Đề thi cuối kì 1 Tin học 12 năm 2022 – 2023 tuyển chọn 7 đề kiểm tra cuối kì 1 có đáp án chi tiết kèm theo.
Đề thi học kì 1 Tin 12 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 7 đề thi cuối kì 1 Tin học 12 năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 1 môn Lịch sử 12.
Đề thi cuối kì 1 môn Tin học 12 năm 2022 – 2023
Câu 1 (TH): Hãy nêu các ưu điểm khi sử dụng CSDL trên máy tính điện tử:
A. Gọn, thời sự (Cập nhật đầy đủ, kịp thời…)
B. Gọn, nhanh chóng
C. Gọn, thời sự, nhanh chóng, nhiều nguời có thể sử dụng chung CSDL
D. Gọn, thời sự, nhanh chóng
Câu 2 (NB): Những nhiệm vụ nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL?
A. Duy trì tính nhất quán của CSDL
B. Cập nhật (thêm, sửa, xóa dữ liệu)
C. Khôi phục CSDL khi có sự cố
D. Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép
Câu 3 (NB): Cập nhật hồ sơ bao gồm những thao tác nào?
A. Thêm hồ sơ, sắp xếp hồ sơ, tìm kiếm hồ sơ
B. Thêm hồ sơ, sửa hồ sơ, xóa hồ sơ
C. Thêm hồ sơ, sửa hồ sơ, tìm kiếm hồ sơ
D. Thêm hồ sơ, xóa hồ sơ, thống kê báo cáo
Câu 4 (NB): Khai thác hồ sơ bao gồm những thao tác?
A. Sắp xếp, tìm kiếm, thống kê
B. Sắp xếp, tìm kiếm, báo cáo
C. Sắp xếp, thống kê , báo cáo
D. Sắp xếp, tìm kiếm, thống kê, báo cáo
Câu 5 (NB): Khi làm việc với hệ CSDL, con người đóng làm mấy vai trò?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6 (TH). Xét công tác quản lí hồ sơ. Trong số các công việc sau, những việc nào không thuộc nhóm thao tác khai thác hồ sơ?
A. Tìm kiếm một hồ sơ
B. Thêm hồ sơ
C. Thống kê và lập báo cáo
D. Sắp xếp hồ sơ
Câu 7 (TH): Cần tiến hành cập nhật hồ sơ học sinh của nhà trường trong các trường hợp nào sau đây?
A. Sắp xếp danh sách học sinh theo thứ tự tăng dần của tên
B. Tìm học sinh có điểm môn toán cao nhất khối.
C. Một học sinh chuyển đến trường khác
D. Tính tỉ lệ học sinh trên trung bình môn Tin của từng lớp.
Câu 8 (TH): Xét công tác quản lí hồ sơ. Trong số các công việc sau, việc nào thuộc nhóm thao tác tạo lập hồ sơ?
A. Xóa một hồ sơ
B. Thêm hai hồ sơ
C. Thu thập tập hợp thông tin cần quản lí
D. Sửa tên trong một hồ sơ
Câu 9 (TH): Trong bài toán quản lí nhân viên trong một công ty, thao tác sắp xếp danh sách nhân viên có lương từ cao xuống thấp thuộc thao tác nào?
A. Cập nhật hồ sơ
B. Khai thác hồ sơ
C. Sửa hồ sơ
D. Lưu trữ hồ sơ
Câu 10 (TH): Trong bài toán quản lí học sinh phạm lỗi của một trường học, khi một học sinh vi phạm lỗi thì phải thực hiện thao tác nào?
A. Xem hồ sơ
B. Xóa hồ sơ
C. Thêm thông tin
D. Sửa hồ sơ
Câu 11 (TH): Trong bài toán quản lí học sinh, khi thay giáo viên chủ nhiệm cần phải thực hiện thao tác nào?
A. Sửa thông tin
B. Xóa thông tin
C. Thêm thông tin
D. Tìm kiếm thông tin
Câu 12 (NB): Chức năng cung cấp môi trường tạo lập CSDL để người dùng
A. dễ dàng khai báo kiểu dữ liệu
B. khai báo cấu trúc dữ liệu
C. khai báo các ràng buộc dữ liệu
D. dễ dàng khai báo kiểu dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin và các ràng buộc trên dữ liệu
Câu 13 (TH): Các giải pháp bảo mật nhằm:
A. không bị lỗi về phần cứng
B. không bị mất dữ liệu
C. đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu
D. bảo vệ cả dữ liệu và chương trình xử lí các hệ CSDL
Câu 14 (NB): Hệ CSDL là:
A. Một CSDL
B. Một hệ quản trị CSDL
C. Một tập hợp các dữ liệu
D. Một CSDL và một hệ quản trị CSDL
Câu 15 (NB): Ngôn ngữ thao tác dữ liệu bao gồm:
A. Cập nhật dữ liệu
B. Tạo lập CSDL
C. Khai thác dữ liệu
D. Cập nhật và khai thác dữ liệu
Câu 16 (TH): Trong CSDL quan hệ:
A. mỗi bảng có duy nhất một trường làm khóa chính
B. không thể xây dựng báo cáo từ truy vấn
C. không thể sắp xếp các bản ghi theo thứ tự
D. mỗi đối tượng được xây dựng thành một bảng, giữa các đối tượng được liên kết với nhau qua sự xuất hiện lặp lại của một số thuộc tính
Câu 17 (NB): Người lập trình là người
A. xây dựng các chương trình ứng dụng
B. tạo lập ra CSDL
C. có nhu cầu khai thác thông tin
D. phân quyền truy cập cho người dùng
Câu 18 (NB): Bước thiết kế trong việc xây dựng CSDL được thực hiện theo thứ tự:
A. Thiết kế CSDL; Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng; Lựa chọn hệ quản trị CSDL để triển khai
B. Lựa chọn hệ quản trị CSDL để triển khai; Thiết kế CSDL; Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng
C. Thiết kế CSDL; Lựa chọn hệ quản trị CSDL để triển khai; Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng
D. Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng; Thiết kế CSDL; Lựa chọn hệ quản trị CSDL để triển khai
Câu 19 (VD): Đối tượng cần quản lí khi xây dựng CSDL quản lí việc mua bán tại một cửa hàng là?
A. Hàng hóa, khách hàng
B. Khách hàng, hóa đơn
C. Hóa đơn, hàng hóa
D. Khách hàng, hàng hóa, hóa đơn
Câu 20 (VD): Để quản việc xử phạt các lỗi vi phạm an toàn giao thông cần quản lí những thông tin gì?
A. Mã lỗi, Tên lỗi, Biển kiểm soát
B. Mã lỗi, Tên lỗi, Biển kiểm soát, Ngày vi phạm
C. STT, Tên lỗi, Biển kiểm soát
D. STT, Mã lỗi, Tên lỗi, Biển kiểm soát, Ngày vi phạm
Hãy chọn phương án tốt nhất.
Câu 21 (VD): Để quản việc xử phạt các lỗi vi phạm an toàn giao thông cần quản lí những đối tượng nào?
A. Lỗi vi phạm
B. Lỗi vi phạm, Người vi phạm
C. Người vi phạm, Phương tiện vi phạm
D. Lỗi vi phạm, Phương tiện vi phạm, Người vi phạm
Câu 22 (VDC): Để quản việc xử phạt các lỗi vi phạm an toàn giao thông cần xây dựng CSDL gồm mấy bảng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 23 (VD): Để quản lí chất lượng sản phẩm ở nhà máy lắp ráp ô tô người ta tạo CSDL gồm các thông tin sau: Mã sản phẩm, Tên sản phẩm, Mã công nhân, Tên công nhân., Ngày lắp ráp.
Có thể lưu thông tin trên vào mấy bảng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hãy chọn phương án tốt nhất.
Câu 24 (VD): Cho CSDL quản lí việc học tập ngoại khóa của học sinh gồm 3 bảng:
– MÔN HỌC: Mã môn học, Tên môn học, Học phí
– HỌC SINH: Mã học sinh, Họ đệm, Tên
– NGOẠI KHÓA: STT, Mã học sinh, Mã môn học
Thông tin trong CSDL nói trên được cập nhật khi nào?
A. Học sinh đăng kí học ngoại khóa, nộp học phí
B. Học sinh nộp học phí, sai thông tin
C. Học sinh sai thông tin
D. Học sinh đăng kí môn học, nộp học phí, sai thông tin
Hãy chọn đáp án đúng nhất.
Câu 25 (VD): Cho CSDL quản lí việc học tập ngoại khóa của học sinh gồm 3 bảng:
– MÔN HỌC: Mã môn học, Tên môn học, Học phí
– HỌC SINH: Mã học sinh, Họ đệm, Tên
– NGOẠI KHÓA: STT, Mã học sinh, Mã môn học
Khi nào cần kết xuất thông tin từ CSDL trên?
A. Thêm học sinh
B. Thêm môn học
C. Học sinh đăng kí học ngoại khóa
D. Sửa thông tin học sinh
Câu 26 (NB): Khi cập nhật dữ liệu vào bảng, ta không thể để trống trường nào sau đây:
A. Khóa chính
B. Khóa và khóa chính
C. Khóa chính và trường bắt buộc điền dữ liệu
D. Tất cả các trường của bảng
Câu 27 (NB): Cơ sở dữ liệu quan hệ là:
A. Hệ CSDL gồm nhiều bảng
B. Phần mềm để tạo lập, cập nhật, khai thác CSDL quan hệ
C. CSDL được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ
D. Tập khái niệm mô tả cấu trúc, tính chất, ràng buộc trên CSDL
Câu 28 (NB): Chỉ ra phát biểu sai trong các phát sau về khóa?
A. Trong một bảng có thể có nhiều khóa chính
B. Mỗi bảng có ít nhất một khóa
C. Nên chọn khóa chính là khóa có ít thuộc tính nhất
D. Việc xác định khóa phụ thuộc vào quan hệ logic của các dữ liệu chứ không phụ thuộc vào giá trị các dữ liệu
Câu 29 (TH): Để quản lí sách trong nhà trường, trong CSDL có bảng SACH chứa các thông tin về sách gồm các trường: MaSach, TenSach, TenTacGia, NXB, … ta chọn trường MaSach làm khóa chính cho bảng SACH vì:
A. trường này luôn có giá trị khác nhau giữa các đối tượng
B. là trường duy nhất có giá trị khác nhau giữa các bản ghi
C. các giá trị thuộc tính khác của các cá thể có thể trùng nhau, vì thế cần phải có trường MaSach mà ta tự quy ước phải có các giá trị khác nhau
D. là một trường của bảng
Câu 30 (TH): Chỉ ra phát biểu sai trong các phát biểu sau về liên kết?
A. Liên kết giữa các bảng được xác lập dựa trên thuộc tính khóa
B. Trong liên kết giữa hai bảng, bảng chính thường là bảng chứa nhiều thông tin hơn
C. Trong liên kết giữa các bảng, bảng chính là bảng để thiết lập mối quan hệ giữa các đối tượng
D. Chỉ tạo được liên kết giữa hai bảng khi hai bảng đều có trường liên kết giống nhau về tên trường
Câu 31 (VDC): Cho CSDL quản lí bán hàng gồm các bảng sau:
– KHÁCH HÀNG: Mã khách hàng, Tên khách hàng, Địa chỉ
– SẢN PHẨM: Mã sản phẩm, Tên sản phẩm, Đơn vị, Đơn giá
– HÓA ĐƠN: Mã hóa đơn, Mã khách hàng, Ngày lập hóa đơn
– CHI TIẾT HÓA ĐƠN: STT, Mã hóa đơn, Mã sản phẩm, Số lượng
Khóa chính trong các bảng lần lượt là:
A. Mã khách hàng, Mã sản phẩm, Mã khách hàng, Mã hóa đơn
B. Mã khách hàng, Mã sản phẩm, Mã hóa đơn, Mã sản phẩm
C. Mã khách hàng, Mã sản phẩm, Mã hóa đơn, Mã hóa đơn
D. Mã khách hàng, Mã sản phẩm, Mã hóa đơn, STT
Câu 32 (VDC): Cho CSDL quản lí bán hàng gồm các bảng sau:
– KHÁCH HÀNG: Mã khách hàng, Tên khách hàng, Địa chỉ
– SẢN PHẨM: Mã sản phẩm, Tên sản phẩm, Đơn vị, Đơn giá
– HÓA ĐƠN: Mã hóa đơn, Mã khách hàng, Ngày lập hóa đơn
– CHI TIẾT HÓA ĐƠN: STT, Mã hóa đơn, Mã sản phẩm, Số lượng
Kiểu liên kết giữa các bảng là?
A. Bảng KHÁCH HÀNG – HÓA ĐƠN là liên kết 1 – 1, bảng HÓA ĐƠN – CHI TIẾT HÓA ĐƠN là liên kết 1 – 1, bảng SẢN PHẨM – CHI TIẾT HÓA ĐƠN là liên kết 1 – 1
B. Bảng KHÁCH HÀNG – HÓA ĐƠN là liên kết 1 – , bảng HÓA ĐƠN – CHI TIẾT HÓA ĐƠN là liên kết 1 – , bảng SẢN PHẨM – CHI TIẾT HÓA ĐƠN là liên kết 1 –
C. Bảng KHÁCH HÀNG – HÓA ĐƠN là liên kết 1 – , bảng HÓA ĐƠN – CHI TIẾT HÓA ĐƠN là liên kết 1 – , bảng SẢN PHẨM – CHI TIẾT HÓA ĐƠN là liên kết 1 – 1
D. Bảng KHÁCH HÀNG – HÓA ĐƠN là liên kết 1 – 1, bảng HÓA ĐƠN – CHI TIẾT HÓA ĐƠN là liên kết 1 – , bảng SẢN PHẨM – CHI TIẾT HÓA ĐƠN là liên kết 1 –
Câu 33 (TH): Cho CSDL quản lí bán hàng gồm các bảng sau:
– KHÁCH HÀNG: Mã khách hàng, Tên khách hàng, Địa chỉ
– SẢN PHẨM: Mã sản phẩm, Tên sản phẩm, Đơn vị, Đơn giá
– HÓA ĐƠN: Mã hóa đơn, Mã khách hàng, Ngày lập hóa đơn
– CHI TIẾT HÓA ĐƠN: STT, Mã hóa đơn, Mã sản phẩm, Số lượng
Bảng tham chiếu là bảng?
A. KHÁCH HÀNG, HÓA ĐƠN
B. KHÁCH HÀNG, SẢN PHẨM
C. HÓA ĐƠN, CHI TIẾT HÓA ĐƠN
D. CHI TIẾT HÓA ĐƠN
Câu 34 (NB): Khóa chính của bảng thường được chọn theo tiêu chí nào?
A. Khóa bất kỳ
B. Khóa có một thuộc tính
C. Khóa có ít thuộc tính nhất
D. Các thuộc tính không thay đổi theo thời gian
Câu 35 (NB): Để nâng cao hiệu quả của hệ thống bảo vệ, ta phải:
A. ngăn chặn virus cho hệ thống
B. nhận dạng người dùng bằng mã hóa
C. bảo vệ bằng lưu biên bản hệ thống
D. thường xuyên thay đổi tham số bảo vệ
Câu 36 (NB): Thao tác tạo bảng trong CSDL quan hệ nhằm mục đích?
A. Khai báo cấu trúc cho các đối tượng trong CSDL
B. Xác định các đối tượng của tổ chức
C. Đặt tên cho các trường trong bảng
D. Chỉ định khóa cho bảng
Câu 37 (TH): Giả sử một bảng có các trường SoBH (Số hiệu bảo hiểm) và HoTen (Họ tên) thì chọn trường SoBH làm khóa chính vì:
A. Trường SoBH là trường ngắn hơn
B. Trường SoBH đứng trước trường HoTen
C. Không thể có hai bản ghi có cùng số hiệu bảo hiểm, trong khi đó có thể trùng họ tên
D. Trường SoBH có dữ liệu là kiểu số
Câu 38 (NB): Để hệ quản trị CSDL nhận dạng được người dùng, biện pháp phổ biến hiện nay là:
A. Mật khẩu
B. Chữ kí điện tử
C. Dấu vân tay
D. Nhận dạng giọng nói
Câu 39 (NB): Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không phải là chức năng của biên bản hệ thống?
A. Lưu lại số lần truy cập vào hệ thống
B. Lưu lại thông tin của người truy cập vào hệ thống
C. Lưu lại các yêu cầu tra cứu hệ thống
D. Lưu lại CSDL
Câu 40 (TH): Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về bảo mật thông tin?
A. Các thông tin quan trọng và nhạy cảm nên lưu trữ dưới dạng mã hóa
B. Mã hóa thông tin để giảm khả năng dò rỉ
C. Nén dữ liệu cũng góp phần tăng cường tính bảo mật của dữ liệu
D. Các thông tin sẽ được an toàn tuyệt đối sau khi đã được mã hóa
Hãy chọn câu trả lời phù hợp.
Đáp án đề thi học kì 1 Tin 12
Đáp án có trong file tải. Các bạn tải file về để xem nhé
……………
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Tin 12
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 12 năm 2022 – 2023 7 Đề thi cuối kì 1 Tin 12 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.