Đề thi Lịch sử 11 giữa học kì 1 năm 2022 – 2023 gồm 5 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận. Đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 11 được biên soạn theo hình thức đề thi trắc nghiệm + tự luận (theo điểm số) với thời gian làm bài 45 phút.
Thông qua 5 đề thi giữa kì 1 lớp 11 giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập cơ bản, luyện giải đề từ đó xây dựng kế hoạch học tập để tự tin trước mỗi bài thi chính thức. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp quý thầy cô tham khảo để ra đề thi cho các bạn học sinh. Vậy dưới đây là TOP 5 Đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 11 năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng đón đọc nhé.
Đề kiểm tra Lịch sử 11 giữa học kì 1 – Đề 1
Đề thi Lịch sử 11 giữa kì 1
SỞ GD&ĐT………… TRƯỜNG THPT ………… |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút |
A. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 Người khởi xướng và thực hiện cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật?
A. Sô gun.
B. Thiên Hoàng Minh Trị.
C. Ca tai a ma Xen.
D. Chulalongcon
Câu 2 Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ là chính đảng của giai cấp:
A. Nông dân.
B. Tiểu tư sản.
C. Tư sản.
D. Công nhân.
Câu 3 “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” là nội dung cơ bản trong học thuyết nào của Tôn Trung Sơn:
A. Tam cương.
B. Tam tòng, tứ đức
C. Phân quyền tam lập.
D. Tam dân.
Câu 4 Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, kẻ hung hăng hiếu chiến nhất trong cuộc chạy đua giành thuộc địa là
A. Đế quốc Đức.
B. Thực dân Anh
C. Thực dân Pháp
D. Đế quốc Mĩ
Câu 5 Người tiến hành nhiều cải cách, đưa Xiêm phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa là
A. Rama IV.
B. Rama V.
C. Rama VI.
D. Rama VII.
Câu 6 Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben gan (7/1905) dựa trên cơ sở
A. Địa lí.
B. Tôn giáo.
C. Kinh tế.
D. Ý A, B, C.
Câu 7 Chủ nghĩa đế quốc Nhật có đặ điểm:
A. Quân phiệt hiếu chiến.
B. Quân phiệt phong kiến.
C. Phong kiến quân phiệt.
D. Thực dân.
Câu 8 Hiệp ước Nam Kinh giữa triều đình Mãn Thanh với thực dân Anh đã làm cho Trung Quốc trở thành nước
A. Nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
B. Thuộc địa.
C. Độc lập, tự chủ .
D. Lệ thuộc.
Câu 9 Nước nào ở Đông Nam Á trở thành thuộc địa sớm nhất của các nước Âu – Mĩ
A. Việt Nam.
B. Inđônêxia
C. Tháilan.
D. Philippin.
Câu 10 Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, hai nước ở châu Phi vẫn giữ được nền độc lập của mình
A. Angiêri, Ai Cập.
B. Xu đăng, Êtiôpia.
C. Êtiôpia, Libêria.
D. Angiêri, Libêria.
Câu 11 Nước nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được nền độc lập của mình vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
A. Việt Nam.
B. Inđônêxia
C. Tháilan.
D. Philippin.
Câu 12 Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là:
A.Giành giật thuộc địa.
B. Thái tử Áo – Hung bị ám sát.
C. Hai khối quân sự đối lập.
D. Sự phát triển không đồng đều
Câu 13 Vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Quốc là
A. Quang Tự.
B. Phổ Nghi.
C. Lưu Bị.
D. Tần Thủy Hoàng.
Câu 14 Nước đầu tiên ở Mĩ La tinh giành được độc lập,lập ra nước cộng hòa nhưng cuối cùng bị thất bại là
A. Cuba.
B. Braxin.
C. Ác hen ti na.
D. Ha-i-ti.
Câu 15 Ở cuối thế kỉ XIX, Việt Nam trở thành thuộc địa của
A. Anh.
B. Pháp.
C. Mĩ.
D. Nhật
B. TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Nguyên nhân, kết quả của cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc? Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
Câu 2 (2,0 điểm). Nguyên nhân sâu xa, duyên cớ và kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?
Đáp án đề thi giữa kì 1 Sử 11
A. TRẮC NGHIỆM (6,0điểm): 0,5 điểm/câu
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
Đápán |
B |
C |
D |
A |
B |
B |
C |
A |
D |
C |
C |
A |
B |
D |
B |
B.TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
–Nguyên nhân: + Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc và phong kiến + Nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc… hình thành phong trào giữ đường và châm ngòi cho cách mạng bùng nổ + Sự ra đời và lãnh đạo của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội do Tôn Trung Sơn sáng lập và lãnh đạo. –Kết quả,tính chất: + Kết quả: Lật đổ chế độ chuyên chế,thành lập nền cộng hoà + Là cuộc cách mạng không triệt để vì không thủ tiêu chế độ sở hữu ruộng đất, không chia ruộng đất cho dân cày, không xoá bỏ ách nô dịch của đế quốc. – Ý nghĩa: Lật đổ chế độchuyên chế,thành lập nền cộng hoà,mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á. |
0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 |
2 |
– Nguyên nhân: + Sự phát triển không đều về kinh tế,chính trị của CNTB cuối XIX đầu XX đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc + Mâu thuẫn về thuộc địa (thị trường) đã dẫn đến các cuộc chiến tranh đế quốc. + Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở châu Âu hình thành hai khối quân sự (Liên minh và khối Hiệp ước) đối đầu nhau. + Duyên cớ: 18/6/1914, thái tử Áo – Hung bị người Xecbi ám sát làm cho CTTG thứ nhất bùng nổ. –Kết cục: + Gây nhiều tai hoạ cho nhân loại: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nhiều làng mạc thành phố bị tiêu huỷ, thiệt hại 85 tỉ đôla + Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nhà nước Xô Viết ra đời đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới. + Phe Hiệp ước giành thắng lợi,nhất là Mĩ, Đức bị mất hết thuộc địa vào tay Anh, Pháp, Mĩ |
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |
Đề thi giữa kì 1 Sử 11 năm 2022 – Đề 2
Đề thi giữa kì 1 Sử 11
A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Thiên hoàng Minh Trị đã
A. duy trì chế độ phong kiến.
B. thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.
C. tiến hành những cải cách tiến bộ.
D. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.
Câu 2: Ý nào dưới đây là đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu 3: Trong 20 năm đầu (1885 – 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp đấu tranh gì đòi chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ?
A. Dùng phương pháp bạo lực.
B. Dùng phương pháp ôn hòa.
C. Dùng phương pháp thương lượng.
D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.
Câu 4: Cao trào đấu tranh 1905-1908 ở Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo?
A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp công nhân.
C. Một bộ phận quý tộc mới.
D. Một bộ phận giai cấp tư sản.
Câu 5: Mục tiêu đấu tranh của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là
A. đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến Trung Quốc, thành lập Trung Hoa dân quốc.
B. đánh đổ các thế lực đế quốc, phong kiến, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.
C. lật đổ triều đình Mãn Thanh, đánh đuổi các thế lực đế quốc, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc.
D. lật đổ triều đình Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.
Câu 6. Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang trong giai đoạn
A. khủng hoảng triền miên .
B. bước đầu phát triển.
C. phát triển thịnh đạt.
D. hình thành.
Câu 7. Mục đích của Mĩ khi đưa ra học thuyết Mơn-rô “Châu Mĩ của người châu Mĩ” là gì?
A. Đoàn kết các dân tộc Châu Mĩ.
B. Biến Mĩ latinh trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.
C. Hạn chế sự ảnh hưởng từ bên ngoài.
D. Tạo đà phát triển cho khu vực châu Mĩ.
Câu 8: Mĩ tham chiến muộn trong chiến tranh thế giới thứ nhất vì
A. Mĩ không muốn chiến tranh lan sang nước mình.
B. Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí.
C. Mĩ giữ thái độ trung lập trong chiến tranh.
D. nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh.
Câu 9. Chiến tranh thế giới thứ nhất ảnh hưởng như thế nào đến Việt nam?
A. Pháp tăng cường bòn rút bóc lột người và của nhân dân Việt Nam.
B. Chiến tranh lan rộng đến Việt Nam.
C. Việt Nam trở thành trung tâm của chiến tranh.
D. Pháp bắt lính Việt Nam phục vụ chiến tranh.
Câu 10. “Những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp 1789 thắng lợi” là các nhà
A. chủ nghĩa xã hội khoa học
B. chủ nghĩa xã hội không tưởng
C. Triết học Ánh sáng
D. Văn hóa phục hưng
Câu 11: Trong thế kỉ XVII, nước nào ở phương Tây có nhiều nhà văn, nhà thơ lớn tiêu biểu của văn học thế giới?
A. Nga
B. Anh
C. Pháp
D. Mĩ
Câu 12. Hoàn cảnh ra đời của các thành tựu văn học, nghệ thuật, tư tưởng trong buổi đầu thời cận đại khác với thời điểm đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là chủ nghĩa tư bản…
A. chưa giành thắng lợi hoàn toàn trước chế độ phong kiến.
B. đã giành thắng lợi hoàn toàn đối với chế độ phong kiến.
C. muốn tập hợp lực lượng để tấn công chế độ phong kiến.
D. muốn hình thành quan điểm và tư tưởng con người tư sản.
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1. (3,5 điểm): Trình bày nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị. Theo em yếu tố nào được xem là nhân tố “chìa khóa” để đưa nước Nhật phát triển?
Câu 2. (2,5 điểm): Phân tích ý nghĩa và tính chất của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911. Cuộc cách mạng này còn tồn tại những hạn chế gì?
Câu 3. (1.0 điểm): Em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ Nhất (1914 – 1918)?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 11
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
C | D | B | D | D | A | B | B | A | C | C | A |
0,25đ | 0,25đ | 0,25đ | 0,25đ | 0,25đ | 0,25đ | 0,25đ | 0,25đ | 0,25đ | 0,25đ | 0,25đ | 0,25đ |
II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
Câu 1 (4,0 điểm) |
* Nội dung: – Chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân. Năm 1889 hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập… |
1,0đ |
– Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống… |
1,0đ |
|
– Quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểm phương tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng (đóng tàu, SX vũ khí…), mời chuyên gia quân sự nước ngoài… |
0.5đ |
|
– Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật, cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây… |
0.5đ |
|
* Nhân tố “Chìa khóa”: – Lĩnh vự về cải cách vê giáo dục được xem là nhân tố “chìa khóa” vì: Chỉ có cải cách giáo dục mới mở đường cho người Nhật đủ bản lĩnh nắm bắt được tri thức tiên tiến từ các nước phương Tây; Từ sự nắm bắt tri thức tiên tiến sẽ đưa Nhật từ nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước tư bản hung mạnh, sau đó thành một nước đế quốc ở châu Á |
1.0đ |
|
Câu 2 (3,0 điểm) |
– Tính chất: Là cuộc cách mạng DCTS |
0,5đ |
– Ý nghĩa: + Mở đường cho kinh tế TBCN phát triển ở Trung Quốc + Ảnh hưởng đến phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới…. |
1,0đ |
|
* Hạn chế: là cuộc cách mạng tư sản không triệt để |
0.5đ |
|
+ Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, |
0.5đ |
|
+ Không thật sự tích cực chống phong kiến, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. |
0.5đ |
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 11
Tên chủ đề (nội dung, chương…) |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
Tổng |
Chủ đề 1: Nhật bản |
– Trình bày được nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị – Nhận biết được để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành những cải cách tiến bộ. |
– Hiểu được đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt. |
Đánh giá được nhân tố “chìa khóa” đưa Nhật phát triển. |
||
Số câu: 1,5 Số điểm: 3,25đ |
Số câu: 1 Số điểm: 0,25đ |
Số câu: Số điểm: |
Số câu 1/2 Số điểm: 1,0đ |
Số câu:3 Số điểm: 4,5đ Tỉ lệ 45% |
|
Chủ đề 2: Ấn Độ |
– Biết được trong 20 năm đầu (1885 – 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp đấu tranh gì đòi chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ |
– Hiểu được cao trào đấu tranh 1905-1908 ở Ấn Độ do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo |
|||
Số câu: 1 Số điểm: 0,25đ |
Số câu: 1 Số điểm: 0,25đ |
Số câu: Số điểm: |
Số câu Số điểm: |
Số câu: 2 Số điểm: 0,5đ Tỉ lệ 5,0% |
|
Chủ đề 3: Trung Quốc |
– Hiểu được mục tiêu đấu tranh của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội – Trình bày được tính chất và ý nghĩa của CMTH 1911. |
– Rút ra được hạn chế của cách mạng Tân Hợi. |
|||
Số câu: Số điểm: |
Số câu: 1,5 Số điểm: 1,75đ |
Số câu: 1/2 Số điểm: 1,5đ |
Số câu: Số điểm: |
Số câu: 2 Số điểm: 3,25đ Tỉ lệ 32,5% |
|
Chủ đề 4: Các nước Đông Nam Á (TK XIX- đầu TK XX) |
– Hiểu được cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang trong giai đoạn khủng hoảng, suy yếu |
||||
Số câu: Số điểm: |
Số câu: 1 Số điểm: 0,25đ |
Số câu: Số điểm: |
Số câu: Số điểm: |
Số câu: 1 Số điểm: 0,25đ Tỉ lệ 2,5% |
|
Chủ đề 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (TK XIX- đầu TK XX) |
– Hiểu được mục đích của Mĩ khi đưa ra học thuyết Mơn-rô “Châu Mĩ của người châu Mĩ” là gì |
||||
Số câu: Số điểm: |
Số câu: 1 Số điểm: 0,25đ |
Số câu: Số điểm: |
Số câu: Số điểm: |
Số câu: 1 Số điểm: 0,25đ Tỉ lệ 2,5% |
|
Chủ đề 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) |
– Vì sao Mĩ tham chiến muộn trong chiến tranh thế giới thứ nhất |
– Chiến tranh thế giới thứ nhất ảnh hưởng như thế nào đến Việt nam |
|||
Số câu: Số điểm: |
Số câu: Số điểm: |
Số câu: 1 Số điểm: 0,25đ |
Số câu: 1 Số điểm: 0,25 |
Số câu: 2 Số điểm: 0,5đ Tỉ lệ 15% |
|
Chủ đề 7: Những thành tựu văn hoá thời Cận đại |
– Hiểu được những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp 1789 thắng lợi” là trào lưu triết học Ánh sáng – Hiểu được trong thế kỉ XVII, nước nào ở phương Tây có nhiều nhà văn, nhà thơ lớn tiêu biểu của văn học thế giới |
– So sánh sự khác nhau về hoàn cảnh ra đời của các thành tựu văn học, nghệ thuật, tư tưởng trong buổi đầu thời cận đại với thời điểm đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX |
|||
Số câu: Số điểm: |
Số câu: 2 Số điểm: 0,5đ |
Số câu: 1 Số điểm: 0,25đ |
Số câu: Số điểm: |
Số câu: 3 Số điểm: 0,75đ Tỉ lệ 7,5% |
|
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 2,5 Số điểm: 3,0đ Tỉ lệ 30% |
Số câu: 6,5 Số điểm: 3,0đ Tỉ lệ: 30 % |
Số câu: 5 Số điểm: 20đ Tỉ lệ 20% |
Số câu: 1 Số điểm: 2,0đ Tỉ lệ 20% |
Số câu: 15 Số điểm: 10đ Tỉ lệ; 100% |
…………….
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 Sử 11
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022 – 2023 5 Đề kiểm tra Lịch sử 11 giữa học kì 1 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.