.
Câu 19: Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) tháng 8 năm 1965 chứng tỏ điều gì ?
A. Quân Viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu.
B. Lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành nhanh chóng.
C. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam có khả năng đánh bại quân viễn chinh Mĩ .
D. Cách mạng miền Nam đã đánh bại chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
Câu 20: Ngày 30/3/1972, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị vì:
A. Quảng Trị mở đầu bất ngờ của quân ta .
B. Quảng Trị làm hướng tấn công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam.
C. Quảng Trị làm căn cứ quân sự .
D. Quảng Trị làm phòng tuyến mạnh nhất.
Câu 21: Thắng lợi mở đầu vang dội trên mặt trận quân sự của quân và dân ta chống “chiến tranh đặc biệt” trong trận nào ?
A. Vạn Tường – Quảng Ngãi
B. Bến Tre
C. Bắc Ái – Ninh Thuận
D. Ấp Bắc – Mĩ Tho
Câu 22: Kết quả lớn nhất của kì họp Quốc hội khóa VI (1976) của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì ?
A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
B. Bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp .
C. Bầu ra các cơ quan của Quốc hội.
D. Thống nhất về mặt lãnh thổ.
Câu 23: Hiểu thế nào về đổi mới trong đường lối đổi mới đất nước của Đảng (12/1986)?
A. Là đổi mới về kinh tế và tư tưởng.
B. Là thay đổi toàn bộ cái cũ, lỗi thời bằng cái mới .
C. Là đổi mới lấy kinh tế làm trọng tâm .
D. Là không làm thay đổi mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện hiệu quả hơn.
Câu 24: Vì sao nói phong trào “Đồng khởi” (1959- 1960) ở miền Nam đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước ?
A. Vì đã làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm .
B. Vì đã dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam .
C. Vì đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
D. Vì đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam .
Câu 25: Sau phong trào Đồng khởi, Mĩ chuyển sang chiến lược nào ?
A. “Việt Nam hóa chiến tranh” .
B. “Chiến tranh đơn phương”
C. “Chiến tranh đặc biệt”
D. “Chiến tranh cục bộ”
Câu 26: Vì sao Bộ Chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “ nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975” ?
A. Tranh thủ thời gian đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của .
B. Tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân .
C. Tranh thủ sự đoàn kết, giúp đỡ của ba dân tộc Đông Dương .
D. Tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa khác .
Câu 27: Khi quân Pháp rút khỏi nước ta, chúng chưa thực hiện điều khoản nào của Hiệp định Giơnevơ năm 1954?
A. Để lại cố vấn quân sự khoác áo dân sự .
B. Phá hoại các cơ sở kinh tế của ta
C. Chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc .
D. Để lại quân đội ở miền Nam .
Câu 28: Trong năm 1959 Mĩ – Diệm đã ban hành luật nào ?
A. Luật bầu cử
B. Luật dân sự
C. Luật chống cộng sản.
D. Luật 10/59.
Câu 29: Vì sao nước ta bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau ?
A. Vì sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 , Mĩ thay chân Pháp nhảy vào miền Nam Việt Nam ,thực hiện âm mưu chia cắt Việt nam , biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ .
B. Vì sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 , Mĩ thay chân Pháp nhảy vào miền Nam ,thực hiện âm mưu chia cắt miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
C. Vì sau Hiệp định Giơnevơ ,Mĩ thay chân Pháp, thực hiện âm mưu chia cắt miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Pháp.
D. Vì sau Hiệp định Giơnevơ , Mĩ thay chân Pháp ,thực hiện chia cắt miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Anh.
Câu 30: Tại sao Mĩ lại chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ?
A. Thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc .
B. Thất bại trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.
C. Thất bại trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” .
D. Thất bại ở trận Vạn Tường .
Câu 31: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng và Chính phủ đã có việc làm gì để đáp ứng quyền lợi kinh tế của nông dân miền Bắc ?
A. Tặng thưởng tiền cho nông dân .
B. Cải cách ruộng đất .
C. Chia nhà của địa chủ cho nông dân .
D. Đưa nông dân vào hợp tác xã
Câu 32: Vì sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?
A. Tây Nguyên là mái nhà chung của miền Trung.
B. Tây Nguyên là mái nhà chung của miền Nam.
C. Tây Nguyên là mái nhà chung của Đông Dương .
D. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều cố nắm giữ .
Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử 12
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 | B | 9 | B | 17 | C | 25 | C |
2 | B | 10 | D | 18 | D | 26 | B |
3 | B | 11 | A | 19 | D | 27 | C |
4 | C | 12 | C | 20 | B | 28 | D |
5 | B | 13 | C | 21 | D | 29 | A |
6 | A | 14 | D | 22 | A | 30 | C |
7 | A | 15 | A | 23 | D | 31 | B |
8 | A | 16 | D | 24 | C | 32 | D |
………….
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Lịch sử 12
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 lớp 12 môn Lịch sử năm học 2022 – 2023 7 Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 (Có ma trận, đáp án) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.