TOP 5 Đề thi giữa kì 2Lịch sử Địa lí 7 Chân trời sáng tạo được biên soạn rất đa dạng gồm cả cấu trúc đề trắc nghiệm kết hợp tự luận với nhiều mức độ khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 7 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo, đề thi giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo.
1. Đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử Địa lí 7 – Đề 1
1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu 1. Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở bán cầu nào?
A. Đông.
B. Tây.
C. Nam.
D. Bắc.
Câu 2. Xét về diện tích, châu Mĩ xếp thứ mấy trên Thế giới?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.
Câu 3. Lục địa Ôxtrâylia nằm ở phía nào của Thái Bình Dương?
A. Nam.
B. Tây.
C. Tây Nam.
D. Tây Bắc.
Câu 4. Diện tích lục địa Ôxtrâylia là khoảng bao nhiêu?
A. 6,6 triệu km2.
B. 7,7 triệu km2.
C. 8,8 triệu km2.
D. 9,9 triệu km2.
Câu 5. Mật độ dân số ở Ô-xtrây-lia so với thế giới là như thế nào?
A. rất thấp.
B. thấp.
C. trung bình.
D. cao.
Câu 6. Mức độ đô thị hóa của Ô-xtrây-lia
A. thấp.
B. trung bình.
C. cao.
D. rất cao.
Câu 7. Trong các loài vật dưới đây, loài nào không sống ở Nam Cực?
A. Chim cánh cụt.
B. Hải cẩu.
C. Gấu trắng.
D. Đà điểu.
Câu 8. Đặc điểm nổi bật về khí hậu của Châu Nam Cực là
A. lạnh nhất thế giới.
B. khô nhất thế giới.
C. lạnh và khô nhất thế giới.
D. lạnh nhưng ẩm.
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm)
a) Trình bày một số biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn.
b) Hãy cho biết đặc điểm khí hậu, những nét đặc sắc về sinh vật ở Ô-xtrây-lia?
Câu 2 (1,5 điểm)
a) Trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực?
b) Băng tan ở Nam Cực đã tác động như thế nào đến thiên nhiên trên Trái Đất?
PHÂN MÔN LỊCH SỬ
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu 1. Năm 1010, Lý Thái tổ dời đô ra đâu?
A. Thăng Long.
B. Hoa Lư.
C. Thanh Hoá.
D. Huế.
Câu 2. Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ luật nào?
A. Hình thư.
B. Quốc triều hình luật.
C. Gia Long.
D. Hồng Đức.
Câu 3. “Tiến công trước để tự vệ” là chủ trương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào?
A. Tống thời Lý (1075).
B. Tống thời Tiền Lê (981).
C. Xâm lược Mông Nguyên (1258 – 1288).
D. Minh thời Lê Sơ (1418 – 1427).
Câu 4. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (năm 1077) của quân dân ta diễn ra trên phòng tuyến nào?
A. Bạch Đằng.
B. Như Nguyệt .
C. Sông Hồng.
D. Sông Hương.
Câu 5. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu thời Trần là
A. Thành nhà Hồ.
B. Chùa Một cột.
C.Tháp Phổ Minh.
D. Cố đô Huế.
Câu 6. Xã hội thời Trần gồm các tầng lớp
A. Quý tộc, nông nô-nô tì, thợ thủ công.
B. Quý tộc, nông dân, nông nô-nô tì.
C. Địa chủ, nông dân, thương nhân.
D. Quan lại, địa chủ, thị dân.
Câu 7. “ Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của ai?
A. Trần Quốc Tuấn.
B. Trần Khánh Dư.C. Trần Thủ Độ.
D. Trần Nhật Duật.
Câu 8. Trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên nhà Trần đã thực hiện kế sách gì?
A. tiến công trước để tự vệ.
B. đánh nhanh thắng nhanh.
C. đàm phán, giảng hoà.
D. vườn không nhà trống.
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Tại sao Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La?
Câu 2. ( 1,0 điểm) Đánh giá vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077).
Câu 3. (0,5 điểm) Chiến thắng ba lần chống quân xâm lược Mông – Nguyên để lại cho chúng ta bài học gì đối với công cuộc bảo vệ tổ quốc hiện nay.
—-HẾT—-
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. TRẮC NGHIỆM (2điểm/8 câu)(Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
B |
C |
B |
A |
D |
A |
A |
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 (1,5 điểm) |
a) Trình bày các biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn (0,5 điểm) |
|
– Tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng; trồng rừng phục hồi. – Tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò của người dân bản địa trong việc bảo vệ rừng |
0,25 0,25 |
|
b) Trình bày đặc điểm khí hậu, những nét đặc sắc về sinh vật ở Australia . (0,5 điểm) |
||
– Khí hậu: + Hầu hết lục địa Ô-xtrây-lia thuộc đới nóng. + Khí hậu có sự thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. |
0,25 0,25 |
|
– Thực vật bản địa nổi bật là keo và bạch đàn (riêng bạch đàn có 600 loài) – Động vật vô cùng độc đáo, đặc sắc nhất là hơn 100 loài thú có túi |
0,25 0,25 |
|
2 (1,5 điểm) |
a) Trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực. (1,0 điểm) – 1820, hai nhà hàng hải người Nga phát hiện ra Châu Nam Cực-> phát hiện muộn nhất. – 1900 nhà thám hiểm Na Uy đã đặt chân tới lục địa – 1957 châu Nam Cực mới được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện. – Đã có nhiều người thuộc nhiều nước như Nga, Hoa Kì, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Ác-hen-ti-na, Nhật Bản… luân phiên đến sinh sống và làm việc ở các trạm nghiên cứu trên lục địa. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
b, Tác động của băng tan ở Nam Cực đối với thiên nhiên trên Trái Đất. (0,5 điểm) |
||
– Băng tan làm mực nước biển sẽ dâng cao. – Làm mất đi nhiều hệ sinh thái. |
0,25 0,25 |
PHÂN MÔN LỊCH SỬ
I. TRẮC NGHIỆM (2điểm/8 câu)(Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
A |
A |
B |
C |
B |
C |
D |
II. TỰ LUẬN
Câu |
Nội dung |
Thang điểm |
1 |
Tại sao Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La? + Đây là vùng đất trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không ngập vì lũ lụt, muôn vật tốt tươi phong phú. + Đây là vùng đất rộng lớn, màu mỡ, con cháu đời sau sẽ xây dựng được cuộc sống ấm no hơn. + Năm 1010, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô về Đại La đổi tên là Thăng Long. |
1,5 0,5 0,5 0,5 |
2 |
Đánh giá vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077). – Là người chỉ huy cuộc kháng chiến, giữ chức vụ chủ chốt trong quân đội, đưa ra đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. – Đưa ra đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. ” tiến công trước để tự vệ” – Sử dụng chiến thuật đánh vào tâm lý của địch. – Chủ động kết thúc chiến tranh rất độc đáo bằng biện pháp mềm dẻo, đề nghị ” giảng hòa” |
1 |
3 |
Chiến thắng ba lần chống quân xâm lược Mông – Nguyên để lại cho chúng ta bài học gì đối với công cuộc bảo vệ tổ quốc hiện nay? – Có sự chỉ đạo chiến lược, nhất quán, xuyên suốt. Đoàn kết toàn dân, xây dựng bảo vệ Tổ quốc, luôn cảnh giác trước các thế lực thù địch. – Nắm rõ điểm mạnh yếu của địch. Tránh đối đầu trực diện,chủ động rút lui bảo toàn lực lượng. Buộc địch vào thế trận mà ta đã chuẩn bị trước. |
0,5 0,25 0,25 |
1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
||||||||
Nhận biết (TNKQ) |
Thông hiểu (TL) |
Vận dụng (TL) |
Vận dụng cao (TL) |
|||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|||||
Phân môn Địa lí |
||||||||||||
1 |
CHÂU MỸ |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ |
2 (0,5đ) |
2,5 câu (1,0đ = 10%) |
||||||||
– Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở các khu vực châu Mỹ |
1/2 (0,5đ) |
|||||||||||
2 |
CHÂU ĐẠI DƯƠNG |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Đại Dương khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên |
2 (0,5đ) |
5 câu (2,0đ)= 20% |
||||||||
– Đặc điểm thiên nhiên của các đảo, quần đảo và lục địa Australia |
1 (1,0đ) |
|||||||||||
– Một số đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người |
2 (0,5đ) |
|||||||||||
3 |
CHÂU NAM CỰC |
– Vị trí địa lí của châu Nam Cực |
3,5 câu (2,0đ)= 20% |
|||||||||
– Lịch sử phát kiến châu Nam Cực |
1 (1,0đ) |
|||||||||||
– Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của châu Nam Cực |
2 (0.5đ) |
1/2 (0,5đ) |
||||||||||
Tỉ lệ |
20% |
20% |
0% |
10% |
10 câu (5đ)=50% |
PHÂN MÔN LỊCH SỬ
Chương/ chủ đề |
Nội dung/ đơn vị kiếnthức |
Mức độ kiểm tra, đánh giá |
Tổng % điểm |
|||||||||
Nhận biết (TNKQ) |
Thông hiểu (TL) |
Vận dụng (TL) |
Vận dụng cao (TL) |
|||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|||||
Phân môn Lịch sử |
||||||||||||
Đại Việt thời Lý – Trần –Hồ ( 1009-1407) |
Nhà Lý xây dựng và phát triển nước Đại Việt (1009-1225) |
2TN |
1TL |
20 |
||||||||
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) |
2TN |
1TL |
15 |
|||||||||
Đại Việt thời Trần (1226-1400) |
2TN |
5 |
||||||||||
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông, Nguyên |
2TN |
1TL |
10 |
|||||||||
Số câu |
8TN |
1TL |
1TL |
1TL |
||||||||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
50% |
2. Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 7 giữa kì 2 – Đề 2
2.1 Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 7 giữa kì 2
PHÒNG GD- ĐT … TRƯỜNG THCS… |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ – KHỐI 7 Bộ: Chân trời sáng tạo Thời gian làm bài: 45 phút |
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Kênh đào nào sau đây nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương?
A. Pa-na-ma.
B. Xuy-ê.
C. Amsterdam.
D. Bangkok.
Câu 2. Kênh đào Pa-na-ma nối liền
A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Câu 3. Phía đông của Bắc Mĩ gồm các địa hình nào sau đây?
A. Dãy núi A-pa-lat, đồng bằng và hệ thống núi Cooc-đi-e.
B. Sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo và dãy núi A-pa-lat.
C. Đồng bằng duyên hải Đại Tây Dương và dãy A-pa-lat.
D. Đồng bằng trung tâm và đồng bằng duyên hải Mê-hi-cô.
Câu 4. Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo chiều nào sau đây?
A. Theo chiều bắc – nam.
B. Theo chiều đông – tây.
C. Bắc – nam và đông – tây.
D. Chủ yếu theo độ cao.
Câu 5. Tác dụng của nhập cư lớn đến Bắc Mĩ là
A. làm phong phú về văn hóa.
B. chi phí nhiều cho giáo dục.
C. thống nhất về cách sống.
D. tạo đoàn kết cộng đồng.
Câu 6. Tài nguyên rừng ở Bắc Mĩ gồm có
A. rừng lá cứng, rừng hỗn hợp, thảo nguyên.
B. rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá cứng.
C. rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng.
D. rừng lá kim, thảo nguyên, rừng hỗn hợp.
Câu 7. Ở khu vực Trung và Nam Mĩ không có đồng bằng nào dưới đây?
A. Trung tâm.
B. Pam-pa.
C. A-ma-zon.
D. La Pla-ta.
Câu 8. Các đồng bằng xếp theo thứ tự lần lượt từ Bắc xuống Nam ở lục địa Nam Mĩ là
A. Pam-pa, A-ma-dôn, La Pla-ta.
B. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa.
C. La Pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn.
D. A-ma-dôn, La Pla-ta, Pam-pa.
Câu 9. Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người
A. lai giữa các chủng tộc.
B. da đen châu Phi đến.
C. da trắng châu Âu đến.
D. lại giữa da đen và vàng.
Câu 10. Thổ dân Nam Mỹ sinh sống ở khu vực rừng A-ma-dôn hiện nay vào khoảng
A. 200 bộ tộc.
B. 300 bộ tộc.
C. 400 bộ tộc.
D. 500 bộ tộc.
Câu 11. Cuối thế kỉ XVI, người nhập cư châu Âu vào Trung và Nam Mĩ có gốc
A. CHLB Đức, Tây Ban Nha.
B. Liên Hiệp Anh, Bồ Đào Nha.
C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
D. Bồ Đào Nha, CHLB Đức.
Câu 12. Trung và Nam Mĩ dẫn đầu thế giới về
A. tốc độ đô thị hóa.
B. gia tăng dân số tự nhiên.
C. gia tăng dân số cơ giới.
D. các dải đô thị rộng lớn.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày sự phân hóa thiên nhiên theo chiều bắc – nam ở khu vực Trung và Nam Mỹ?
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Năm 1042, nhà Lý đã cho ban hành bộ luật nào?
A. Hình thư.
B. Hình luật.
C. Luật Hồng Đức.
D. Luật Gia Long.
Câu 2. Công trình kiến trúc nào sau đây không phải là thành tựu của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý?
A. Chùa Diên Hựu.
B. Thành Tây Đô.
C. Hoàng thành Thăng Long.
D. Tháp Báo Thiên.
Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về chính sách đối ngoại của nhà Lý?
A. “Bế quan tỏa cảng”, không giao lưu với bất kì nước nào.
B. Thần phục và lệ thuộc hoàn toàn vào phong kiến phương Bắc.
C. Tuyệt đối không giao thiệp với chính quyền phong kiến phương Bắc.
D. Hòa hiếu với láng giềng nhưng kiên quyết đáp trả mọi âm mưu xâm lược.
Câu 4. Việc Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa với quân Tống không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Đảm bảo quan hệ ngoại giao hòa hiếu với nhà Tống.
B. Tránh hi sinh, tổn thất xương máu cho binh sĩ hai bên.
C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng lại lực lượng.
D. Thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân Đại Việt.
Câu 5. Lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Đại Việt dưới thời Trần là
A. quý tộc.
B. nông dân.
C. nô tì.
D. địa chủ.
Câu 6. Hệ quả của việc vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh là gì?
A. Nhà Lý kết thúc năm 216 năm tồn tại, nhà Trần thành lập.
B. Nhà Lý suy yếu nghiêm trọng, họ Trần thâu tóm quyền lực.
C. Nhà Lý phải dựa vào thế lực của họ Trần để duy trì quyền lực.
D. Vua Lý Chiêu Hoàng và Trần Thái Tông cùng trị vì đất nước.
Câu 7. So với nhà Lý, tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần có điểm gì đặc biệt?
A. Thiết lập chế độ Thái thượng hoàng.
B. Tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế.
C. Không giao chức vụ cao cho người trong hoàng tộc.
D. Đặt lệ không lập hoàng hậu, không lấy trạng nguyên.
Câu 8. Trong cả 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII), quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách nào?
A. Tiên phát chế nhân.
B. Đánh điểm, diệt viện.
C. Vườn không nhà trống.
D. Đánh nhanh thắng nhanh.
Câu 9. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (năm 1285), vua Trần đã giao trọng trách Tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến cho vị tướng nào?
A. Trần Khánh Dư.
B. Trần Thủ Độ.
C. Trần Hưng Đạo.
D. Trần Quang Khải.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)?
A. Chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Nguyên với các nước Đông Nam Á.
B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
C. Buộc nhà Nguyên phải kiêng nể, thần phục đối với nhà nước Đại Việt.
D. Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông – Nguyên.
Câu 11. Điểm chung trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981) và chống quân Nguyên thời Trần (1287 – 1288) là gì?
A. Bố trí trận địa mai phục và giành được chiến thắng lớn trên sông Bạch Đằng.
B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho quân địch nhiều khó khăn.
C. Xây dựng phòng tuyến quân sự trên sông Như Nguyệt để chặn đánh giặc.
D. Chủ động tấn công trước để phòng vệ và chặn sức mạnh của quân địch.
Câu 12. Trên lĩnh vực kinh tế – tài chính, Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách cải cách nào dưới đây?
A. Ban hành tiền giấy có tên là “Thái Bình hưng bảo”.
B. Quy định số lượng ruộng đất và nô tì của quan lại, quý tộc.
C. “Bế quan tỏa cảng” không giao thương với bất kì nước nào.
D. Khuyến khích quý tộc mộ dân đi khai hoang để lập điền trang.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác biệt?
b. Phân tích nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh?
2.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lý 7
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0. 25 điểm
(Hiện chưa có đáp án)
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Sự phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc – nam ở Trung và Nam Mỹ (thể hiện rõ nét ở sự khác biệt về khí hậu và cảnh quan):
– Đới khí hậu xích đạo: nóng ẩm quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng.
– Đới khí hậu cận xích đạo: một năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt, thảm thực vật điển hình là rừng thưa nhiệt đới.
– Đới khí hậu nhiệt đới: nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang lây. Cảnh quan cũng thay đổi từ rừng nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc.
– Đới khí hậu cận nhiệt: mùa hạ nóng, mùa đông ẩm. Nơi mưa nhiều có thảm thực vật điển hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng. Nơi mưa ít có cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.
– Đới khí hậu ôn đới: mát mẻ quanh năm. Cảnh quan điển hình là rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A |
2-C |
3-B |
4-C |
5-A |
6-C |
7-A |
8-D |
9-A |
10-B |
11-C |
12-A |
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
* Yêu cầu a. So sánh đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ
– Đường lối kháng chiến của nhà Trần:
+ Tiến hành kháng chiến dựa vào sức dân, đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc
+ Đường lối kháng chiến đúng đắn, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn của cuộc chiến đấu: “lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều”; thực hiện “vườn không nhà trống”; rút lui chiến lược (để tránh thế mạnh của giặc, bảo toàn và phát triển lực lượng) và tiến hành tổng phản công khi có thời cơ (địch suy yếu).
– Đường lối kháng chiến của nhà Hồ: Không dựa vào sức mạnh toàn dân mà hoàn toàn dựa vào thành lũy (thành Đa Bang, thành Tây Đô,. . . ), vào sức mạnh quân sự (súng thần cơ, chiến thuyền có lầu,. . ) để đối kháng với quân Minh
Yêu cầu b. Nguyên nhân thất bại của nhà Hồ:
– Nguyên nhân khách quan: quân Minh có ưu thế hơn về lực lượng, vũ khí, kĩ thuật chiến đấu
– Nguyên nhân chủ quan:
+ Nhà Hồ không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc, không huy động được toàn dân tham gia chiến đấu chống ngoại xâm (0,25 điểm)
+ Đường lối kháng chiến của nhà Hồ có nhiều sai lầm, như: không phát huy được sức mạnh toàn dân; đường lối kháng chiến thiên về phòng thủ, bị động, dựa vào thành lũy, vũ khí để chống lại sức mạnh của giặc Minh,…
………..
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lý 7
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 5 Đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lý 7 (Có đáp án, ma trận) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.