TOP 4 Đề thi học kì 1 môn Tin học 6 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, có đáp án, bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề kiểm tra cuối học kì 1 cho học sinh theo chương trình mới.
Với 4 đề thi học kì 1 môn Tin học 6, còn giúp các em nắm được cấu trúc, biết cách phân bổ thời gian làm bài cho hợp lý để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 1 năm 2022 – 2023 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi môn Toán, Ngữ văn, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí:
Đề thi học kì 1 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đề thi học kì 1 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 1
- Đề thi học kì 1 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 2
Đề thi học kì 1 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 1
Đề thi học kì 1 môn Tin học 6
Trường THCS………… |
ĐỀKIỂMTRACUỐIKÌI,NĂMHỌC 2022 – 2023 |
I. TRẮC NGHIỆM (7đ)
Hãy khoanh tròn vào phương án đúng.
Câu 1. Thông tin là gì?
A. Các văn bản và số liệu
B. Văn bản, Hình ảnh, âm thanh
C. Hình ảnh, âm thanh, tệp tin
D. Những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình.
Câu 2. Trong mạng máy tính, thì máy tính thuộc thành phần nào?
A. Thiết bị đầu cuối
B. Thiết bị kết nối
C. Phần mềm mạng
D. Môi trường mạng.
Câu 3. Tính toàn cầu, tương tác, dễ tiếp cận, không chủ sở hữu là những đặc điểm cơ bản của?
A. Mạng máy tính.
B. Internet.
C. Mạng xã hội Facebook.
D. Mạng wifi.
Câu 4. Trường hợp nào dưới đây mạng không dây tiện dụng hơn mạng có dây?
A. Trao đổi thông tin khi di chuyển.
B. Trao đổi thông tin cần tính bảo mật cao.
C. Trao đổi thông tin tốc độ cao.
D. Trao đổi thông tin cần tính ổn định.
Câu 5. Nút trên trình duyệt web có nghĩa:
A. xem lại trang hiện tại.
B. quay về trang liền trước.
C. đi đến trang liền sau.
D. quay về trang chủ.
Câu 6. Trong các tên sau đây, tên nào không phải là tên của trình duyệt web?
A. Internet Explorer.
B. Mozilla Firefox.
C. Google Chrome.
D. Windows Explorer.
Câu 7. Em cần biết thông tin gì của người mà em muốn gửi thư điện tử cho họ?
A. Địa chỉ nơi ở.
B. Mật khẩu thư.
C. Địa chỉ thư điện tử.
D. Loại máy tính đang dùng
Câu 8. Sắp xếp các thứ tự sau theo một trình tự hợp lí để thực hiện thao tác tìm kiếm thông tin trên máy tìm kiếm:
1. Gõ từ khóa vào ô để nhập từ khóa
2. Truy cập vào máy tìm kiếm
3. Nhấn phím Enter hoặc nháy nút tìm kiếm. Kết quả tìm kiếm sẽ được liệt kê dưới dạng danh sách liên kết
A. 1-2-3
B. 2-1-3
C. 1-3-2
D. 2-3-1
Câu 9. (TH) Thư điện tử có hạn chế nào dưới đây so với các hình thức gửi thư khác
A. Không đồng thời gửi được cho nhiều người.
B. Thời gian gửi thư lâu.
C. Phải phòng tránh virus, thư khác.
D. Chi phí thấp.
Câu 10: Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?
A. Cho bạn bè biết mật khẩu nếu quên còn hỏi bạn.
B. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ.
C. Thay mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết.
D. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên.
Câu 11: Để bảo vệ dữ liệu trên máy tính khi dùng internet, em cần làm gì?
A. Cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus.
B. Tải các phần mềm ứng dụng không rõ nguồn gốc về máy tính.
C. Cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội.
D. Truy cập vào các liên kết lạ.
Câu 12. Trong dãy ô dưới đây, ký hiệu ô màu xám là 1, ô màu trắng là 0.
Dãy bit nào dưới đây tương ứng với dãy các ô trên ?
A. 011100110.
B. 011000110.
C. 011000101.
D. 010101110.
Câu 13. Em truy cập trang mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?
A. Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì.
B. Chia sẻ cho bạn bè để dọa các bạn.
C. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó.
D. Mở video đó và xem.
Câu 14. Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết. Em sẽ làm gì?
A. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và trả lời tin nhắn ngay.
B. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn.
C. Vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thì chấp nhận kết bạn, không phải thì thôi.
D. Không chấp nhận kết bạn và không trả lời tin nhắn.
II. TỰ LUẬN (3đ)
Câu 15. Hãy lấy 4 ví dụ cho thấy internet mang lại lợi ích cho bản thân em trong học tập và giải trí?
Câu 16. Em nên làm gì để bảo vệ thông tin và tài khoản cá nhân?
Câu 17. Thư điện tử có dạng như thế nào? Hãy giải thích phát biểu “Mỗi địa chỉ thư điện tử là duy nhất trên phạm vi toàn cầu”.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Tin học 6
I. TRẮC NGHIỆM
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
Đápán |
D |
A |
B |
A |
D |
D |
C |
B |
C |
C |
A |
A |
C |
C |
II. TỰ LUẬN
Câuhỏi |
Nộidung |
Điểm |
Câu15 (1 điểm) |
– Ở nhà em vẫn có thể trao đổi với bạn bè, thầy cô trong học tập qua phần mềm Zalo, Facebook,… trên Internet. – Em có thể sử dụng internet để tra cứu kiến thức liên quan đến môn học mà em chưa biết. – Ở nhà em vẫn có thể nhắn tin trò chuyện, gọi điện video chia sẻ thông tin với bạn bè, người thân ở xa. – Ở nhà em có thể nghe nhạc, xem phim hay mà em thích qua trang Youtube… |
0.25 0.25 0.25 0.25 |
Câu16 (1 điểm) |
Một số biện pháp để bảo vệ thông tin và tài khoản cá nhân là: – Cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus. – Đặt mật khẩu mạnh, bảo vệ mật khẩu. – Đăng xuất các tài khoản khi đã dùng xong. – Tránh dùng mạng công cộng. |
0.25 0.25 0.25 0.25 |
Câu17 (1 điểm) |
– Địa chỉ thư điện tử có dạng: <tên đăng nhập>@<tên máy chủ điện tử> – Hai hộp thư thuộc cùng nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử phải có tên đăng nhập khác nhau. Vì vậy, mỗi địa chỉ thư điện tử là duy nhất trên phạm vi toàn cầu. |
0.5 0.5 |
Ma trận đề thi học kì 1 môn Tin học 6
TT | Chương/chủ đề | Nội dung/đơn vi kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng% điểm | |||||||
Nhâṇ biết | Thông hiểu | Vâṇ dung | Vâṇ dung cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 |
Chủ đề 1. Máy tính và cộng đồng |
Thông tin và dữ liệu |
1 |
5% (0,5 đ) |
|||||||
Biểu diễn thông tin và lưu trữ dữ liệu trong máy tính |
1 |
5% (0,5 đ) |
|||||||||
2 |
Chủ đề 2. Mạng máy tính và Internet |
Giới thiệu về mạng máy tính và Internet |
2 |
1 |
1 |
25% (2,5 đ) |
|||||
3 |
Chủ đề 3. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin |
World Wide Web, thư điện tử, và công cụ tìm kiếm thông tin. |
3 |
2 |
1 |
35% (3,5 đ) |
|||||
4 |
Chủ đề 4. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số |
Đề phòng một số tác hại khi tham gia Internet |
2 |
2 |
1 |
30% (3 đ) |
|||||
Tổng |
8 |
6 |
2 |
1 |
17 |
||||||
Tỉ lê ̣% |
40% |
30% |
20% |
10% |
100% |
||||||
Tỉlê ̣chung |
70% |
30% |
100% |
Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Tin học 6
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vi ̣ kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Chủ đề 1. Máy tính và cộng đồng |
Thông tin và dữ liệu |
Nhâṇ biết Trong các tình huống cụ thể: – Phân biệt được thông tin với vật mang tin (Câu 1) – Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu. – Nêu được các bước cơ bản trong xử lí thông tin. Thônghiểu – Nêu được ví dụ minh hoạ về mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu. – Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin. Vậndụng: Giải thích được máy tính và các thiết bị số là công cụ hiệu quả để thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin. Nêu được ví dụ minh hoạ cụ thể. |
1 (TN) |
|||
Biểu diễn thông tin và lưu trữ dữ liệu trong máy tính |
Nhâṇbiết – Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin. – Nêu được tên và độ lớn (xấp xỉ theo hệ thập phân) của các đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin: Byte, KB, MB, GB, quy đổi được một cách gần đúng giữa các đơn vị đo lường này. Ví dụ: 1KB bằng xấp xỉ 1 ngàn byte, 1 MB xấp xỉ 1 triệu byte, 1 GB xấp xỉ 1 tỉ byte. Thônghiểu: Giải thích được có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai kí hiệu 0 và 1. (câu 12) Vậndụng: Xác định được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng như đĩa quang, đĩa từ, đĩa cứng, USB, CD, thẻ nhớ,… |
1 (TN) |
|||||
2 |
Chủ đề 2. Mạng máy tính và Internet |
Giới thiệu về mạng máy tính và Internet |
Nhận biết – Nêu được khái niệm và lợi ích của mạng máy tính, internet. – Kể được tên các thành phần chính của một mạng máy tính (máy tính và các thiết bị kết nối) và tên của một vài thiết bị mạng cơ bản như máy tính, cáp nối, Switch, Access Point,… (Câu 2) – Nêu được các đặc điểm và ích lợi chính của Internet. (Câu 3) Thông hiểu: Nêu được ví dụ cụ thể về trường hợp mạng không dây tiện dụng hơn mạng có dây. (Câu 4) Vận dụng: Lấy được một số ví dụ cho thấy lợi ích của internet trong học tập và giải trí. (Câu 15) |
3 (TN) |
1 (TN) |
1 (TL) |
|
3 |
Chủ đề 3: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin trong máy tính |
World Wide Web, thư điện tử, và công cụ tìm kiếm thông tin. |
Nhận biết – Trình bày được sơ lược về các khái niệm WWW, website, địa chỉ của website, trình duyệt. (Câu 6) – Xem và nêu được những thông tin chính trên trang web cho trước (Câu 5). – Nêu được công dụng của máy tìm kiếm (Câu 8) – Biết cách đăng kí tài khoản thư điện tử. Thông hiểu – Nêu được những ưu, nhược điểm cơ bản của dịch vụ thư điện tử so với các phương thức liên lạc khác (Câu 7) – Xác định được từ khoá ứng với một mục đích tìm kiếm cho trước.(Câu 9). Vận dụng – Tìm kiếm được thông tin trên một số Web thông dụng như tra từ điển, xem thời tiết, tin thời sự,… theo yêu cầu để phục vụ cho học tập và trong cuộc sống. Vận dụng cao – Thực hiện được một số thao tác cơ bản: Tạo tài khoản email, đăng nhập vào tài khoản email, soạn và gửi thư, nhận và trả lời thư, đăng xuất hộp thư (Câu 17). |
3 (TN) |
2 (TN) |
1 (TL) |
|
4 |
Chủ đề 4: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số |
Đề phòng một số tác hại khi tham gia Internet |
Nhận biết: Nêu được một số tác hại và nguy cơ bị hại khi tham gia Internet. – Nêu được một vài cách thông dụng để bảo vệ, chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp. (Câu 10) – Nêu được một số biện pháp cơ bản để phòng ngừa tác hại khi tham gia Internet. (Câu 11) Thông hiểu – Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin cá nhân và tập thể, nêu được ví dụ minh hoạ. – Nhận diện được một số thông điệp (chẳng hạn email, yêu cầu kết bạn, lời mời tham gia câu lạc bộ,…) lừa đảo hoặc mang nội dung xấu. (Câu 13, câu 14) Vận dụng – Thực hiện được một số biện pháp cơ bản để phòng ngừa tác hại khi tham gia Internet với sự hướng dẫn của giáo viên. (Câu 16) – Thực hiện được các thao tác để bảo vệ thông tin và tài khoản cá nhân. |
3(TN) |
2(TN) |
1(TL) |
Đề thi học kì 1 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 2
Ma trận đề thi học kì 1 môn Tin học 6
TT |
Chủ đề |
Bài học |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
% tổng điểm |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Số CH |
Thời gian phút |
|||||||||
TN |
TL |
|||||||||||||
Số CH |
Thời gian phút |
Số CH |
Thời gian phút |
Số CH |
Thời gian phút |
Số CH |
Thời gian phút |
|||||||
1 |
Máy tính và cộng đồng |
Thông tin và dữ liệu |
1 |
2 |
1 |
4 |
1 |
1 |
6 |
15 |
||||
Xử lí thông tin |
1 |
2 |
1 |
7 |
1 |
1 |
9 |
15 |
||||||
Thông tin trong máy tính |
1 |
2 |
1 |
5 |
1 |
1 |
7 |
15 |
||||||
2 |
Mạng máy tính và internet |
Mạng máy tính |
1 |
2 |
1 |
5 |
1 |
1 |
7 |
15 |
||||
Internet |
2 |
2 |
2 |
0 |
4 |
10 |
||||||||
3 |
Tổ chức, lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin |
Mạng thông tin toàn cầu |
1 |
2 |
1 |
4 |
1 |
1 |
6 |
15 |
||||
Tìm kiếm thông tin trên Internet |
1 |
2 |
1 |
4 |
1 |
1 |
6 |
15 |
||||||
Tổng |
8 |
16 |
3 |
12 |
2 |
10 |
1 |
7 |
8 |
6 |
45 |
100 |
||
Tỉ lệ (%) |
40% |
30% |
20% |
10% |
8 |
6 |
||||||||
Tỉ lệ chung (%) |
40% |
60% |
14 |
45 |
100 |
Bảng đặc tả đề thi học kì 1 môn Tin học 6
TT | Chủ đề | Bài học | Mức độ kiến thức, kĩ năng cần KTĐG | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 |
Máy tính và cộng đồng |
Thông tin và dữ liệu |
*Nhận biết: Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu. *Thông hiểu: phân biệt được thông tin và vật mang tin. |
1[1] |
1 [1-TL] |
||
Xử lí thông tin |
*Nhận biết: Nhận biết được 4 hoạt động của quá trình xử lí thông tin. *Vận dụng cao: Lấy được ví dụ minh họa về vai trò của thông tin, xử lí thông tin của máy tính |
1[2] |
1 [6-TL] |
||||
Thông tin trong máy tính |
*Nhận biết: Một số đơn vị đo dung lượng thông tin phổ biến. *Vận dụng: Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ. |
1[3] |
1 [2-TL] |
||||
2 |
Mạng máy tính và internet |
Mạng máy tính |
*Nhận biết: Mạng máy tính là gì. *Vận dụng: Tìm ra được các ưu điểm của mạng không dây và mạng có dây. |
1[4] |
1 [3-TL] |
||
Internet |
*Nhận biết: – Biết Internet là gì? – Biết một số đặc điểm và lợi ích chính của Internet |
2 [5,6] |
|||||
3 |
Tổ chức, lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin |
Mạng thông tin toàn cầu |
*Nhận biết được khái niệm: WWW, website, địa chỉ website, trình duyệt – Phân biệt được Internet và WWW. |
1[7] |
1 [4-TL] |
||
Tìm kiếm thông tin trên Internet |
*Nhận biết tìm từ khóa bằng máy tìm kiếm. |
1[8] |
1 [5-TL] |
||||
Tổng |
8 |
3 |
2 |
1 |
Đề thi học kì 1 môn Tin học 6
PHÒNG GD&ĐT…… |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I |
Câu 1: (3 điểm).
Chọn một đáp án đúng trong các câu sau và ghi kết quả vào tờ giấy thi.
1. Công cụ nào sau đây không phải là vật mang tin?
A. Giấy.
B. Đĩa CD
C. Thẻ nhớ.
D. Xô, chậu.
2. Các hoạt động xử lí thông tin gồm
A. Đầu vào, đầu ra.
B. Thu nhận, xử lí, lưu trữ, truyền.
C. Nhìn, nghe, suy đoán, kết luận.
D. Mở bài, thân bài, kết luận.
3. Bao nhiêu “byte” tạo thành một “kilobyte”?
A. 8;
B. 64;
C. 1024;
D. 128.
4. Một mạng máy tính gồm?
A. Tối thiểu năm máy tính được liên kết với nhau.
B. Một số máy tính bàn.
C. Hai hoặc nhiều máy tính được kết nối với nhau.
D. Tất cả các máy tính trong một phòng hoặc một tòa nhà.
5. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về Internet?
A. Một mạng kết nối các hệ thống máy tính và các thiết bị với nhau giúp người dụng có thể xem, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin.
B. Một mạng công cộng không thuộc sở hữu hay do bất kì một tổ chức hoặc cá nhân nào điều hành.
C. Một mạng lưới thông tin rộng lớn kết nối hàng triệu máy tính trên khắp thế giới.
D. Một mạng kết nối các máy tính với nhau được tổ chức và giám sát bởi một cơ quan quản lí.
6. Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của Internet?
A. Phạm vi hoạt động trên toàn cầu.
B. Có nhiều dịch vụ đa dạng và phong phú.
C. Không thuộc quyền sở hữu của ai.
D. Thông tin chính xác tuyệt đối.
Câu 2. (2 điểm)
Minh có một số dữ liệu có tổng dung lượng là 621000KB. Minh có thể ghi được tất cả dữ liệu này vào một đĩa CD-Rom có dung lượng 700MB không? Tại sao?
Câu 3. (1 điểm)
Em hãy phân biệt giữa Internet và WWW?
Câu 4. (điểm)
Nêu các bước tìm kiếm thông tin để làm món bánh Gato trên Internet?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Tin học 6
Câu 1:( 3điểm) Mỗi câu đúng được 0.5 điểm.
Câu 1 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
D |
B |
C |
C |
D |
D |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
2 (2 điểm) |
Minh có một số dữ liệu có tổng dung lượng là 621000KB. Minh có thể ghi được tất cả dữ liệu này vào một đĩa CD-Rom có dung lượng 700MB. Tại vì 700MB xấp xỉ 700000KB,mà 612000KB<700000KB. |
1 đ 1đ |
4 (2,5 điểm) |
Internet là một mạng lưới máy tính được kết nối với nhau. WWW là một dịch vụ trên Internet, đó là tập hợp các trang web trên mạng Internet. |
1,25 đ 1,25 đ |
5 (2,5 điểm) |
Bước 1. Mở trình duyệt Bước 2. Truy cập máy tìm kiếm Bước 3. Gõ từ khóa “làm bánh gato” vào ô dùng để nhập từ khóa. Bước 4. Gõ phím Enter hoặc nháy chuột vào nút tìm kiếm có biểu tượng kính lúp Bước 5. Nháy chuột vào liên kết để truy cập vào trang web tương ứng. |
0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ |
…..
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi học kì 1 môn Tin học 6 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Tin học 6 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 4 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Tin học 6 (Có đáp án + Ma trận) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.