TOP 6 Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 Cánh diều năm 2023 – 2024 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 1 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với 6 Đề giữa kì 1 môn Tiếng Việt 4 Cánh diều, còn giúp các em học sinh lớp 4 luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa kì 1 năm 2023 – 2024 đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi môn Tiếng Việt 4 sách KNTT, CTST. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
1. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 Cánh diều Download biên soạn
2. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 Cánh diều – Đề 1
2.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn Tiếng Việt – Lớp 4. Năm học 2023 – 2024
Thời gian: 70 phút
I. Đọc và trả lời câu hỏi (5 điểm – 35 phút)
NGƯỜI ĂN XIN
Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại… Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.
Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão.
(Theo Tuốc-ghê- nhép)
Câu 1: (M1-0,5đ) Dáng vẻ của ông lão ăn xin được miêu tả như thế nào?
A. Đôi môi tái nhợt.
B. Đôi mắt đỏ đọc và giàn giụa nước mắt.
C. Người ăn xin già lọm khọm.
D. Áo quần tả tơi thảm hại.
Câu 2: (M1-0,5đ) Khi gặp cậu bé, ông lão có hành động gì?
A. Chìa bàn tay sưng húp bẩn thỉu, rên rỉ cầu xin cứu giúp.
B. Nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm, nở nụ cười.
C. Cháu ơi, cháu có gì cho ông ăn với! Ông đói quá!
D. Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy cháu đã cho lão rồi.
Câu 3: (M2-1đ) Ông lão nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi.”, câu nói cho thấy điều gì?
Câu 4: (M3-1đ) Cậu bé đã nhận được gì từ ông lão ăn xin?
Câu 5: (M1-0,5đ) Đâu là danh từ?
A. bàn tay
B. nhìn
C. rên rỉ
D. tả tơi
Câu 6: (M1-1đ) Xếp các danh từ chiếc khăn, con người, quần áo, đồng hồ vào hai nhóm thích hợp
a) Danh từ chỉ người.
b) Danh từ chỉ vật.
Câu 7: (M2-0,5đ) Dấu gạch ngang trong trường hợp dưới đây có tác dụng gì?
Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
A. Đánh dấu lời nói của nhiều nhân vật.
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật trong đối thoại.
C. Đánh dấu các đoạn trong một bài văn.
D. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
II. Viết (5 điểm – 35 phút)
Viết đoạn văn (10 – 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thi Ca trong câu chuyện “Vệt phấn trên mặt bàn” đã học ở Bài 1.
2.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4
I. Đọc và trả lời câu hỏi (5 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm) C
Câu 2: (0,5 điểm) A
Câu 3: (1 điểm) Câu nói “Như vậy là cháu đã cho lão rồi.” cho thấy ông lão đã thấu hiểu tấm lòng chân thành của cậu bé.
Câu 4: (1 điểm) Cậu bé đã nhận được từ ông lão lòng biết ơn và sự đồng cảm.
Câu 5: (0,5 điểm) A
Câu 6: (1 điểm) Xếp đúng mỗi từ được 0,25 điểm
a) Danh từ chỉ người: con người
b) Danh từ chỉ vật: chiếc khăn, quần áo, đồng hồ
Câu 7: (0,5 điểm) B
II. Viết (5 điểm)
Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
– HS viết được đoạn văn (10 – 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thi Ca trong câu chuyện “Vệt phấn trên mặt bàn” đã học ở Bài 1.
– GV cho điểm thành phần như sau:
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về đặc điểm (ngoại hình, tính cách,…) của nhân vật Thi Ca: 3đ
- Chữ viết, chính tả: 0,75đ
- Dùng từ, đặt câu: 0,75đ
- Sáng tạo, nhiều hơn 12 câu: 0,5đ
2.3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4
TT |
Nội dung |
Số câu và số điểm |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Tổng |
||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|||||
1 |
Đọc hiểu |
– Nhận biết các chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản đọc. – Nêu được nhận xét về chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản. – Nêu được bài học rút ra từ văn bản. |
S ố câu |
2 |
1 |
1 |
2 |
2 |
||||
Câu số |
1, 2 |
3 |
4 |
|||||||||
Số điểm |
1 |
1 |
1 |
1 |
2 |
|||||||
– Nhận biết danh từ – Xếp các danh từ vào hai nhóm: danh từ chỉ người và danh từ chỉ vật. – Xác định tác dụng của dấu gạch ngang. |
Số câu |
1 |
1 |
1 |
2 |
1 |
||||||
Câu số |
5 |
6 |
7 |
|||||||||
Số điểm |
0,5 |
1 |
0,5 |
1 |
1 |
|||||||
Số câu |
3 |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
3 |
|||||
Số điểm |
1,5 |
1 |
0,5 |
1 |
1 |
2 |
3 |
|||||
2 |
Viết |
Viết bài văn tả cây cối |
5 |
|||||||||
TỔNG |
10 |
3. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 Cánh diều – Đề 2
3.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4
Trường Tiểu học………………. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 |
A. TIẾNG VIỆT (4 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản
Đọc đoạn văn sau:
EM BÉ LIÊN LẠC
Treo cái túi vào cột, tôi ngồi xuống đất. Đang mải suy nghĩ thì một bóng người nho nhỏ chạy ùa vào như một cơn gió. Một em trai người mảnh khảnh, tay cầm một chiếc gậy bằng thanh tre. Em nói với Hoạt, tay đập đập cái gậy vào thân cột một cách nghịch ngợm:
– Em đến tìm anh Tĩnh, nhưng anh ấy sốt nặng, đang ăn cháo, anh ấy bảo: “Anh mệt quá, không đi được. Em nhờ anh Hoạt cử người thay anh nhé!”.
Và không chờ Hoạt trả lời, em vội khẩn khoản nói với Hoạt:
– Anh để em đưa các anh ấy đi nha anh. Em đưa được mà!
Tôi nhìn em: một em bé gầy gò, tóc húi ngắn, hai túi của chiếc áo cánh nâu trễ xuống đến tận đùi như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng. Quần của em ngắn chỉ tới gần đầu gối để lộ ra đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy. Tôi đặc biệt chú ý đến đôi mắt của em, đôi mắt sáng và xếch lên khiến người ta có cảm giác ngay là một em bé vừa thông minh vừa thật thà.
(Theo Vũ Cao)
Câu 1. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai?
a. Nhân vật xưng “tôi”.
b. Anh Tĩnh.
c. Em bé liên lạc.
Câu 2. Em hình dung em bé liên lạc là người như thế nào?
a. Gầy gò, nho nhỏ, nhanh nhẹn, dũng cảm.
b. Thông minh, gan dạ, nhanh nhẹn.
c. Nhanh nhẹn, bạo dạn, khoẻ mạnh.
Câu 3. Em bé liên lạc có hình dáng như thế nào?
a. Gầy yếu, nho nhỏ, nhanh nhẹn.
b. Mạnh khoẻ, gầy gò.
c. Mảnh khảnh, gầy gò, nho nhỏ.
Câu 4: Em bé liên lạc làm những việc gì?
a. Liên lạc, dẫn đường cho các chú bộ đội, du kích.
b. Đi gặp anh Tĩnh và anh Hoạt.
c. Đến nhờ anh Hoạt cử người giúp anh Tĩnh.
2. Luyện từ và câu
Câu 5. Em hãy nên tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau:
Thiếu nhi tham gia các công tác xã hội:
– Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào.
– Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp và xóm làng.
– Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 6. Cho các từ sau: mùa xuân, chim én, hoa mai, thư viện, công viên, bác sĩ.
a. Các từ trên thuộc nhóm từ loại nào?
b. Tìm 4 danh từ thuộc chủ đề trường học?
Câu 7. Cho đoạn thơ sau:
Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con”
(Mèo con đi học – Phan Thị Vàng Anh)
a. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào?
b. Việc nhân hóa đó như thế nào?
c. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa đó có tác dụng như thế nào?
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (6 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong câu chuyện đã học (đã đọc).
3.2. Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 4
A. TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
c | b | c | a |
Câu 5: Câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Câu 6: Ý a đúng được 0,5 điểm; mỗi ý b đúng được 0,25 điểm.
a. Các từ trên thuộc danh từ.
b. Bảng, phấn, bàn, ghế.
Câu 7: Ý a, b đúng được 0,25 điểm; ý c đúng được 0,5 điểm
a. Hình ảnh nhân hóa được sử dụng là “chú mèo”.
b. Chú mèo trong đoạn thơ có những hoạt động y hệt như một em học sinh. Chú ta cũng phải đi học, chuẩn bị bút chì và mang mẩu bánh mì đi ăn.
c. Nhờ vào hình ảnh nhân hóa này mà bài thơ trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn. Bởi vì hình ảnh so sánh này luôn khiến người đọc cảm thấy sự đáng yêu và tinh nghịch của chú mèo.
B. KIỂM TRA VIẾT: (6 điểm)
– Trình bày dưới dạng một đoạn văn ngắn, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, bố cục đầy đủ, rõ ràng (mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn): 6 điểm.
– Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Mẫu:
Bạn nhỏ trong câu chuyện Chiếc răng khểnh là một cậu bé đáng yêu với những suy nghĩ về chiếc răng khểnh của mình. Cậu bé cảm thấy rất tự ti khi bị bạn trêu về chiếc răng ấy. Điều đó đã trở thành một nút thắt trong lòng khiến cho cậu bé ít cười hơn trước. Khi tâm sự với bố, cậu bé đã bớt tự ti hơn trước. Cậu coi đó là một bí mật của mình. Khi tâm sự với cô giáo về bí mật ấy, cậu bé đã cảm thấy vui vẻ hơn vì đã có thêm người giữ gìn bí mật cho mình. Chiếc răng khểnh sẽ là một kỉ niệm đáng yêu của cậu.
>> Tham khảo: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một nhân vật trong một câu chuyện đã học
……
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 6 Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 (Có ma trận + Đáp án) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.