Đề thi giữa kì 1 Văn 10 Cánh diều năm 2023 – 2024 tuyển chọn 7 đề kiểm tra có ma trận kèm theo hướng dẫn đáp án chi tiết đầy đủ. Thông qua đề thi giữa kì 1 Văn 10 Cánh diều quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi, ôn tập cho các em học sinh của mình.
TOP 7 Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều được biên soạn với nhiều mức độ câu hỏi khác nhau về cả truyện ngắn và thơ với các ngữ liệu ngoài chương trình SGK. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 10 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy dưới đây là trọn bộ 7 đề thi giữa kì 1 Văn 10 Cánh diều mời các bạn theo dõi nhé.
Bộ đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều năm 2023
- Đề thi giữa kì 1 Văn 10 – Đề 1
- Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 – Đề 2
Đề thi giữa kì 1 Văn 10 – Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 10
Phần I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.
(Trích Vội vàng của Xuân Diệu, Ngữ văn 11,Tập hai, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2019,)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
A. Tự do
B. Bảy chữ
C. Tám chữ
D. Lục bát
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là gì? (0,5 điểm)
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Miêu tả
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ in nghiêng? (0,5 điểm)
A. Ẩn dụ
B. Nhân hóa
C. Điệp cấu trúc, liệt kê
D. So sánh
Câu 4. Câu thơ nào diễn tả tâm trạng vui sướng, hạnh phúc cùng lo lắng bất an của nhân vật trữ tình trong khổ thơ ? (0,5 điểm)
A. Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa
B. Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
C. Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
D. Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.
Câu 5. Đoạn thơ trên miêu tả cảnh sắc mùa xuân đang ở trạng thái nào (0,5 điểm)
A. Non tơ
B. Phai tàn
C. Trưởng thành
D. Chín
Câu 6. Tác dụng của dấu chấm ngắt giữa dòng thơ: “ Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa” (0,5 điểm)
A. Không có tác dụng gì
B. Ngắt ý trong câu thơ
C. Chỉ rõ hai trạng thái cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng bất an lo lắng của nhà thơ
D. Miêu tả niềm hạnh phúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân
Câu 7. Tác dụng của phép điệp và liệt kê trong đoạn thơ (0,5 điểm)
A. Làm nổi bật vẻ đẹp non tơ mỡ màng của bức tranh thiên nhiên mùa xuân
B. Làm nổi bật vẻ đẹp non tơ mỡ màng của bức tranh thiên nhiên mùa xuân và tâm trạng háo hức của nhà thơ khi đón nhận cảnh đẹp đó
C. Làm nổi bật tâm trạng háo hức của nhà thơ trước cảnh đẹp thiên nhiên mùa xuân
D. Làm nổi bật vẻ đẹp non tơ mỡ màng của bức tranh thiên nhiên mùa xuân, tâm trạng háo hức của nhà thơ khi đón nhận cảnh đẹp đó đồng thời giúp cho bài thơ thêm phần sinh động, hấp dẫn
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Nét đắc sắc và độc đáo của việc sử dụng nghệ thuật so sánh trong câu thơ : tháng giêng ngon như một cặp môi gần? (0,5 điểm)
A. Lấy vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực, thước đo cho vẻ đẹp thiên nhiên
B. Lấy thiên nhiên làm chuẩn mực, thước đo cho vẻ đẹp con người
C. Con người là nhân vật trung tâm của bức tranh
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 9. Xác định cảm xúc của nhà thơ được gửi gắm trong đoạn thơ trên? (1,0 điểm)
tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống cháy bỏng của Xuân Diệu
Bên cạn đó là sự vội vàng tận hưởng vẻ đep thiên nhiên, cuộc sống và sự lo lắng thầm kín trước sự trôi chảy của dòng thời gian
Câu 10. Suy nghĩ của anh chị về vấn đề dòng chảy thời gian (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá truyện ngắn “ Những chiếc ấm đất” trích trong “ Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân.
Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 10
Phần I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6 Điểm)
1.A 2B |
3C 4. C |
5A 6C |
7D 8A |
Câu 9. Xác định cảm xúc của nhà thơ được gửi gắm trong đoạn thơ trên? (1,0 điểm)
– Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống cháy bỏng của Xuân Diệu
– Bên cạn đó là sự vội vàng tận hưởng vẻ đep thiên nhiên, cuộc sống và sự lo lắng thầm kín trước sự trôi chảy của dòng thời gian
Câu 10. Suy nghĩ của anh chị về vấn đề dòng chảy thời gian (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)
– Khẳng định giá trị của thời gian đối với con người
– Thời gian trôi qua sẽ không bao giờ quay lại, kéo theo tuổi trẻ của con người một đi không trở lại
– Hãy biết quý trọng thời gian,cố gắng thực hiện những ước mơ hoài bão của mình khi thời gian con cho phép, không nên sống hoài phí để dòng thời gian vô hình trôi qua
– Phê phán một bộ phận người sống ỉ lại không biết quý trọng thời gian
– Mở rộng liên hệ bản thân
Phần II. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (4 điểm)
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC |
2 |
Cảm nhận vẻ đẹp của một nét đẹp văn hóa dân tộc: nghệ thuật thưởng trà trong truyện ngắn “ Những chiếc ấm đất” của Nguyễn Tuân. |
4 |
|
1 |
Đảm bảo yêu cầu về cấu trúc bài văn: Mở bài giới thiệu được vấn đề; thân bài được chia thành nhiều phần với các luận điểm rõ ràng, thể hiện sự hiểu biết, có chính kiến riêng thể hiện cái hay, cái đẹp của tác phẩm; kết bài khẳng định vấn đề, bài học nhận thức của bản thân. |
0.25 |
||
2 |
Xác định đúng vấn đề nghị luận: cảm nhận về truyện ngắn “ Những chiếc ấm đất” |
0.25 |
||
3 |
Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai các nội dung sau |
5.0 |
||
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận, |
0.25 |
|||
Khái quát chung: hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, tóm tắt nội dung chính của truyện |
0.25 |
|||
2. Cảm nhận về * Nội dung của truyện Một cụ Sáu mê uống trà tàu một nét đẹp truyền thống không thể nào phai nhạt được trong thói quen sống của dân tộc ta. Một thú vui tao nhã không chỉ còn là ở mặt hình thức bên ngoài nữa, mà để cảm được cái sự thanh cao thoát tục của thưởng trà phải có một tâm hồn thực sự say mê và am hiểu đối với trà đạo. Đấy mới thực sự là cái đẹp truyền thống lưu giữ, thật vậy, là lưu giữ về hình thức lẫn giá trị tâm hồn của những dân thưởng trà. Ở “Những chiếc ấm đất” của Nguyễn Tuân đã đào được tận gốc tinh hoa của sự tinh túy trong trà đạo. * Ngôi kể Đầu tiên, tác giả xây dựng lên một ngôi chùa Đồi Mai ở “cửa đào” thoát tục, mượn lời của vị sư già ở đấy – Ngôi thứ 3 quan sát khách quan chân thực từ đầu đến cuối để kể về một cụ Sáu ham mê uống trà tàu như thế nào * Nhân vật cụ Sáu qua 3 sự việc – Cái cách uống trà tàu với thú thanh cao, mà là đam mê thực thụ, cái thanh cao từ trong con người: khăng khăng trong hơn mười năm liền là một thứ nước ngọt mát ở trên chùa Đồi Mai xa xôi, vì một tuần trà mời khách mà bất chấp cái trưa nắng của ngày hè, bất chấp đường núi để đi xin một gánh nước chùa. – Hay trong lời kể của một vị khách, cụ Sáu cười khoái chí khi bắt gặp được một tâm hồn yêu mê trả tàu như cụ. Bắt gặp được một mảnh hồn đồng điệu, cụ Sáu không ngần ngại mà nghĩ rằng hắn người ăn xin này hắn là một tay sảnh sỏi vì trà mà tiêu tốn mất cá sản nghiệp; – Cái cách cụ Sáu bán đi những chiếc ẩm đất mà mình yêu quý nâng niu, những chiếc ấm mà dù cho ngày trước người ta có quãng cho cụ cả cục bạc nén cụ còn không thèm ngó; bản đi ẩm với giá rẻ, giữ lại nắp để rồi người thực sự yêu quý cái ấm trà ấy sẽ quay lại và bằng lòng trả với giá đắt hơn, không chỉ là vì bản ấm trà được giá nữa. Ở phần cuối câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh cụ Sáu bản ẩm đất cho một người khách, khách không am hiểu ấm trà tàu cụ vẫn khẳng định lại cái sự thức tài bảo của mình thuộc trước cổ tà đạo. Nhung ta có thể cảm nhận được một điều gì đó thê lương, buồn bã của những điều xa xôi xa mãi của một tài hoa của một cái đẹp dẫn đi vào dĩ vãng để rồi chỉ còn là chiếc bóng cho một thời đã qua như chính “Vang bóng một thờ |
0,5 0,5 1,25 |
|||
Đánh giá: * nội dung: “Những chiếc ấm đắt Nguyễn Tuân đã khơi dậy một vẻ đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam – thưởng trà – thú vui phong nhã. Vừa đẹp ở cung cách thưởng trà vừa đẹp ở tâm hồn người thưởng. Một vẻ đẹp duy mỹ gắn liền với tài hoa. Nghệ thuật: tài năng của Nguyễn Tuân khi miêu tả một cách tinh tế các thú chơi tao nhã của ông cha ta hồi xưa “Nguyễn Tuân đã mô tả một cách tinh tế các thói ăn chơi |
0.5 |
|||
Bài học nhận thức |
0.25 |
|||
4 |
Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu |
0.25 |
||
5 |
Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, có cách lập luận sáng tạo, tư duy quan điểm tiến bộ |
0.25 |
Ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10
STT |
KỸ NĂNG |
NỘI DUNG KIẾN THỨC |
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC |
CỘNG |
|||
1 |
ĐỌC |
– Ngữ liệu: Văn bản truyện/thơ – …. . |
Nhận biết (TNKQ) |
Thông hiểu (TNKQ) |
Vận dụng (Viết) |
Vận dụng cao (Viết) |
|
– 2 câu đọc – 2 câu TV |
– 2 câu đọc – 2 câu TV |
2 câu |
|||||
– Số câu |
4 câu |
4 câu |
2 câu |
10 câu |
|||
– Số điểm |
2,0 điểm |
2,0 điểm |
2,0 điểm |
6,0 điểm |
|||
– Tỉ lệ % |
20% |
20% |
20% |
60% |
|||
2 |
VIẾT |
– Ngữ liệu: Văn bản truyện |
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện. |
||||
– Số câu |
1 câu |
1 câu |
|||||
– Số điểm |
4,0 điểm |
4,0 điểm |
|||||
– Tỉ lệ |
40% |
40% |
|||||
Tổng số câu |
4 câu |
4 câu |
2 câu |
1 câu |
11 câu |
||
Tổng số điểm |
2,0 điểm |
2,0 điểm |
2,0 điểm |
40 điểm |
10,0 điểm |
||
Tỉ lệ % |
20% |
20% |
20% |
40% |
100% |
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 – Đề 2
Đề thi giữa kì 1 Văn 10 Cánh diều
PHÒNG GD&ĐT…. . TRƯỜNG THPT……. . |
ĐỀ KIỂM TRA GIŨA KỲ I NĂM 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 10 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) |
I. ĐỌC HIỂU (6. 0 điểm)
Đọc văn bản:
NỮ OA TẠO RA LOÀI NGƯỜI
Khi ấy, trời đất mới sinh, đã có cây cỏ, muôn thú mà chưa có loài người. Thế giới giống như một bức tranh buồn tẻ. Đi giữa thế giới hoang sơ, buồn tẻ ấy là vị đại thiên thần, chính là Nữ Oa. Lúc ấy, bà cảm thấy buồn chán, cô độc bèn nghĩ rằng cần phải tạo ra một cái gì đó cho thế giới này thêm vui tươi, giàu sức sống. Bà nghĩ ngợi hồi lâu, rồi đến bên đầm nước, lấy bùn đất màu vàng bên bờ đầm, trộn nhuyễn với nước, mô phỏng theo hình dáng của mình in bóng trên mặt nước mà nặn thành đồ vật xinh xắn, đáng yêu.
Lạ thay, vừa đặt xuống mặt đất, đồ vật xinh xắn ấy bỗng dưng có sức sống, cất tiếng nói trong trẻo, nhảy múa, vui đùa. Đồ vật xinh xắn ấy gọi là “Người”. “Người” được bàn tay nữ thần tạo ra, không giống các loài muông thú bởi được mô phỏng từ hình dáng của vị nữ thần. Nữ Oa vô cùng thích thú, hài lòng về sản phẩm do mình vừa tạo ra, bèn tiếp tục dùng đất bùn màu vàng hòa nhuyễn với nước nhào nặn ra rất nhiều người, trai có, gái có. Nhìn những con người vui đùa, cười nói xung quanh mình, Nữ Oa cảm thấy vui vẻ hẳn lên, không còn cô độc, buồn bã nữa.
Nhưng mặt đất hoang sơ vô cùng rộng lớn, bà làm việc không ngừng nghỉ trong một thời gian rất lâu mà mặt đất vẫn trống trải. Bà cứ miệt mài làm việc, làm tới lúc mỏi mệt lắm rồi mà mặt đất vẫn trống trải quá. Bà bèn nghỉ ra một cách, lấy một sợi dây, nhúng vào trong nước bùn, vung lên khắp phía. Người thì bảo bà dùng một sợi dây thừng, nhưng hồi đó làm gì có dây thừng, có lẽ bà đã dùng một sợi dây lấy từ một loài cây dây leo. Khi bà vung sợi dây dính đầy thứ bùn từ đất vàng đó lên, các giọt bùn đất màu vàng bắn đi khắp nơi, rơi xuống đất liền biến thành người, cười nói, chạy nhảy. Thế là mặt đất trở nên đông đúc bao nhiêu là người.
(Trích “Nữ Oa” (Thần thoại Trung Quốc), Dương Tuấn Anh (sưu tầm, tuyển chọn) NXB Giáo dục Việt Nam, 2009).
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên:
A. Cổ tích
B. Truyền thuyết
C. Thần thoại
D. Sử thi
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 3: Theo đoạn trích, nhân vật Nữ Oa xuất hiện trong bối cảnh (thời gian, không gian) như thế nào?
A. Trời đất mới sinh, đã có loài người nhưng chưa có cỏ cây muôn thú.
B. Trời đất mới sinh, đã có cỏ cây muôn thú, mà chưa có loài người.
C. Trời đất mới sinh, chỉ có Nữ Oa cũng một số vị thần như thần Lửa, thần Nước.
D. Trời đất mới sinh, có cỏ cây muôn thú và các vị thần Lửa, thần Nước.
Câu 4: Phương án nào sau đây đúng và đủ các sự kiện chính trong đoạn trích Nữ Oa?
A. Nữ Oa tạo ra loài người.
B. Nữ Oa bênh vực loài người, Nữ Oa trừng phạt thần Lửa và thần Nước.
C. Nữ Oa yêu thương con người, Nữ Oa tạo ra loài người.
D. Nữ Oa luyện đá vá trời, giúp đỡ loài người.
Câu 5: Đoạn trích Nữ Oa thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Biết ơn người có công với cộng đồng.
B. Tôn vinh người anh hùng.
C. Thương xót con người bé nhỏ.
D. Biết ơn thần linh và con người.
Câu 6: Dòng nào dưới đây không đúng với truyện Nữ Oa?
A. Mang yếu tố hoang đường kỳ ảo
B. Kết thúc truyện có hậu
C. Nhân vật có khả năng phi thường
D. Truyện được kể theo lời nhân vật
Câu 7: Nhân vật Nữ Oa hội tụ những vẻ đẹp gì?
A. Vẻ đẹp sức mạnh và cảm xúc
B. Vẻ đẹp thể chất và ước mơ
C. Vẻ đẹp trí tuệ và tình cảm
D. Vẻ đẹp sức mạnh và trí tuệ
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8: Về phương diện thể loại, đoạn trích Nữ Oa giống đoạn trích nào đã học, và hãy chỉ những điểm giống nhau đó?
Câu 9: “Niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn” là một trong những vẻ đẹp của thần thoại. Theo anh/chị, niềm tin ấy còn có sức hấp dẫn với con người hiện đại không?
Câu 10: Anh chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?
II. VIẾT (4 điểm)
Đọc bài thơ:
CHÂN QUÊ (Nguyễn Bính)
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Nguyễn Bính Hồng Cầu, Nguyễn Bính toàn tập (tập 1), NXB Hội Nhà văn, 2017)
Thực hiện yêu cầu:
Tình cảm đối với quê hương của chàng trai được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Anh/ Chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).
Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 10
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | C | 0,5 | |
2 | B | 0,5 | |
3 | A | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | A | 0,5 | |
6 | D | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 |
Đoạn trích Nữ Oa giống đoạn trích “Thần Trụ Trời” đã học. Điểm giống nhau: đều nói về nhân vật, chi tiết hoang đường kì ảo. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm *Lưu ý:Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. |
0,5 |
|
9 |
– Niềm tin ấy vẫn còn sức hấp dẫn đối với con người hiện đại, thể hiện qua các tín ngưỡng của nhân dân ta vẫn còn lưu giữ đến ngày nay như thờ sơn thần, thủy thần, thờ cá ông,. . . Có thể nói, người Việt ta vẫn có một niềm tin vô hình vào những vị thần chế ngự thiên nhiên, đặc biệt đối với những gia đình làm nông nghiệp. – Tin vào sự tồn tại ở thế giới khác không phải là điều xấu, nếu điều đó làm cho bản thân chúng ta tốt hơn. Chỉ những kẻ dựa vào đó để trục lợi, lợi dụng niềm tin của người khác mới đáng lên án. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm – Học sinh trả lời đúng một ý: 0,5 điểm – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm *Lưu ý:Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. |
1,0 |
|
10 |
Thông điệp tích cực thông qua văn bản: – Các bị thần linh đã có công tạo ra vũ trụ, con người, giúp con người vượt qua mọi thiên tai bằng tất cả tình yêu thương và tâm trí của mình. Chính vì vậy, mọi người hãy biết ơn, bảo vệ, giữ gìn để nó xứng đáng cới công lao của các vị thần linh. Hướng dẫn chấm: -Học sinh trả lời tương đương với một ý đã gợi trong đáp án: 1,0 điểm – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm *Lưu ý:Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. |
1,0 |
|
II |
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình cảm của chàng trai đối với quê hương qua bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính. Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. – Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. |
0,25 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: |
2,0 |
||
– Muốn gìn giữ vẻ đẹp truyền thống tốt đẹp của quê hương – Lo âu, băn khoăn, day dứt, dự cảm về những thay đổi nhanh chóng của những giá trị mang bản sắc văn hóa dân tộc. -. Hướng dẫn chấm: – Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 1,5 điểm. – Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 0,75 điểm – 1,0 điểm. – Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,5 điểm. |
1,5 |
||
– Đánh giá chung: + Thể thơ lục bát, ngôn ngữ, hình ảnh đậm tính dân tộc. + Tình cảm chân thành, thiết tha, giàu suy tư… Hướng dẫn chấm: – Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. – Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. |
0,5 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,5 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
||
I+II |
10 |
. . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 lớp 10
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 7 Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 10 (Có đáp án, ma trận) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.