Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 Cánh diều năm 2023 – 2024 gồm 5 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo.
Với 5 Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 3 Cánh diều, còn giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề kiểm tra cuối học kì 1 năm 2023 – 2024 cho học sinh theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Toán 3. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 theo Thông tư 27 – Đề 1
1.1. Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt 3
PHÒNG GD – ĐT… |
BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ I |
A. Đọc hiểu
Đọc thầm bài văn sau, Ghi lại chữ cái đặt trước câu trả lời đúng và thực hiện các yêu cầu sau (4 điểm): 35 phút
CỬA TÙNG
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương, thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “ Bà Chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
Theo Thuỵ Chương
Câu 1: ( 0,5 điểm)Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?
A. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
B. Con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước.
C. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng.
Câu 2: (0,5 điểm) Em hiểu thế nào là “Bà Chúa của các bãi tắm”?
A. Là Bà của các bãi tắm.
B. Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm.
C. Là bãi tắm xấu nhất.
Câu 3: (0,5 điểm) Sắc màu nước biển Cửa Tùng buổi bình minh như thế nào?
A. Mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt.
B. Nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
C. Cửa Tùng buổi bình minh có ba sắc màu nước biển.
Câu 4: (0,5 điểm) Câu “Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải” được cấu tạo theo mẫu câu nào.
A. Ai là gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai làm gì?
Câu 5: (0,5 điểm) Đoạn văn có mấy hình ảnh so sánh?
A. Một hình ảnh
B. Hai hình ảnh
C. Ba hình ảnh
Câu 6: (0,5 điểm) Câu nào sau đây có hình ảnh so sánh?
A. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
B. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
C. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng.
Câu 7: (0,5 điểm) Viết 2 từ chỉ hoạt động em biết.
Câu 8: (0,5 điểm) Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân dưới đây.
– Hoa phượng vĩ nở đỏ rực khi hè về.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả: Nghe – viết (4 điểm) 15 phút: Bài Tiếng đàn (Sách TV3 tập 1 trang 108). Bài viết: từ Tiếng đàn …..đến mái nhà cao thấp
2. Tập làm văn (6 điểm) 25 phút.
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải.
Gợi ý:
- Câu chuyện xảy ra khi nào?
- Cha mẹ (người thân) của em khuyên bảo em những điều gì
- m đã nghe lời khuyên bảo của cha mẹ( người thân) thế nào?
- Qua việc làm của em, thái độ của cha mẹ ( người thân) thế nào?
1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3
I. Kiểm tra đọc
1. Đọc to: (6 điểm – 35 phút)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 2 điểm đọc sai quá 5 tiếng: 1 điểm
- Đọc đúng tiếng, từ (không câu, các cụm từ rõ nghĩa): 2 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu: 1 điểm đoạn đọc: 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung kiến thức: 1 điểm
2. Đọc hiểu: (4 điểm – 35 phút)
Câu | Đáp án chi tiết | Điểm |
1 | A | 0,5 |
2 | B | 0,5 |
3 | A | 0,5 |
4 | B | 0,5 |
5 | B | 0,5 |
6 | B | 0,5 |
7 | Chạy, vẽ… | 0,5 |
8 | – Hoa phượng vĩ nở đỏ rực khi nào? | 0,5 |
II. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
1. Chính tả: (4 điểm- 15-20 phút)
- Tốc độ đạt yêu cầu: (khoảng 70 chữ /15 phút) 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
* Mỗi lỗi chính tả trong bài (sai, lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; chữ thường – chữ hoa): trừ 0.2 điểm. Các lỗi giống nhau chỉ trừ điểm 1 lần.
2. Tập làm văn: (6 điểm 25-30 phút)
– Học sinh viết được một đoạn văn (từ 6 – 8 câu) kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật ( hoặc chiếu phim) mà em đã được xem.
– Đề kiểm tra viết đoạn, bài đánh giá tổng hợp được những nội dung học tập sau : kĩ năng viết chữ; kĩ năng viết chính tả; kĩ năng dùng từ; kĩ năng đặt câu; kĩ năng viết đoạn kể, tả đơn giản có độ dài khoảng 6 – 8 câu.
– Hướng dẫn chấm điểm chi tiết (xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm tùy theo đề bài cụ thể)
– Nội dung (ý): 3 điểm HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề
– Kĩ năng: 3 điểm
- Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
- Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
- Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
1.3. Ma trận đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt 3
TT | Chủ đề | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Cộng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu văn bản | Số câu | 3 | 3 | |||||
Câu số | 1,2,3 | ||||||||
Số điểm | 1,5 | 1,5 | |||||||
2 | Kiến thức Tiếng Việt | Số câu | 3 | 2 | 5 | ||||
Câu số | 4,5,6 | 7,8 | |||||||
Số điểm | 1,5 | 1 | 2,5 | ||||||
Tổng số | TS câu | 3 | 3 | 2 | 8 | ||||
TS điểm | 1,5 | 1,5 | 1 | 4 |
2. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 theo Thông tư 27 – Đề 2
2.1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều
TRƯỜNG TIỂU HỌC…….. Lớp: 3/.. . . . |
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 |
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Chia sẻ niềm vui
Mấy ngày liền, báo chí liên tục đưa tin về thiệt hại do cơn bão mới nhất gây ra. Có một bức ảnh làm tôi rất xúc động: Một phụ nữ trẻ ngồi thẫn thờ trước ngôi nhà đổ nát của mình. Đứng cạnh chị là một bé gái đang bám chặt lấy mẹ, mắt mở to, sợ hãi.
Con trai tôi sốt sắng nói:
– Trường con đang quyên góp sách vở, quần áo giúp các bạn vùng bị bão, mẹ ạ.
– Bố mẹ giúp con chuẩn bị nhé? Mẹ còn muốn đóng một thùng riêng gửi tặng hai mẹ con trong bức ảnh này.
Chúng tôi cùng cậu con trai chất vào hai chiếc thùng các tông quần áo, sách vở, đồ dùng…Đứng nhìn bố mẹ và anh sắp xếp, con gái tôi có vẻ nghĩ ngợi. Nó chạy vào phòng, rồi trở ra ngay. Tay nó ôm chặt con búp bê tóc vàng. Đó là món đồ chơi nó yêu thích nhất. Nó hôn tạm biệt con búp bê rồi bỏ vào thùng. Tôi bảo:
– Con gửi cho em thứ khác cũng được. Đây là con búp bê mà con thích nhất mà.
Con gái tôi gật đầu:
– Em bé nhận được sẽ rất vui, mẹ ạ.
Tôi xúc động nhìn con. Ôi, con gái tôi đã biết chia sẻ niềm vui để em bé kia cũng được vui!
MINH THƯ
Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Ở đoạn 1, điều gì khiến người mẹ trong câu chuyện xúc động? (0.5 điểm)
A. Những thông tin từ các bài báo về một cơn bão mới.
B. Bức ảnh người mẹ và bé gái trước một ngôi nhà mới.
C. Bức ảnh người mẹ và bé gái trước một ngôi nhà đổ nát.
Câu 2. Gia đình hai bạn nhỏ làm gì để giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá? (0.5 điểm)
A. Cậu con trai sốt sắng báo tin nhà trường đang quyên góp và cùng bố mẹ chuẩn bị sách vở, quần áo, đồ dùng…giúp đồng bào bị bão tàn phá.
B. Cả nhà tham gia vận động mọi người giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá.
C. Bé gái tặng em nhỏ một chú gấu bông.
Câu 3. Bé gái tặng gì cho em nhỏ ? (0.5 điểm)
A. Quần áo, sách vở, một số đồ dùng cá nhân.
B. Con búp bê mà bé yêu thích nhất.
C. Con gấu bông mà bé yêu thích nhất.
Câu 4. Em có nhận xét gì về hành động của bé gái trong câu chuyện? (0.5 điểm)
A. Bé gái tối bụng, biết cùng cả nhà chia sẻ đồ dùng cho đồng bào vùng bị bão tàn phá.
B. Bé gái tốt bụng, biết tặng món đồ chơi yêu thích nhất cho em nhỏ ở vùng bị bão tàn phá.
C. Bé gái tốt bụng, biết chia sẻ niềm vui của mình cho em nhỏ ở vùng bị bão tàn phá.
Câu 5. Cho biết câu văn sau đây thuộc kiểu câu nào ? (0,5 điểm)
Nó chạy vào phòng, rồi trở ra ngay.
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?
Câu 6.Nhóm từ ngữ nào sau đây không phải là nhóm từ ngữ chỉ cộng đồng: (0,5 điểm)
A. Bản làng, dòng họ, lớp học, trường học.
B. Thôn xóm, dòng họ, trường học, khu phố.
C. Bản làng, đoàn kết, dòng họ, lớp học.
Câu 7. Đặt một câu có từ ngữ chỉ cộng đồng ? (1 điểm)
……………………………………………………………………………………………………
Câu 8. Nêu ý nghĩa của bài đọc Chia sẻ niềm vui ? (1 điểm)
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 9. Qua bài đọc Chia sẻ niềm vui, em rút ra được bài học gì? (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………………………………………….
B. Kiểm tra viết
I. Bài viết – nghe – viết (3 điểm): Trong đêm bé ngủ. (SGK TV 3 – trang 53)
Bài tập: Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào chữ in đậm sau: (1 điểm)
Nếu nhắm mắt nghi về cha mẹ
Đa nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất va
Mắt nhắm rồi lại mơ ra ngay
II. Bài viết: (6 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải.
Gợi ý:
- Câu chuyện xảy ra khi nào?
- Cha mẹ (người thân) đã khuyên em điều gì?
- Em đã nghe lời khuyên bảo của cha mẹ (người thân) thế nào
- Em đã hứa với cha mẹ (người thân) điều gì?
- Qua việc làm của em, thái độ của cha mẹ (người thân) thế nào?
2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 theo Thông tư 27
I. Bài kiểm tra đọc:
* Kiểm tra đọc thành tiếng: 4 điểm
GV cho học sinh đọc và trả lời câu hỏi các bài tập đọc:
1. Chia sẻ niềm vui (trang 74)
2. Nhà rông (trang 77)
3. Ông Trạng giỏi tính toán (trang 81)
4. Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục (trang 98)
5. Người trí thức yêu nước (trang 86)
* Yêu cầu:
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
* Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: 6 điểm
- Đọc hiểu văn bản 3 điểm.
- Kiến thức, kĩ năng tiếng Việt 3 điểm.
Từ câu 01 đến câu 6, mỗi câu 0, 5 điểm.
Từ câu 7,8,9. Mỗi câu 1 điểm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
C | A | B | C | A | C |
Câu 7: (Mức 2) 0,5 điểm. Đặt câu : Nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm trừ 0,25 điểm. VD: Trong gia đình em, ai cũng yêu thương nhau.
Câu 8: 1 điểm. (Mức 2) Ý nghĩa: Trước những khó khăn của đồng bào bị bão lũ, từ người lớn đến bé gái nhỏ trong gia đình đều xúc động, muốn góp phần đem niềm vui cho mọi người.
Câu 9: 1 điểm. (Mức 3).
Biết yêu thương, chia sẻ và đem lại niềm vui cho mọi người…..
II. Bài kiểm tra viết:
* Kiểm tra viết chính tả: (3 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn chính tả: (Trang 53 SGK – TV 3 tập 1)
Trong đêm bé ngủ
Trong đêm bé ngủ
Cây dâu ngoài bãi
Nảy những búp non
Con gà trong ổ
Đẻ trứng ấp con
Cây chuối cuối vườn
Nhắc hoa mở cánh
Ngôi sao lấp lánh
Sáng hạt sương rơi
Con cá quả mẹ
Ao khuya đớp mồi…
PHẠM HỔ
Bài tập: Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào chữ in đậm sau: (1 điểm). Sai mỗi chỗ trừ 0,25 điểm.
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm
- Từ lỗi thứ 6 trở lên mỗi lỗi trừ 0.25 điểm.
* Kiểm tra viết đoạn văn: 6 điểm
Nội dung (ý): 4 điểm
Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
- Câu chuyện xảy ra khi nào? (0.5 điểm)
- Cha mẹ (người thân) đã khuyên em điều gì? (0,5 điểm)
- Em đã nghe lời khuyên bảo của cha mẹ (người thân) thế nào (1,5 điểm)
- Em đã hứa với cha mẹ (người thân) điều gì? (1 điểm)
- Qua việc làm của em, thái độ của cha mẹ (người thân) thế nào? (0, 5 điểm)
Kỹ năng: 2 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 0,5 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm
Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
(Lưu ý: Tùy theo kỹ năng của từng học sinh giáo viên cho điểm kỹ năng phù hợp)
* Kiểm tra đọc thành tiếng:
- Hình thức: giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
- Thời gian không quá 1 phút / HS.
- Nội dung kiểm tra đọc: Học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng một đoạn văn trong một số bài tập đọc dưới đây. Sau đó yêu cầu học sinh trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
1. Bạn mới (trang 11)
2. Nhớ lại buổi đầu đi học (trang 19)
3. Giặt áo (trang 25)
4. Chú gấu Mi-sa (trang 38)
5. Cha sẽ luôn ở bên con (trang 49)
2.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều
Kĩ năng |
NỘI DUNG |
Số điểm |
MỨC 1 |
MỨC 2 |
MỨC 3 |
Tổng điểm |
|||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
Đọc tiếng & Đọc hiểu |
Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói. |
– Đọc văn bản 150-180 tiếng |
3 |
||||||
– Sau khi HS đọc thành tiếng xong, GV đặt 01 câu hỏi để HS trả lời (Kiểm tra kĩ năng nghe, nói) |
1 |
||||||||
Đọc hiểu văn bản |
3đ |
Câu 1,2,3 |
Câu4 |
Câu 8 |
6 |
||||
Vận dụng hiểu biết vào thực tiễn |
1đ |
Câu 9 |
|||||||
Câu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? |
1đ |
Câu 5 |
|||||||
Từ ngữ: thuộc các chủ điểm trong CHKI |
1đ |
Câu 6 |
Câu 7 |
||||||
Viết (CT-TLV) |
Chính tả |
Viết bài |
Nghe – viết một bài thơ khoảng 50- 60 chữ. |
3 |
|||||
Bài tập |
Điền đúng dấu hỏi, dấu ngã. |
1 |
|||||||
Viết đoạn văn |
Viết đoạn văn ngắn 7-8 câu theo chủ đề đã học. |
6 |
3. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 theo Thông tư 27 – Đề 3
3.2. Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt 3
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
KHỈ CON BIẾT VÂNG LỜI
Một buổi sáng, Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi đi hái trái cây. Khỉ con mang giỏ trên lưng, rong chơi trên đường đi và quên mất lời mẹ dặn. Khỉ con thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn. Khỉ con cũng muốn rong chơi nên cùng Thỏ chạy đuổi theo Chuồn Chuồn. Đến chiều về tới nhà, Khỉ con không mang được trái cây nào về nhà cho mẹ cả. Mẹ buồn lắm, mẹ nói với Khỉ con:
– Mẹ thấy buồn khi con không nghe lời mẹ dặn. Bây giờ trong nhà không có cái gì ăn cả là tại vì con mải chơi, không đi tìm trái cây.
Khỉ con biết lỗi, cúi đầu xin lỗi mẹ. Mẹ cõng Khỉ con trên lưng đi tìm trái cây ăn cho bữa tối. Một hôm, mẹ bị trượt chân ngã, đau quá không đi kiếm ăn được. Mẹ nói với Khỉ con:
– Mẹ bị đau chân, đi không được. Con tự mình đi kiếm trái cây để ăn nhé!
Khỉ con nghe lời mẹ dặn, mang giỏ trên lưng và chạy xuống núi đi tìm trái cây. Trên đường đi, Khỉ con thấy bắp bèn bẻ bắp, thấy chuối bèn bẻ chuối và khi thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn, Khỉ bèn tự nhủ: “Mình không nên ham chơi, về nhà kẻo mẹ mong”.
Và thế là Khỉ con đi về nhà. Mẹ thấy Khỉ con về với thật nhiều trái cây thì mừng lắm. Mẹ khen:
– Khỉ con biết nghe lời mẹ, thật là đáng yêu!
(Vân Nhi)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1:Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi làm công việc gì? (0,5 điểm)
A. Đi hái trái cây.
B. Đi học cùng Thỏ con.
C. Đi săn bắt.
Câu 2:Sắp xếp thứ tự câu theo trình tự nội dung bài đọc: (0,5 điểm)
1. Khi con cùng Thỏ chạy đuổi bắt Chuồn Chuồn.
2. Khỉ con biết lỗi, cúi đầu xin lỗi mẹ.
3. Khi con khiến mẹ buồn vì không mang được trái cây nào về nhà.
A. 3 – 1 – 2.
B. 1 – 3 – 2.
C. 2 – 1 – 3.
Câu 3:Vì sao Khỉ con phải tự mình đi kiếm trái cây? (0,5 điểm)
A. Vì Khỉ con muốn chuộc lỗi với mẹ.
B. Vì Khỉ mẹ muốn Khỉ con nhận ra lỗi lầm của mình.
C. Vì Khỉ mẹ đau chân vì bị trượt chân ngã.
Câu 4:Điều gì khiến Khỉ con được mẹ khen? (0,5 điểm)
A. Vì Khỉ con đã biết vâng lời mẹ, hái được giỏ đầy trái cây.
B. Vì Khỉ con đã không bị ngã khi đi hái trái cây.
C. Vì Khỉ con đã biết giúp đỡ người khác trên đường đi hái trái cây.
Câu 5:Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân? (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
Câu 6:Viết 2 – 3 câu kể về một lần em mắc lỗi với người thân. (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
Câu 7:Tìm một câu cảm được sử dụng trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
Câu 8:Ghép đúng để được các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau: (0,5 điểm)
a) chăm chỉ 1) xui xẻo
b) hèn nhát 2) dũng cảm
c) tiết kiệm 3) lười biếng
d) may mắn 4) lãng phí
Câu 9:Đặt một câu trả lời cho câu hỏi: Ai thế nào? (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Lá bàng
Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Lá bàng mùa đông đỏ như đồng, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết.
(Đoàn Giỏi)
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) kể về một món đồ chơi mà em được tặng .
Gợi ý:
- Em được tặng đồ chơi gì? Ai đã tặng cho em?
- Đặc điểm của món đồ chơi đó. (hình dạng, màu sắc, kích thước,..)
- Em thường chơi đồ chơi đó vào những lúc nào?
- Tình cảm của em đối với món đồ chơi đó.
3.2. Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt 3
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
A. Đi hái trái cây.
Câu 2: (0,5 điểm)
B. 1 – 3 – 2.
Câu 3: (0,5 điểm)
C. Vì Khỉ mẹ đau chân vì bị trượt chân ngã.
Câu 4: (0,5 điểm)
A. Vì Khỉ con đã biết vâng lời mẹ, hái được giỏ đầy trái cây.
Câu 5: (1 điểm)
Bài học: chúng ta nên ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ dặn, không mải chơi vì như vậy sẽ khiến bố mẹ của chúng ta buồn.
Câu 6: (1 điểm)
HS liên hệ bản thân kể về lần mắc lỗi của mình với người thân.
Câu 7: (0.5 điểm)
Câu cảm: Khỉ con biết nghe lời mẹ, thật là đáng yêu!
Câu 8: (0.5 điểm)
a – 3; b – 2; c – 4; d – 1
Câu 9: (1 điểm)
Ví dụ: Bác nông dân cần cù cày thửa ruộng của mình.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả (4 điểm)
– Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
- 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
– Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
- Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
- 2 điểm: nếu có 0 – 4 lỗi;
- Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
– Trình bày (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
- 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn từ 5 câu trở lên, kể về một món đồ chơi mà em được tặng, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
….
>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 5 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 (Có ma trận, đáp án) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.