Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 2 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo gồm 4 đề thi, có đáp án và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với 4 Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt 2 CTST, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2023 – 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi Tiếng Việt 2 của sách Cánh diều, Kết nối tri thức. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
1. Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt 2 – Đề 1
A. Đọc
I. Đọc – hiểu
HỌA SĨ HƯƠU
Hươu cao cổ là một họa sĩ nổi tiếng trong rừng. Mỗi bức tranh của nó đều vẽ rất đẹp. Một hôm, Hươu cao cổ cầm một chiếc bút vẽ đặc biệt, kiễng chân, ngẩng đầu, vẽ mây trắng trên trời thành màu đen kịt, đen hơn cả mây đen. Sau đó, nó lại vẽ ngọn núi xanh ngắt, rồi tô màu xám, tất cả là cây đều được tổ màu vàng khô, giống như những chiếc lá vàng bị gió mùa thu thổi xuống…
Những bức tranh khiến các bạn động vật không vui tẹo nào. Thế là họa sĩ Hươu cao cổ rửa sạch cây bút vẽ, vẽ mây trên trời màu trắng xốp, những dãy núi màu xanh ngắt, lá cây màu xanh non, tất cả sáng bừng trở lại, tràn đầy sức sống…
Sau khi họa sĩ Hươu cao cổ vẽ rất nhiều bức tranh đẹp, nó mở một cuộc triển lãm trong rừng với chủ đề là: “Để thiên nhiên đẹp hơn!”. Rất nhiều các bạn nhỏ đến tham gia buổi triển lãm, Thỏ con, Nhím con và Sóc con cũng đến. Chúng vừa ngắm tranh, vừa hết lời ca ngợi: Họa sĩ Hươu cao cổ đông là một họa sĩ thực thụ trong khu rừng của chúng ta!”
(Sưu tầm)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Hươu cao cổ làm nghề gì?
A. Ca sĩ
B. Nhà thơ
C. Họa sĩ
2. Cuộc triển lãm của Hươu cao cổ tên là gì?
A. “Cuộc triển lãm rừng xanh”
B. “Để thiên nhiên đẹp hơn”
C. “Những bức tranh tươi đẹp”
3. Những ai đã tới tham dự cuộc triển lãm của Hươu cao cổ?
A. Các bạn nhỏ động vật ở trong rừng.
B. Các bạn nhỏ động vật ở vườn thú.
C. Các bạn nhỏ loài người.
4. Vì sao bức tranh đầu tiên của Hươu cao cổ lại làm các bạn động vật không vui tẹo nào?
II. Tiếng việt
Bài 1. Điền vào chỗ chấm
ên hay ênh : Cao l…… kh……, Ốc s……, Mũi t……………
Bài 2. Tô màu vào ô chứa từ ngữ thiên nhiên
Biển |
Xe máy |
Tủ lạnh |
Túi ni-lông |
Rừng |
Dòng sông |
Bài 3. Nói lời đáp đồng ý, không đồng ý trong những trường hợp sau.
a)
– Cậu giảng bài cho tớ phần này được không ?
-………………………………………………
b)
– Hôm nay, chúng mình thử trốn học đi chơi nhé.
– ………………………………………………
B. Viết
1. Nghe – viết: Họa sĩ Hươu (từ đầu đến gió mùa thu thổi xuống…)
2. Thuật lại hoạt động mà em từng được tham gia
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
A. Đọc hiểu
I. Đọc – hiểu
1. C
2. B
3. A
4. Vì sao bức tranh đầu tiên của Hươu cao cổ lại làm các bạn động vật không vui tẹo nào
Vì bức tranh đầu tiên Hươu cao cổ vẽ mây trắng trên trời thành màu đen kịt, đen hơn cả mây đen. Sau đó, nó lại vẽ ngọn núi xanh ngắt, rồi tô màu xám, tất cả là cây đều được tổ màu vàng khô, giống như những chiếc lá vàng bị gió mùa thu thổi xuống…
II. Tiếng việt
Bài 1. Điền vào chỗ chấm
ên hay ênh: Cao lênh khênh, Ốc sên, Mũi tên
Bài 2. Tô màu vào ô chứa từ ngữ thiên nhiên
Biển |
Xe máy |
Tủ lạnh |
Túi ni-lông |
Rừng |
Dòng sông |
Bài 3. Nói lời đáp đồng ý, không đồng ý trong những trường hợp sau.
a)
– Cậu giảng bài cho tớ phần này được không?
– Được chứ, tớ sẽ giảng bài này cho cậu.
b)
– Hôm nay, chúng mình thử trốn học đi chơi nhé.
– Không được đâu, tớ không trốn học cùng cậu đâu.
B. Viết
1. Nghe – viết: Họa sĩ Hươu (từ đầu đến gió mùa thu thổi xuống…)
2. Thuật lại hoạt động mà em từng được tham gia
Bài làm tham khảo
Hôm nay, trường em tổ chức hội khỏe phù đổng. Các lớp đang tham gia cuộc thi kéo co dưới sân trường, lớp em cũng vậy. Mỗi lớp sẽ có mười thành viên tham dự. Bầu không khí lúc này rất sôi động. Em cùng với các thành viên trong lớp cổ vũ nhiệt tình cho các bạn lớp mình. Những bạn được chọn thi đấu đều rất cao to, khỏe mạnh. Sau ba trận đấu, lớp em đã giành chiến thắng để bước vào trận chung kết của khối 2 sẽ diễn ra vào tuần sau. Em rất mong chờ vào trận đấu hôm đó.
2. Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt 2 – Đề 2
A. Đọc
I. Đọc – hiểu
TRÍCH ĐOẠN CHUYỆN BỐN MÙA
Vào một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau ở vườn đào. Các chị em ai cũng phấn khởi vì được gặp lại nhau, họ nói cười vô cùng vui vẻ
Nàng Đông cầm tay nàng Xuân và nói rằng:
– Xuân là người sung sướng nhất ở đây. Vì mùa Xuân đến cây cối xanh tốt mơn mởn, ai cũng yêu quý Xuân cả.
Thế rồi nàng Xuân khe khẽ nói với nàng Hạ rằng:
– Nếu không có những tia nắng ấm áp của nàng Hạ thì cây trong vườn không có nhiều hoa thơm cây trái trĩu nặng…
Bốn nàng tiên mải chuyện trò, không biết bà chúa Đất đã đến bên cạnh từ lúc nào. Bà vui vẻ nói chuyện:
– Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, ai mà ghét cháu được. Cháu có công ấp ủ mầm sống để Xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu ai cũng đều có ích, ai cũng đều đáng yêu…
Theo Truyện cổ tích Việt Nam
1. Vì sao Đông cho rằng Xuân là người sung sướng nhất?
A. Vì Xuân xinh đẹp
B. Vì Xuân có nhiều tiền bạc.
C. Vì Xuân có nhiều người yêu mến.
2. Xuân đã khen Hạ điều gì?
A. Nóng bức
B. Nhờ Hạ mà cây trái trĩu quả
C. Học sinh được nghỉ hè
3. Bà chúa Đất đã nói ai là người có nhiều lợi ích nhất?
A. Xuân
B. Xuân và Hạ
C. Cả 4 mùa đều có lợi ích tốt đẹp.
4. Em thích mùa nào nhất trong năm? vì sao?
II. Tiếng việt
Bài 1. Chọn tiếng trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống để tạo từ:
(lạ/nạ) kì …….., mặt ………, người ………, ……… ùng
Bài 2.
a) ch hay tr: đôi ….ân, màu ….ắng
b) ong hay ông: cá b… .., quả b… …
B. Viết
1: Nghe – viết : Lượm (hai khổ thơ đầu)
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…
2. Kể về người thân trong gia đình em
ĐÁP ÁN
A. Đọc hiểu
1. Đọc – hiểu
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. C
2. B
3. C
4. Em thích nhất mùa Hạ, vì mùa hạ là mùa chúng em được nghỉ hè sau một năm học tập vất vả.
2. Tiếng việt
Bài 1. Chọn tiếng trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống để tạo từ:
(lạ/nạ): kì lạ, mặt nạ, người lạ, lạ lùng
Bài 2.
a) ch hay tr: đôi chân, màu trắng
b) ong hay ông: cá bống, quả bòng
B. Viết
1: Nghe – viết : Lượm (hai khổ thơ đầu)
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…
2. Kể về người thân trong gia đình em
Trong gia đình mình, người em gắn bó nhất chính là ông nội. Ông nội của em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng vẫn còn khỏe lắm. Ông có dáng người cao. Đôi bàn tay đầy những nếp nhăn đã suốt đời làm lụng vất vả để nuôi con cháu. Khuôn mặt phúc hậu, anh mắt hiền từ lúc nào cũng nhìn chúng tôi rất trìu mến. Mỗi khi về quê thăm ông, em lại ngồi nghe ông kể những câu chuyện ngày xưa. Em yêu ông nội của mình nhiều lắm.
3. Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt 2 – Đề 3
A. Đọc
I. Đọc – hiểu
SỰ TÍCH HOA TỈ MUỘI
Ngày xưa, có hai chị em Nết và Na mồ côi cha mẹ, sống trong ngôi nhà nhỏ bên sườn núi. Nết thương Na, cái gì cũng nhường em. Đêm đông. Gió ù ù lùa vào nhà, Nết vòng tay ôm em:
Em rét không? Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích:
-Ấm quá! Nết ôm em chặt hơn, thầm thì:
Mẹ bảo chị em mình là hai bông hoa hồng, chị là bông to, em là bông nhỏ. Chị em mình mãi bên nhau nhé! Na gật đầu. Hai chị em cứ thế ôm nhau ngủ.
Năm ấy, nước lũ dâng cao, Nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn. Hai bàn chân Nết rớm máu. Thấy vậy, Bụt thương lắm. Bụt liền phủi chiếc quạt. Lạ thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn. Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa đỏ thắm.
Hoa kết thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ. Chúng cũng đẹp như tình chị em của Nết và Na. Dân làng đặt tên cho loài hoa ấy là hoa tỉ muội.
(Theo Trần Mạnh Hùng)
1. Khi lũ đâng cao, chị Nết đã đưa Na đi tránh lũ bằng cách nào?
A. Đi xe đạp
B. Dắt tay nhau chạy
C. Cõng em.
2. Bàn chân của Nết bị sao khi cõng em chạy lũ?
A. Bong móng chân
B. Ngày càng săn chắc
C. Chảy máu
3. Hoa tỉ muội có điều gì đặc biệt?
A. Bông hoa lớn che chở cho bông hoa bé
B. Mọc riêng lẻ
C. Có nhiều màu.
4. Vì sao dân làng lại gọi hoa đó là hoa tỉ muội?
II. Tiếng việt
Bài 1. Chọn tiếng trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống để tạo từ:
a. (lạ/nạ) kì …….., mặt ………, người ………, ……… ùng
b. (lo/no) …….. lắng, ………nê, ……. âu, ……ấm
Bài 2. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành câu:
(lạnh buốt, nóng nực, đua nở, mát mẻ, cốm, cơn mưa phùn, du lịch)
Mùa xuân luôn bắt đầu bằng những ……………lất phất. Thời tiết ấm ẩm khiến trăm hoa………………..Lúc nào đó, tiếng ve kêu ra rả báo cho những cô cậu học trò biết mùa hè đã đến. Ai ai cũng háo hức với những chuyến ……….Nhưng nàng Thu vẫn là mùa có nhiều người yêu mến hơn cả. Thu về với những làn gió ………, với hương………mới và ngày khai trường rộn ràng. Thế rồi đông sang, vạn vật như co lại trong những cơn gió………
B. Viết
1. Nghe – viết
Người làm đồ chơi
Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu. Khi đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, hàng của bác không bán được, bác định chuyển nghề về quê làm ruộng. Một bạn nhỏ đã lấy tiền để dành, nhờ bạn bè mua đồ chơi để bác vui trong buổi bán hàng cuối cùng.
2. Kể về cô giáo dạy em năm lớp 1
ĐÁP ÁN
A. Đọc
I. Đọc – hiểu
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. C
2. C
3. A
4. Vì hoa kết thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ, chúng cũng đẹp như tình chị em của Nết và Na. Nên dân làng đặt tên cho loài hoa ấy là hoa tỉ muội.
II. Tiếng việt
Bài 1. Chọn tiếng trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống để tạo từ:
1. (lạ/nạ) kì lạ, mặt nạ, người lạ, lạ lùng
2. (lo/no) lo lắng, no nê, lo âu, no ấm
Bài 2. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành câu:
(lạnh buốt , nóng nực , đua nở ,mát mẻ, cốm, cơn mưa phùn, du lịch)
Mùa xuân luôn bắt đầu bằng những cơn mưa phùn lất phất. Thời tiết ấm ẩm khiến trăm hoa đua nở. Lúc nào đó, tiếng ve kêu ra rả báo cho những cô cậu học trò biết mùa hè đã đến. Ai ai cũng háo hức với những chuyến du lịch .Nhưng nàng Thu vẫn là mùa có nhiều người yêu mến hơn cả. Thu về với những làn gió mát mẻ , với hương cốm mới và ngày khai trường rộn ràng. Thế rồi đông sang, vạn vật như co lại trong những cơn gió lạnh buốt.
B. Viết
1. Nghe – viết
Người làm đồ chơi
Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu. Khi đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, hàng của bác không bán được, bác định chuyển nghề về quê làm ruộng. Một bạn nhỏ đã lấy tiền để dành, nhờ bạn bè mua đồ chơi để bác vui trong buổi bán hàng cuối cùng.
2. Kể về cô giáo dạy em năm lớp 1
Bài làm tham khảo:
Cô giáo dạy lớp 1 của em là cô Bộ. Cô có dáng người thấp, mái tóc đen óng ả, khuôn mặt hiền hậu, trên môi lúc nào cũng nở nụ cười. Cô rất yêu thương học trò, dạy bảo chúng em từng li từng tí. Em nhớ nhất bàn tay dịu dàng của cô đã uốn nắn cho em từng nét chữ. Em rất yêu quý cô và luôn nhớ đến cô. Em sẽ cố gắng học tốt để trở thành con ngoan trò giỏi, để cho cô vui lòng.
….
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 2 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 2 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 4 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 (Có đáp án) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.