Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8 năm 2023 – 2024 bao gồm 13 đề kiểm tra khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.
Đề thi cuối kì 1 Lịch sử – Địa lí 8 năm 2023 bao gồm sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều và Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả tự luận kết hợp trắc nghiệm. Thông qua đề thi học kì 1 môn Lịch sử Địa lí lớp 8 các em có thêm nhiều đề ôn luyện làm quen với kiến thức để không còn bỡ ngỡ trước khi bước vào kì thi chính thức. Đồng thời giúp giáo viên tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 13 đề thi học kì 1 Lịch sử – Địa lí 8 năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8 Cánh diều
1.1 Đề thi cuối kì 1 Lịch sử – Địa lí 8
Phân môn Lịch sử
A. TRẮC NGHIỆM ( 2,0 điểm ) : Hãy chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm nhập của nước nào?
A. Nước Anh, Pháp, Mĩ.
B. Nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
C. Nước Mĩ, Hà Lan, Pháp.
D. Nước Anh và Pháp.
Câu 2. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước ở Đông Nam Á là
A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia.
B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po.
Câu 3. Vị thủ lĩnh nào còn có tên là “quận He”?
A. Hoàng Công Chất.
B. Nguyễn Hữu Cầu.
C. Lê Duy Mật.
D. Nguyễn Danh Phương.
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật nổ ra ở đâu?
A. Thăng Long.
B. Thanh Hóa và Nghệ An.
C. Hải Dương và Bắc Ninh.
D. Tuyên Quang.
Câu 5. Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp sản xuất của Anh đứng thứ mấy trên thế giới?
A. Thứ ba.
B. Thứ tư.
C. Thứ hai.
D. Thứ nhất.
Câu 6. Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là gì?
A. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.
B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.
Câu 7. Chính quyền thành lập sau cách mạng tháng Hai là
A. chính quyền tư sản .
B. chính quyền phong kiến.
C. chính quyền vô sản .
D. chính quyền tư sản và chính quyền Xô Viết song song tồn tại .
Câu 8. Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là gì?
A. Cách mạng tư sản.
B. Cách mạng vô sản.
C. Cách mạng dân tộc dân chủ.
D. Cách mạng dân chủ tư sản.
B. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm )
Câu 1.(3,0 điểm) Bằng kiến thức lịch sử đã được học, em hãy:
a. Tóm tắt những nét chính về sự chuyển biến văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.(1,5 điểm)
b. Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ – Quang Trung trong phong trào Tây Sơn. (1,0 điểm)
c. Từ hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất( 1914-1918) theo em các nước cần làm gì để góp phần duy trì hòa bình thế giới? (0,5 điểm)
Phân môn Địa lí
A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu 1. Trên đất liền, nước ta giáp với ba nước là:
A. Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia.
B. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
C. Lào, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.
D. Trung Quốc, Cam-pu-chia, Mi-an-ma.
Câu 2. Địa hình nước ta có đặc điểm chung nào sau đây?
A. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế.
B. Địa hình đồng bằng chiếm ưu thế.
C. Địa hình không chịu ảnh hưởng của con người.
D. Địa hình được nâng lên ở giai đoạn Cổ kiến tạo.
Câu 3. Địa hình đồi núi ở nước ta được chia thành bốn khu vực là:
A. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn và Nam Bộ.
B. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
C. Đông Nam, Tây Nam, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
D. Đông Nam, Tây Nam, Trường Sơn và Nam Bộ.
Câu 4. Đồng bằng sông Hồng được bồi đắp bởi hệ thống các sông nào sau đây?
A. Sông Hồng và sông Lô.
B. Sông Hồng và sông Gâm
C. Sông Hồng và sông Thái Bình.
D. Sông Hồng và sông Đà.
Câu 5. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được thể hiện qua các yếu tố chính nào sau đây?
A. bức xạ mặt trời, nhiệt độ và số giờ nắng.
B. bức xạ mặt trời, nhiệt độ và lượng mưa.
C. bức xạ mặt trời, nhiệt độ và chế độ gió.
D. bức xạ mặt trời, nhiệt độ và cân bằng ẩm.
Câu 6. Trong một năm nước ta có hai mùa gió chính đó là:
A. gió mùa xuân và gió mùa hạ.
B. gió mùa thu và gió mùa đông.
C. gió mùa đông và gió mùa hạ.
D. gió mùa xuân và gió mùa thu.
Câu 7. Tính chất ẩm của khí hậu nước ta được thể hiện qua các yếu tố nào sau đây?
A. Lượng mưa, nhiệt độ không khí và số giờ nắng.
B. Lượng mưa, cân bằng ẩm và độ ẩm không khí.
C. Bức xạ mặt trời, lượng mưa và số giờ nắng.
D. Số giờ nắng, cân bằng ẩm và lượng mưa.
Câu 8. Nét độc đáo của khí hậu nước ta so với các nước có cùng vĩ độ là
A. nhiệt độ trung bình năm cao.
B. gió Tín phong hoạt động đan xen.
C. lượng mưa trong năm phân hoá theo mùa.
D. có một mùa đông lạnh ở miền Bắc.
B. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
Hãy vẽ sơ đồ thể hiện vai trò của hồ, đầm.
Câu 2. (1 điểm)
Đọc đoạn thông tin sau:
“Thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao khoảng 1 500 m, nhiệt độ trung bình từ 18 oC đến 21 oC. Thời tiết Đà Lạt như có bốn mùa trong cùng một ngày, buổi sáng trời se lạnh có sương mù, đến trưa thời tiết ấm lên, về chiều nhiệt độ giảm dần, ban đêm khá lạnh. Ở đây có các đồi thông xanh mướt cùng các biệt thự cổ kính. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, Thành phố Đà Lạt đã nhanh chóng trở thành trung tâm du lịch nổi tiếng ở nước ta”.
Khí hậu có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển ngành du lịch ở thành phố Đà Lạt?
Câu 2. (0,5 điểm) Hãy đề xuất một số giải pháp để giảm nhẹ biến đổi khí hậu của địa phương em.
1.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Lịch sử – Địa lí 8
PHÂN MÔN LỊCH SỬ
Phần Câu |
Hướng dẫn chấm |
Điểm |
||||||||||||||||||
A.TRẮC NGHIỆM 2,0 điểm |
|
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm |
TỰ LUẬN
B. TỰ LUẬN (3,0 điểm) |
Câu 1.a * Tôn giáo: – Nho giáo: vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại. – Phật giáo, Đạo giáo phục hồi và phát triển. – Đạo thiên chúa xuất hiện cuối thế kỷ XVI và bị các chúa Trịnh, Nguyễn ngăn cấm * Văn hóa: – Chữ viết: Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng, một số giáo sĩ phương tây dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng việt. Đó là chữ quốc ngữ. – Văn học: + Văn học chữ Hán phát triển, văn học chữ Nôm chiếm ưu thế + Văn học dân gian phát triển phong phú – Nghệ thuật dân gian: + Điêu khắc: nét trạm trổ đơn giản mà dứt khoát + Nghệ thuật sân khấu: đa dạng mà phong phú |
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 1.b – Nguyễn Huệ – Quang Trung đã lãnh đạo phong trào Tây Sơn lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. – Đánh đuổi giặc ngoại xâm Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc. – Nguyễn Huệ – Quang Trung đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước. |
0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
|
Câu 1.c Các nước có thể làm một số việc để góp phần duy trì hòa bình thế giới như sau: ( Gợi ý: Học sinh chỉ cần nêu được 3 ý giáo viên có thể chấm điểm tối đa ) +Tham gia kêu gọi giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới; giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. +Tuyên truyền để mọi người thấy được nếu chiến tranh xảy ra sẽ để lại những hậu quả vô cùng thảm khốc. +Tích cực tham gia các hoạt động để hưởng ứng việc bảo vệ hòa bình thế giới. +Lên án những hành động gây ra nguy cơ chiến tranh. +Lên án những hành động gây ra nguy cơ chiến tranh. |
0,5điểm |
Phần Địa lí
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | A | B | C | A | C | B | D |
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
Câu 2. (1 điểm)
Do nằm ở nơi có địa hình cao nên thành phố Đà Lạt có thời tiết rất đặc trưng, trong một ngày thời tiết giống với thời tiết của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Điểm độc đáo này kết hợp cùng với cảnh quan đẹp đã thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan, nghỉ dưỡng.
Câu 3.(0,5 điểm)
Ví dụ: phân loại rác thải, trồng cây xanh, sử dụng tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, tắt máy tính khi không sử dụng,…
1.3 Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử – Địa lí 8
Phân môn Lịch sử
TT | Chương/Chủ đề | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||
Nhận biết(TN) | Thông hiểu(TL) | Vận dụng(TL) | Vận dụng cao(TL) | |||
1 | Đông Nam Á từ nửa sau TK XVI đến TK XIX | |||||
2 TN | 5% | |||||
2 | Việt Nam từ đầu TK XVI đến TK XVIII | |||||
2 TN | 5% | |||||
1 TLb | 10% | |||||
1 TLa | 15% | |||||
3 | Châu Âu và nước Mỹ từ cuối TK XVIII đến đầu TK XX | |||||
2 TN | 5% | |||||
1 TLc | 5% | |||||
2 TN | 5% | |||||
Tỉ lệ | 20% | 15% | 10% | 5% | 50% | |
Tỉ lệ chung |
Phân môn Địa lí
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng%điểm | |||||||
Nhận biết (TNKQ) | Thông hiểu(TL) | Vận dụng(TL) | Vận dụng cao(TL) | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
Phân môn Địa lí | |||||||||||
1 | Vị trí địa lí | 1TN | |||||||||
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam | Phạm vi lãnh thổ | ||||||||||
Địa hình | 1TN | ||||||||||
Khoáng sản | 1TN | ||||||||||
2 | Đặc điểm khí hậu và thuỷ văn Việt Nam | Khí hậu | 2TN | 2TN | 1TL | 1TL | |||||
Thuỷ văn | 1TN | ||||||||||
Tỉ lệ | 20% | 15% | 10% | 5% |
2. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 8
2.1 Đề thi học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 8
TRƯỜNG THCS….. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÍ LỚP 8 Thời gian làm bài: …. phút |
A – PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Năm 1740, Nguyễn Danh Phương tập hợp nghĩa quân, nổi dậy khởi nghĩa ở
A. Việt Trì (Phú Thọ).
B. Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
C. Tiên Du (Bắc Ninh).
D. Tân Trào (Tuyên Quang).
Câu 2. Phong trào nông dân Đàng Ngoài có tác động như thế nào đối với xã hội Đại Việt giữa thế kỉ XVIII?
A. Buộc vua Lê phải cải cách toàn diện đất nước.
B. Khiến chính quyền chúa Nguyễn khủng hoảng.
C. Buộc chúa Nguyễn thực hiện một số cải cách.
D. Làm lung lay chính quyền vua Lê – chúa Trịnh.
Câu 3. Năm 1786, khi tiến ra Đàng Ngoài, quân Tây Sơn đã nêu cao khẩu hiệu nào sau đây?
A. “Phù Lê diệt Trịnh”.
B. “Phù Lê diệt Nguyễn”.
C. “Phù Trịnh diệt Nguyễn”.
D. “Phù Nguyễn diệt Trịnh”.
Câu 4. Địa điểm nào được Nguyễn Huệ lựa chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm?
A. Đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút.
B. Đoạn sông Cầu từ Tam Đảo đến Lục Đầu Giang.
C. Vùng cửa sông Bạch Đằng.
D. Vùng cửa sông Tô Lịch.
Câu 5. Thắng lợi nào của quân Tây Sơn đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của chính quyền Mãn Thanh?
A. Ngọc Hồi – Đống Đa.
B. Tốt Động – Chúc Động.
C. Rạch Gầm – Xoài Mút.
D. Chi Lăng – Xương Giang.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn?
A. Sự giúp đỡ của chính quyền Mãn Thanh.
B. Tài thao lược của bộ chỉ huy nghĩa quân.
C. Sự đoàn kết, ủng hộ của nhân dân.
D. Tinh thần yêu nước.
Câu 7. Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mỹ.
Câu 8. Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là
A. “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
B. “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
C. “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
D. “xứ xở của các ông vua công nghiệp”.
Câu 9. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc trong 30 năm cuối thế kỉ XIX?
A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.
C. Ứng dụng khoa học – kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất.
D. Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu để phát triển đất nước.
Câu 10. Về đối ngoại, từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ đều
A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động.
B. tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.
C. cải cách đất nước để tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản.
D. tập trung mọi nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Công xã Pa-ri?
A. Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
B. Cổ vũ tinh thần cách mạng cho nhân dân lao động.
C. Do liên minh giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
D. Chính sách của công xã hướng tới quyền lợi của nhân dân.
Câu 12. Việc công bố văn kiện Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã đánh dấu sự ra đời của
A. chủ nghĩa xã hội không tưởng.
B. trào lưu Triết học Ánh sáng.
C. chủ nghĩa xã hội khoa học
D. chủ nghĩa duy vật biện chứng.
II. Tự luận (2,0 điểm)
a) Phân tích ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn?
b) Đánh giá vai trò của Quang Trung – Nguyễn Huệ trong phong tào Tây Sơn và lịch sử dân tộc
B – PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Lượng phù sa lớn nhất của sông ngòi tập trung chủ yếu vào hai hệ thống sông nào của nước ta?
A. Sông Hồng và Sông Mã.
B. Sông Mã và sông Đồng Nai.
C. Sông Tiền và sông Hậu.
D. Sông Hồng và sông Mê Công.
Câu 2. Hồ Dầu Tiếng nằm trên sông nào sau đây?
A. Sông La Ngà.
B. Sông Đà.
C. Sông Sài Gòn.
D. Sông Đồng Nai.
Câu 3. Những sông nào dưới đây không chảy theo hướng vòng cung?
A. Sông Hồng, sông Mã, sông Tiền.
B. Sông Lô, sông Gâm, sông Cầu.
C. Sông Kỳ Cùng, sông Lô, sông Gâm.
D. Sông Mã, sông Gâm, sông Cầu.
Câu 4. Khu vực đón gió biển hoặc vùng núi cao ở nước ta, lượng mưa trung bình năm thường là bao nhiêu?
A. 1500-2000mm.
B. 3000-4000m.
C. 2000-3000m.
D. 3500-4000m.
Câu 5. Nhiệt độ trung bình của đai nhiệt đới gió mùa là bao nhiêu ℃?
A. Trên 25℃.
B. Dưới 20℃.
C. Dưới 15℃.
D. Dưới 10℃.
Câu 6. Nhiệt độ trung bình của đai ôn đới gió mùa trên núi là bao nhiêu ℃?
A. Trên 25℃.
B. Dưới 20℃.
C. Dưới 15℃.
D. Dưới 10℃.
Câu 7. Hồ nào dưới đây được hình thành do tác động của con người?
A. Hồ Tây
B. Hồ Lắk
C. Hồ Ba Bể
D. Hồ Dầu Tiếng
Câu 8. Nước ngầm có vai trò như thế nào đối với sản xuất ở nước ta?
A. Nuôi trồng thủy, hải sản.
B. Phát triển thủy điện.
C. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.
D. Phát triển giao thông vận tải.
Câu 9. Mùa lũ ở sông Thu Bồn diễn ra vào thời gian nào?
A. thu – đông.
B. hè – thu.
C. mùa đông.
D. mùa hạ.
Câu 10. Sông nào có giá trị thủy điện nhất ở nước ta?
A. Sông Mê Công.
B. Sông Thu Bồn.
C. Sông Đà.
D. Sông Hồng.
Câu 11. Hồ nhân tạo nào ở nước ta lớn nhất ở Đông Nam Á?
A. Hồ Tây.
B. Hồ Hòa Bình.
C. Hồ Ba Bể.
D. Hồ Dầu Tiếng.
Câu 12. Sông ngòi Trung Bộ không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Ngắn và dốc.
B. Lũ lên nhanh.
C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
D. Lũ đột ngột.
II. Tự luận (2,0 điểm): Phân tích đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta.
2.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 8
A – PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
1- |
2- |
3- |
4- |
5- |
6- |
7- |
8- |
9- |
10- |
11- |
12- |
II. Tự luận (2,0 điểm)
♦ Yêu cầu a) Ý nghĩa lịch sử
+ Thể hiện và chứng minh sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.
+ Với việc xoá bỏ ranh giới sông Gianh và lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh – Lê, phong trào Tây Sơn đã đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.
+ Với việc đánh đuổi quân Xiêm và quân Thanh, phong trào Tây Sơn đã bảo vệ vững chắc nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đồng thời để lại nhiều bài học quý báu về nghệ thuật quân sự.
♦ Yêu cầu b)
– Vai trò của Quang Trung – Nguyễn Huệ:
+ Tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.
+ Chỉ huy các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
+ Thiết lập vương triều mới (định đô ở Phú Xuân), ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm ổn định và phát triển đất nước. Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều cho đến khi từ trần, công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí của ông.
B – PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
1- D |
2- C |
3- A |
4- B |
5- A |
6- C |
7- D |
8- C |
9- A |
10- C |
11- D |
12- C |
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
* Đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta:
– Mạng lưới sông ngòi dày đặc:
+ Nước ta có 2360 con sông trên 10km.
+ Mật độ trung bình của mạng lưới sông khoảng 0,66km/km 2 .
+ Dọc bờ biển cứ 20km lại có một cửa sông.
– Lưu lượng nước lớn, giàu phù sa: Tổng lượng nước lớn 839 tỉ m 3 /năm; phân bố không đều trên các hệ thống sông.
– Phần lớn sông ngòi chảy theo hai hướng chính: tây bắc-đông nam và hướng vòng cung.
– Chế độ dòng chảy theo hai mùa rõ rệt: Gồm 2 mùa rõ rệt. Mùa lũ tương ứng mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô.
+ Mùa lũ kéo dài 4-5 tháng, chiếm 70-80% tổng lượng nước cả năm.
+ Mùa cạn kéo dài 7-8 tháng, chiếm 20-30% tổng lượng nước cả năm.
2.3 Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8
STT |
Nội dung |
Mức độ đánh giá |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Phân môn Lịch sử |
|||||||||
1 |
Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài |
1 |
1 |
||||||
2 |
Phong trào nông dân Tây Sơn |
2 |
2 |
1/2 |
1/2 |
||||
3 |
Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa |
2 |
2 |
||||||
4 |
Công xã Pa-ri |
1 |
|||||||
5 |
Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác |
1 |
|||||||
Tổng số câu hỏi |
6 |
0 |
6 |
0 |
0 |
1/2 |
0 |
1/2 |
|
Tỉ lệ |
15% |
15% |
10% |
10% |
|||||
Phân môn Địa lí |
|||||||||
1 |
Đặc điểm khí hậu |
3 |
|||||||
2 |
Đặc điểm thủy văn |
3 |
1/2 |
1/2 |
|||||
3 |
Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam |
3 |
|||||||
4 |
Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước |
3 |
|||||||
Tổng số câu hỏi |
6 |
0 |
6 |
0 |
0 |
1/2 |
0 |
1/2 |
|
Tỉ lệ |
15% |
15% |
10% |
10% |
|||||
Tỉ lệ chung |
30% |
30% |
20% |
20% |
3. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức
3.1 Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8
UỶ BAN NHÂN DÂN ,…………. TRƯỜNG THCS …………. |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2023 – 2024 MÔN: LỊCH SỬ – ĐỊA LÍ 8 (Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề) |
PHÂN MÔN LỊCH SỬ
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Chọn đáp án đúng nất
Câu 1. Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm nhập của nước nào?
A. Nước Anh, Pháp, Mĩ.
B. Nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
C. Nước Mĩ, Hà Lan, Pháp.
D. Nước Anh và Pháp.
Câu 2. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước ở Đông Nam Á là
A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia.
B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po.
Câu 3. Vị thủ lĩnh nào còn có tên là “quận He”?
A. Hoàng Công Chất.
B. Nguyễn Hữu Cầu.
C. Lê Duy Mật.
D. Nguyễn Danh Phương.
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật nổ ra ở đâu?
A. Thăng Long.
B. Thanh Hóa và Nghệ An.
C. Hải Dương và Bắc Ninh.
D. Tuyên Quang.
Câu 5. Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp sản xuất của Anh đứng thứ mấy trên thế giới?
A. Thứ ba.
B. Thứ tư.
C. Thứ hai.
D. Thứ nhất.
Câu 6. Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là gì?
A. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.
B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.
Câu 7. Chính quyền thành lập sau cách mạng tháng Hai là
A. chính quyền tư sản .
B. chính quyền phong kiến.
C. chính quyền vô sản .
D. chính quyền tư sản và chính quyền Xô Viết song song tồn tại .
Câu 8. Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là gì?
A. Cách mạng tư sản.
B. Cách mạng vô sản.
C. Cách mạng dân tộc dân chủ.
D. Cách mạng dân chủ tư sản.
B. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm )
Câu 1 Bằng kiến thức lịch sử đã được học, em hãy tóm tắt những nét chính về sự chuyển biến văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.(1,5 điểm)
Câu 2 :. Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ – Quang Trung trong phong trào Tây Sơn. (1,0 điểm)
Câu 3 : Từ hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất( 1914-1918) theo em các nước cần làm gì để góp phần duy trì hòa bình thế giới? (0,5 điểm)
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ:
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Địa hình nước ta có hai hướng chính là
A. Hướng tây bắc-đông nam và hướng bắc – nam.
B. Hướng tây bắc-đông nam và hướng vòng cung.
C. Hướng nam – bắc và hướng vòng cung.
D. Hướng đông – tây và hướng nam – bắc.
Câu 2. Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng:
A. Lớn
B. Vừa
C. Trung bình và nhỏ
D. Nhỏ
Câu 3. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được thể hiện qua:
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C
B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt
C. Một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau
D. Lượng mưa trung bình năm lớn từ 1500 – 2000 mm/năm
Câu 4. Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi :
A. Hoàng Liên Sơn
B. Trường Sơn Bắc
C. Bạch Mã
D. Trường Sơn Nam
Câu 5. Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Đông -Tây của khí hậu nước ta:
A.Địa hình.
B. Vĩ độ.
C. Kinh độ.
D. Gió mùa.
Câu 6. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta:
A. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ .
C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
D. Nam Bộ.
Câu 7. Hồ Hòa Bình nằm trên con sông nào?
A. Sông Mã
B. Sông Hồng
C. Sông Chảy
D. Sông Đà
Câu 8. Nước ta có nhiều sông suối phần lớn là:
A. Sông lớn, dài, dày đặc
B. Sông ngắn, lớn, dốc
C. Sông dài, nhiều phù sa
D. Sông nhỏ, ngắn, dốc.
II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm).
Chứng minh sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam ?
Câu 2 (1,5 điểm).
a. Sự phân hoá khí hậu ở nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động du lịch?
b. Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông?
3.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 8
PHÂN MÔN LỊCH SỬ
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
D |
C |
B |
D |
A |
C |
D |
B |
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
B. TỰ LUẬN (3,0 điểm) |
Câu 1. * Tôn giáo: – Nho giáo: vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại. – Phật giáo, Đạo giáo phục hồi và phát triển. – Đạo thiên chúa xuất hiện cuối thế kỷ XVI và bị các chúa Trịnh, Nguyễn ngăn cấm * Văn hóa: – Chữ viết: Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng, một số giáo sĩ phương tây dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng việt. Đó là chữ quốc ngữ. – Văn học: + Văn học chữ Hán phát triển, văn học chữ Nôm chiếm ưu thế + Văn học dân gian phát triển phong phú – Nghệ thuật dân gian: + Điêu khắc: nét trạm trổ đơn giản mà dứt khoát + Nghệ thuật sân khấu: đa dạng mà phong phú |
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 2 – Nguyễn Huệ – Quang Trung đã lãnh đạo phong trào Tây Sơn lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. – Đánh đuổi giặc ngoại xâm Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc. – Nguyễn Huệ – Quang Trung đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước. |
0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
|
Câu 3 Các nước có thể làm một số việc để góp phần duy trì hòa bình thế giới như sau: ( Gợi ý: Học sinh chỉ cần nêu được 3 ý giáo viên có thể chấm điểm tối đa ) +Tham gia kêu gọi giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới; giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. +Tuyên truyền để mọi người thấy được nếu chiến tranh xảy ra sẽ để lại những hậu quả vô cùng thảm khốc. +Tích cực tham gia các hoạt động để hưởng ứng việc bảo vệ hòa bình thế giới. +Lên án những hành động gây ra nguy cơ chiến tranh. +Lên án những hành động gây ra nguy cơ chiến tranh. |
0,5điểm |
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
C |
A |
C |
A |
B |
D |
D |
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu |
Nội dung chính |
Điểm |
1 (1,5 điểm) |
+ Phân hoá theo chiều bắc – nam – Miền khí hậu phía Bắc: nhiệt độ trung bình năm trên 200C, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều. – Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ trung bình năm trên 250C, có 2 mùa mưa, khô phân hóa rõ rệt. |
0,25 0,25 |
+ Phân hóa theo chiều đông – tây – Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền. – Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. – Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi. |
0,25 0,25 0,25 |
|
+ Phân hóa theo độ cao Khí hậu VN phân hóa thành 3 đai cao gồm: nhiệt đới gió mùa; cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi. |
0,25 |
|
2 (1,5 điểm) |
a. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo mùa và theo đai cao ở nước ta đã tác động trực tiếp đến sự hình thành các điểm du lịch, loại hình du lịch, mùa vụ du lịch… + Ở các khu vực đồi núi, sự phân hoá khí hậu theo độ cao tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, tham quan… Các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lâm Đồng),… + Sự phân hoá của khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền. Các hoạt động du lịch biển ở miền Bắc hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ còn ở miền Nam có thể diễn ra quanh năm. – Các hiện tượng thời tiết như mưa lớn, bão,… là trở ngại đối với hoạt động du lịch ngoài trời. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
b. Hs có thể trả lời theo các nội dung sau: VD – Ở lưu vực sông Hồng có xây dựng hồ chứa nước với nhiều mục đích khác nhau, như: phát triển thuỷ điện, du lịch, cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và hoạt động sinh hoạt… – Các hồ chứa nước có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống và sản xuất. – Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tài nguyên nước cần chú ý đến vấn đề bảo vệ chất lượng nguồn nước. |
0,25 0,25 |
3.3 Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||
Nhận biết (TN) |
Thông hiểu (TL) |
Vận dụng (TL) |
Vận dụng cao (TL) |
||||
1 |
Đông Nam Á từ nửa sau TK XVI đến TK XIX |
1. Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây |
|||||
2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á |
|||||||
3. Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á |
2 TN |
5% |
|||||
2 |
Việt Nam từ đầu TK XVI đến TK XVIII |
1. Xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn |
|||||
2. Những nét chính trong quá trình mở cõi từ TK XVI đến TK XVIII. |
|||||||
3. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài TK XVIII |
2 TN |
5% |
|||||
4. Phong trào Tây Sơn |
1 TLb |
10% |
|||||
5. Kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII |
1 TLa |
15% |
|||||
3 |
Châu Âu và nước Mỹ từ cuối TK XVIII đến đầu TK XX |
1. Sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc |
|||||
2. Các nước Âu – Mỹ từ cuối TK XIX đến đầu TK XX |
2 TN |
5% |
|||||
3. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Marx |
|||||||
4. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) |
1 TLc |
5% |
|||||
5. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 |
2 TN |
5% |
|||||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
50% |
Phân môn Địa lí
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng điểm % |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM. ( 10% – đã kiểm tra giữa kì I) |
Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ VN |
5% 0,5 điểm |
||||
Đặc điểm địa hình và khoáng sản VN |
2TN |
||||||
2 |
CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM. CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM. |
Bài 4. Khí hậu Việt Nam. Bài 5. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu |
4TN |
1TL |
|||
Bài 6. Thuỷ văn Việt Nam. |
2TN |
30% 3 điểm |
|||||
Bài 7. Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta |
1TLa |
1TLb |
15% 1,5 điểm |
||||
Số câu/ loại câu |
8 câu TNKQ |
1 câu TL |
1 câu (a) TL |
1 câu (b) TL |
10 câu |
||
Tỉ lệ % |
20 |
15 |
10 |
5 |
50% |
||
Tỉ lệ chung |
40 |
30 |
20 |
10 |
100% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
PHÂN MÔN: LỊCH SỬ
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||||||
Nhận biết (TN) |
Thông hiểu (TL) |
Vận dụng (TL) |
Vận dụng cao (TL) |
||||||||
1 |
Đông Nam Á từ nửa sau TK XVI đến TK XIX |
1. Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây |
Nhận biết – Trình bày được những nét chính trong quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á. |
||||||||
2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á |
Nhận biết – Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây. |
||||||||||
3. Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á |
Thông hiểu – Mô tả được những nét chính về cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây. |
2 TN |
|||||||||
2 |
Việt Nam từ đầu TK XVI đến TK XVIII |
1. Xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn |
Nhận biết – Nêu được những nét chính Mạc Đăng Dung về sự ra đời của Vương triều Mạc. Thông hiểu – Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn. Vận dụng – Nêu được hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn. |
||||||||
2. Những nét chính trong quá trình mở cõi từ TK XVI đến TK XVIII. |
Nhận biết – Trình bày được khái quát về quá trình mở cõi của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. Thông hiểu – Mô tả và nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn. |
||||||||||
3. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài TK XVIII |
Nhận biết – Nêu được một số nét chính (bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa) của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Thông hiểu – Nêu được ý nghĩa của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Vận dụng – Nhận xét được tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII. |
2 TN |
|||||||||
4. Phong trào Tây Sơn |
Nhận biết – Trình bày được một số nét chính về nguyên nhân bùng nổ của phong trào Tây Sơn. Thông hiểu – Mô tả được một số thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn. – Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Vận dụng – Đánh giá được vai trò của Nguyễn Huệ – Quang Trung trong phong trào Tây Sơn. |
1 TLb |
|||||||||
5. Kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII |
Nhận biết – Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI – XVIII. Thông hiểu – Mô tả được những nét chính về sự chuyển biến văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. |
1 TLa |
|||||||||
3 |
Châu Âu và nước Mỹ từ cuối TK XVIII đến đầu TK XX |
1. Sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc |
Thông hiểu – Mô tả được những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc. |
||||||||
2. Các nước Âu – Mỹ từ cuối TK XIX đến đầu TK XX |
Nhận biết – Trình bày được những nét chính về Công xã Paris (1871). – Nêu được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Thông hiểu – Trình bày được ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới – nhà nước của giai cấp vô sản đầu tiên trên thế giới. |
2 TN |
|||||||||
3. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Marx |
Nhận biết – Nêu được sự ra đời của giai cấp công nhân. – Trình bày được một số hoạt động chính của Karl Marx, Friedrich Engels và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. Thông hiểu – Mô tả được một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. |
||||||||||
4. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) |
Nhận biết – Nêu được nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vận dụng cao – Phân tích, đánh giá được hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đối với lịch sử nhân loại. |
1 TLc |
|||||||||
5. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 |
Nhận biết – Nêu được một số nét chính (nguyên nhân, diễn biến) của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Vận dụng – Phân tích tác động và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. |
2 TN |
|||||||||
Số câu/ loại câu |
8 câu TNKQ |
1 câu (a) TL |
1 câu (b) TL |
1 câu (c) TL |
|||||||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
Phân môn Địa lí
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng điểm % |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||
1 |
CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM. ( 10% – đã kiểm tra giữa kì I) |
Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ VN |
Nhận biết: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí. |
5% 0,5 điểm |
||||
Đặc điểm địa hình và khoáng sản VN |
Nhận biết – Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam: Đất nước đồi núi, đa phần đồi núi thấp; Hướng địa hình; Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa; Chịu tác động của con người. – Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa. – Nhớ được kí hiệu của các loại khoáng sản chủ yếu ở nước ta. |
2TN |
||||||
2 |
CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM. CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM. |
Bài 4. Khí hậu Việt Nam. Bài 5. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu |
Nhận biết: Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam. Thông hiểu: Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam: phân hóa bắc nam, phân hóa theo đai cao. |
4TN |
1TL |
|||
Vận dụng: Vẽ và phân tích được biểu đồ khí hậu của một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau. |
||||||||
Bài 6. Thuỷ văn Việt Nam. |
Nhận biết: Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn. Thông hiểu: Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn. |
2TN |
30% 3 điểm |
|||||
Bài 7. Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta |
Thông hiểu – Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. – Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt. Vận dụng: Phân tích được vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiếng của nước ta. Vận dụng cao: Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông. |
1TLa |
1TLb |
15% 1,5 điểm |
||||
Số câu/ loại câu |
8 câu TNKQ |
1 câu TL |
1 câu (a) TL |
1 câu (b) TL |
10 câu |
|||
Tỉ lệ % |
20 |
15 |
10 |
5 |
50% |
|||
Tổng hợp chung |
40 |
30 |
20 |
10 |
100% |
……………..
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 8
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 13 Đề thi Lịch sử Địa lí 8 học kì 1 (Có ma trận, đáp án) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.