Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 9 năm 2022 – 2023 gồm 6 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận. Đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học lớp 9 được biên soạn theo hình thức đề thi trắc nghiệm + tự luận (theo điểm số) với thời gian làm bài 45 phút.
Thông qua đề thi giữa kì 1 Sinh 9giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập cơ bản, luyện giải đề từ đó xây dựng kế hoạch học tập để tự tin trước mỗi bài thi chính thức. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp quý thầy cô tham khảo để ra đề thi cho các bạn học sinh. Vậy dưới đây là TOP 6 Đề thi giữa kì 1 Sinh 9 năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng đón đọc nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 1 Toán 9, đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 9.
Đề thi giữa kì 1 Sinh 9 năm 2022 – 2023 – Đề 1
Đề thi giữa kì 1 Sinh 9
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm):
* Điền vào chỗ trống….. (1 đ)
Câu 1: Xác định các kì trong nguyên phân ở các hình dưới để điền vào chỗ trống………
A…………………. B………………….. C……………………. D……………………
* Khoanh tròn chữ cái đứng trước nội đung trả lời đúng nhất: (2 đ)
Câu 2. Ở lúa, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp. P: thân cao dị hợp x thân thấp thu được F1 có tỉ lệ:
A. 1 cao: 1 thấp
B. Toàn thấp.
C. Toàn cao.
D. 3 cao: 1 thấp.
Câu 3. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:
A. 1 quả đỏ: 1 quả vàng.
B. 3 quả đỏ: 1 quả vàng.
C. toàn quả vàng.
D. toàn quả đỏ.
Câu 4. Ở bò sát, cặp NST giới tính của:
A.con cái là XY, con đực là XX.
C. con cái là XO, con đực là XX.
B.con cái là XX, con đực là XY.
D. con cái là XX, con đực là XO.
Câu 5. Cơ thể thuần chủng có kiểu gen
A. AabbCCDD
B. AABbccDD
C. aabbCCDD
D. AabbCcDD
Câu 6. Trong quá trình phân bào NST có kích thước dài nhất ở :
A.Kì trung gian
B. Kì trước
C. Kì giữa
D. Kì sau
Câu 7. Đặc điểm của giống thuần chủng là:
A. Dễ gieo trồng, cho năng suất cao, ít sâu bệnh, sinh trưởng nhanh.
B. Có khả năng sinh sản mạnh
C. Có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.
D. Nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm.
Câu 8. Trong chu kì tế bào sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở kì :
A. K ì cuối
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì trung gian
Câu 9. Một cơ thể có cặp gen mang hai gen không giống nhau được gọi là:
A. Cơ thể lai.
B. Thể đồng hợp.
C. Thể dị hợp.
D. Thể đồng tính.
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (1đ) Một phân tử ADN có 70 chu kì xoắn và 300 nucleotic loại A . Hãy tìm số lượng các nucleotic còn lại?
Câu 2: (3đ)
a. Trình bày sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN ?
b. Cho đoạn gen có trình tự các Nu trên mạch gốc như sau:
– T – G – X – A – A – T – X – G – A – T –
Hãy viết trình tự các Nu trên mạch bổ sung của ADN trên?
c. Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?
Câu 3: (2đ) Trong gia đình, vì mẹ chỉ sinh ra hai chị em gái nên đôi khi bố trách móc mẹ không biết sinh con trai làm mẹ và hai chị em rất buồn, gia đình mất hạnh phúc.
a. Bằng kiến thức sinh học, em hay chứng minh quan điểm của bố là sai lầm ?
b. Trong hoàn cảnh này em nên làm thế nào để không khí gia đình được vui vẻ, hạnh phúc?
Câu 4: (1đ) Để xác định giống thuần chủng cần phải thực hiện phép lai nào ? Nội dung của phép lai đó ? 1đ
Đáp án đề kiểm tra Sinh 9 giữa kì 1
I. TRẮC NGHIỆM: (3đ) Mỗi câu đúng 0.25đ
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
Cuối/sau/đầu/giữa |
A |
D |
A |
C |
A |
C |
D |
C |
II. TỰ LUẬN: (7đ)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 |
Tổng số nu của AND: N = 70.20 = 1400(nu) A = T = 300(nu) G = X = N/2 – A = N/2 – 300 = 400(nu) |
0.25đ 0.25đ 0.5đ |
2 |
a. – Quá trình tự nhân đôi: + 2 mạch đơn ADN tách nhau theo chiều dọc + Các nu trên mạch khuôn liên kết với các nu tự do ở môi trường nội bào theo NTBS (A – T ; G – X). + 2 mạch mới của 2 ADN con dần được hình thành đều dựa trên 2 mạch khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau. KQ: Từ 1 ADN mẹ tạo 2 ADN con giống nhau&giống mẹ. – Vì ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc: + Bổ sung + Khuôn mẫu + Bán bảo toàn( giữ lại một nữa) |
0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ |
b. Mạch bổ sung: – A – X – G – T – T – A – G – X – T – A – |
1đ |
|
3 |
a. Giải thích – Cơ chế NST xác định giới tính ở người P : (44A + X) x (44A + XY) GP : 22A + X 22A + X ; 22A + Y F1 : 44A + XX ( gái ) : 44A + XY ( trai ) – Mẹ chỉ cho 1 loại giao tử 22A + X, nếu kết hợp với giao tử 22A + X của bố sẽ sinh con gái, nếu kết hợp với giao tử 22A + Y của bố sẽ sinh con trai nên sinh con trai hay gái là do bố |
0.5đ 0.5đ |
b. Hợp lí ( Định hướng : Giải thích và khẳng định cho bố : + Sinh con trai hay gái là do người bố, không phải lỗi của mẹ + Trai hay gái đều bình đẳng như nhau không phân biệt + Con nào ngoan, học tập tốt, chăm lo, biết nghĩ đến bố mẹ…sẽ là niềm tự hào của bố mẹ…..) |
1đ |
|
4 |
– Phép lai phân tích – Là phép lai giữa cá thể mang TT trội cần xác định KG với cá thể mang TT lặn. + Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có KG đồng hợp (AA) + Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có KG dị hợp (Aa) |
0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ |
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 9
Cấp độ Chủ đề/chương |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TL |
|
Chương I: Các TN của Menden Số câu: 6 Điểm: 2,25 Tỉ lệ: 22,5% |
Phép lai phân tích Kết quả phép lai phân tích Thể đồng hợp, thể dị hợp |
||||||
5 câu 1,25 đ 56% |
1 câu 1 đ 44% |
||||||
Chương II: NST Số câu: 6 Điểm: 3,75 Tỉ lệ:37,5% |
Quá trình nguyên phân Cặp NST giới tính |
Chứng minh quan điểm sinh con trai, con gái do mẹ là sai |
Giải quyết tình huống liên quan đến vấn đề sinh con trai con gái |
||||
4 câu 1,75 đ 46% |
1 câu(2 ý)-ý1 1đ 27% |
1 câu(2 ý)-ý2 1đ 27% |
|||||
Chương III: AND và gen Số câu: 4 Điểm: 4 Tỉ lệ: 40% |
Sự tự nhân đôi của ADN Nguyên tắc tự nhân đôi của ADN Xác định trình tự các nu trên AND |
Tính số nu trên ADN |
|||||
1 câu 3đ 50% |
1 câu 1đ 50% |
||||||
Tổng số câu: |
9 câu |
1 câu |
1 câu ý |
1 câu 1 câu 1 ý- ý1 |
1 câu 1 ý-ý2 |
||
Tổng số điểm: |
4 |
3 |
2 |
1 |
|||
Tỉ lệ %: |
40% |
30 % |
20 % |
10% |
Đề thi giữa kì 1 Sinh 9 năm 2022 – 2023 – Đề 2
Đề thi giữa kì 1 Sinh 9
I. TRẮC NGHIỆM :(5 điểm) Chọn phương án đúng nhất
Câu 1: Kiểu gen nào dưới đây được xem là thuần chủng?
A. Aa
B. AA và Aa
C. AA và aa
D. AA, Aa và aa
Câu 2: Kiểu hình là gì?
A. Là hình thái kiểu cách của một con người
B. Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể
C. Là hình dạng của cơ thể
D. Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể
Câu 3: Thế nào là lai một cặp tính trạng?
A. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng tương phản
B. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng tương phản
C. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng
D. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng
Câu 4: Khi lai hai cơ thể mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì:
A. F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
B. F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
C. F1 đồng tính về tính trạng của bố mẹ và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
D. F2 phân li tính trạng theo tỷ lệ trung bình 1 trội : 1 lặn
Câu 5: Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra:
A. Quy luật phân li
B. Quy luật đồng tính và quy luật phân li
C. Quy luật phân li độc lập
D. Quy luật đồng tính
Câu 6: Theo Menđen, nội dung quy luật phân li là
A. Mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc mẹ
B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn
C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1: 2: 1
D. Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn
Câu 7: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F$_{1}$ lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình sẽ như thế nào?
A. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn
B. 4 vàng, trơn : 4 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
C. 1 vàng, trơn : 1 vàng nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
D. 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn
Câu 8: Điều kiện cơ bản để cơ thể lai F1 biểu hiện một tính trạng trong cặp tính trạng tương phản của bố hoặc mẹ là
A. Bố mẹ đem lai phải thuần chủng
B. Bố mẹ thuần chủng, tính trạng trội hoàn toàn
C. Tổng tỉ lệ kiểu hình ở F2 phải bằng 4
D. Phải có nhiều cá thể lai F1
Câu 9: Phép lai tạo ra con lai đồng tính, tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình là
A. AABb x AABb
B. AaBB x Aabb
C. AAbb x aaBB
D. Aabb x aabb
Câu 10: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. NST bắt đầu tháo xoắn. Quá trình này là ở kì nào của nguyên phân
A. Kì sau
B. Kì giữa
C. Kì cuối
D. Kì đầu
Câu 11: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là
A. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần
B. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần
C. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần
D. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần
Câu 12: Bộ NST lưỡng bội của loài người là
A.2n=8NST
B. 2n=22NST
C.2n=44NST
D. 2n=46NST
Câu 13: Kết quả kì giữa của nguyên phân các NST với số lượng là
A. 2n (đơn).
B. n (đơn).
C. n (kép)
D. 2n (kép).
Câu 14: Một loài có bộ NST 2n= 20. Có 30 tế bào của loài này tham gia giảm phân hình thành giao tử đực thì ở kì sau của giảm phân II thống kê trong tổng số các tế bào con có bao nhiêu NST ở trạng thái đơn?
A. 60
B. 80
C. 120
D. 20
Câu 15: Tính số tế bào con tạo ra qua 2 lần nguyên phân.
A. 2
B. 4
C. 8
D. 16
II. TỰ LUẬN:(5 điểm)
Câu 16: (1đ) Kết quả của một phép lai có tỷ lệ kiểu hình là 9: 3: 3: 1. Hãy xác định kiểu gen của phép lai trên?
Câu 17: (2đ) So sánh quá trình tạo giao tử đực và cái ở động vật?Tính số tế bào sau 1 lần nguyên phân của tế bào mầm?
Câu 18: (2đ)
a. Cho một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: – A – T – G – X – T – A – G – T – X-
Viết trình tự ADN mạch còn lại.
b. Tính số nucleotit mỗi loại(A,T,G,X) biết tống số nucleotit của ADN là 2000nu và loại A chiếm 25%
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh học 9
I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm, mỗi câu đúng 0,33 điểm, 3 câu đúng làm tròn 1 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
Đáp án | C | B | A | C | B | A | C | A | C | A | B | D | D | A | B |
II. TỰ LUẬN:(5 điểm) Hướng dẫn chấm điểm
Câu |
Nội dung |
Điểm |
||||
16 |
P: AABB x aabb F1: 100% AaBb F2: F1xF1: AaBb x AaBb 9A-B-:3A-bb:3aaB-:1aabb |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
||||
17 |
– Giống nhau: + Đều là quá trình phân bào. + Đều trải qua các kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. + NST tự nhân đôi một lần ở kì trung gian. – Khác nhau:
|
0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |
||||
18 |
a. – T – A – X – G – A – T – X – A – G- b. A=T=500, G=X=500 |
1 1 |
Lưu ý: Học sinh có thể giải cách khác vẫn chấm điểm tối đa.
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 9
NỘI DUNG |
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC |
|||
NHẬN BIẾT |
THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG THẤP |
VẬN DỤNG CAO |
|
Chương I Các thí nghiệm của MenDen |
– Nêu được các khái niệm: Kiểu gen, kiểu hình, giống thuần chủng, cặp tính trạng tương phản, di truyền, biến dị… – Nêu được nội dung: Thí nghiệm, kết quả và qui luật của các thí nghiệm về lai một cặp tính trạng, 2 cặp tính trạng của Menđen. |
– Xác định được kết quả của phép lai phân tích. – phân tích được các kết luận trong thí nghiệm của Menden. |
||
10 câu (4 điểm) |
7 câu (3 điểm) |
3 câu (1 điểm) |
||
Chương II Nhiễm sắc thể |
– Biết được số lần phân bào và các kì trong nguyên phân, giảm phân. – Nêu được bộ NST lưỡng bội 2n của một số loài. |
– Quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật. |
– Vận dụng tính được số NST ở các kì của nguyên phân và giảm phân. – Tính được số tế bào con tạo ra qua quá trình nguyên phân. |
|
7 câu (4 điểm) |
3 câu (1 điểm) |
1 câu (2 điểm) |
3 câu (1 điểm) |
|
Chương III ADN và gen |
– Viết được cấu trúc của phân tử ADN. – Tính được số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN. |
|||
1 câu (2 điểm) |
1 câu (2điểm) |
|||
Tổng Số câu: 18 Số điểm: 10 Tỉ lệ % |
10 câu 4 điểm 40% |
4 câu 3 điểm 30% |
1 câu 2 điểm 20% |
3 câu 1 điểm 10% |
…………………..
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 Sinh 9
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2022 – 2023 6 Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Sinh (Có đáp án, ma trận) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.