Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025 tổng hợp 3 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
TOP 3 Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc 2 đề 40% trắc nghiệm kết hợp 60% tự luận và 1 đề 60% trắc nghiệm kết hợp 40% tự luận. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ 6 đề thi giữa kì 1 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025 mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 1 Toán 8 Chân trời sáng tạo.
Đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 8
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4.0 điểm)
Hãy khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Khổ giấy A4 được quy định trong TCVN 7285:2003 là khổ giấy có kích thước:
A. 841 x 594.
B. 594 x 420.
C. 297 x 210.
D. 297 x 420.
Câu 2: Trên bản vẽ kĩ thuật, nét liền mảnh được dùng để vẽ?
A. Đường tâm, đường trục.
B. Đường kích thước, đường gióng.
C. Đường bao thấy.
D. Đường bao khuất.
Câu 3: Một viên gạch có kích thước một bề mặt 200 mm và 100 mm. Trên bản vẽ, bề mặt đó được vẽ với kích thước tương ứng là 20 mm và 10 mm. Tỉ lệ vẽ là:
A. 1: 2
B. 1 : 4
C. 1 : 5
D. 1 : 10
Câu 4: Bản vẽ chi tiết gồm có nội dung nào?
A. Khung tên, hình biểu diễn.
B. Khung tên, kích thước, hình biểu diễn, yêu cầu kĩ thuật.
C. Hình biểu diễn, yêu cầu kĩ thuật.
D. Hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật.
Câu 5: Chỉ dẫn về gia công, xử lí bề mặt thuộc nội dung nào của bản vẽ chi tiết?
A. Các hình biểu diễn.
B. Kích thước.
C. Khung tên.
D. Các yêu cầu kĩ thuật.
Câu 6: Bản vẽ lắp được dùng để làm gì?
A. Chế tạo và kiểm tra sản phẩm.
B. Dùng trong thiết kế, lắp ráp, kiểm tra và sử dụng sản phẩm.
C. Lắp ráp và kiểm tra sản phẩm.
D. Thiết kế và sử dụng sản phẩm.
Câu 7: Trình tự đọc bản vẽ lắp nào dưới đây là đúng?
A. Hình biểu diễn → Khung tên → Bảng kê → Kích thước → Phân tích chi tiết → Tổng hợp.
B. Khung tên → Bảng kê → Kích thước → Hình biểu diễn → Phân tích chi tiết →Tổng hợp.
C. Khung tên → Bảng kê → Hình biểu diễn → Kích thước → Phân tích chi tiết → Tổng hợp.
D. Khung tên → Kích thước → Bảng kê → Hình biểu diễn → Phân tích chi tiết →Tổng hợp.
Câu 8: So với bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp có thêm nội dung nào dưới đây?
A. Yêu cầu kĩ thuật.
B. Bảng kê.
C. Kích thước.
D. Khung tên.
Phần II. Tự luận: (6.0 điểm)
Câu 9: (1.0 điểm). Thế nào là phương pháp hình chiếu vuông góc?
Câu 10: (2.0 điểm). Hãy nêu tên các bước vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản?
Bước nào quyết định tới các hình chiếu của vật thể?
Câu 11: (2.0 điểm).
Quan sát hình bên, hãy mô tả hình dạng, kích thước của chi tiết đầu côn?
Câu 12: (1.0 điểm). Cho vật thể và các hướng chiếu a, b, c (hình 1). Hãy vẽ hình chiếu đứng và hình chiếu bằng đúng bản vẽ kĩ thuật cho vật thể.
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 8
Phần I. Trắc nghiệm khách quan: (4.0 điểm )
Mỗi câu đúng: 0.5 điểm
CÂU |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
ĐÁP ÁN |
C |
B |
D |
A |
D |
B |
C |
B |
Phần II. Tự luận: (6.0 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
9 |
Phương pháp các hình chiếu vuông góc: Phương pháp các hình chiếu vuông góc là một phương pháp dùng các hình chiếu vuông góc để biểu diễn hình dạng và kích thước của vật thể. |
1.0 |
10 |
– Các bước vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản: Bước 1: Phân tích vật thể thành các khối đơn giản. Bước 2: Chọn các hướng chiếu. Bước 3: Vẽ các hình chiếu các bộ phận của vật thể bằng nét liền mảnh. Bước 4: Hoàn thiện các nét vẽ và ghi kích thước. – Bước quyết định tới các hình chiếu của vật thể là bước 2 vì đây là bước chọn hướng chiếu và cần xác định hướng chiếu đúng thì hình chiếu mới chính xác. |
0.25 0.25 0.25 0.25 1.0 |
11 |
– Hình dạng bên ngoài bao gồm một phần hình nón cụt và một phần hình trụ nối liền. – Kích thước chi tiết: phần hình nón cụt (côn) có chiều dài 30 mm, đường kính đầu nhỏ 20 mm và đường kính đầu lớn 30 mm. Phần hình trụ có chiều dài 10 mm và đường kính 30 mm. Bên trong chi tiết có lỗ trụ đường kính 10 mm. |
0.5 1.5 |
12 |
Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của vật thể:
|
0.5 0.5 |
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 8
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
% tổng điểm |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||||
Số CH |
Số CH |
Số CH |
Số CH |
Số CH |
|||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
I. Vẽ kĩ thuật |
1.1. Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật |
2 |
1 |
3 |
15 |
|||||||
1.2. Hình chiếu vuông góc |
1 |
1 |
1 |
3 |
40 |
||||||||
1.3 Bản vẽ chi tiết |
2 |
1 |
2 |
1 |
30 |
||||||||
2.4. Bản vẽ lắp |
2 |
1 |
3 |
15 |
|||||||||
Tổng |
6 |
1 |
2 |
1 |
1 |
1 |
8 |
4 |
|||||
Tỉ lệ (%) |
40 |
30 |
20 |
10 |
100 |
Bảng đặc tả.
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
1.1. Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật |
Nhận biết: – Gọi tên được các loại khổ giấy. |
C1 |
||||
– Nêu được một số loại tỉ lệ. |
|||||||
– Nêu được các loại đường nét dùng trong bản vẽ kĩ thuật. |
C2 |
||||||
Thông hiểu: – Mô tả được tiêu chuẩn về khổ giấy. |
|||||||
– Giải thích được tiêu chuẩn về tỉ lệ. |
C3 |
||||||
– Mô tả được tiêu chuẩn về đường nét. |
|||||||
– Mô tả được tiêu chuẩn về ghi kích thước. |
|||||||
Vận dụng: Từ khổ giấy A0, chia khổ giấy đó thành các khổ A1, A2, A3, A4. Trình bày được khung bản vẽ trên khổ giấy A4. |
|||||||
1.2. Hình chiếu vuông góc |
Nhận biết: – Trình bày được khái niệm phương pháp các hình chiếu vuông góc, các hình chiếu vuông góc. |
C 9 |
|||||
– Gọi được tên các hình chiếu vuông góc, hướng chiếu. |
|||||||
I. Vẽ kĩ thuật |
– Nhận dạng được các khối đa diện, khối tròn xoay. |
||||||
– Nhận biết được hình chiếu và vị trí hình chiếu của một số khối đa diện, khối tròn xoay thường gặp. |
|||||||
– Trình bày được các bước vẽ hình chiếu vuông góc của một số vật thể đơn giản. |
|||||||
– Kể tên được các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản |
|||||||
– Nêu được cách xác định các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản. |
|||||||
Thônghiểu: – Phân biệt được các hình chiếu của vật thể. |
|||||||
– Sắp xếp đúng vị trí các hình chiếu vuông góc của một số khối đa diện thường gặp trên bản vẽ kỹ thuật. |
|||||||
– Hiểu được các vật thể được ghép lại bởi những khối đa diện nào và biết được các hình chiếu tương ứng của chúng. |
|||||||
– Hiểu được các bước vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản. |
C 10 |
||||||
– Tính toán được tỉ lệ để vẽ các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản. |
|||||||
Vận dụng: – Vẽ được hình chiếu vuông góc của một số khối đa diện, khối tròn xoay theo phương pháp chiếu góc thứ nhất. |
|||||||
Vận dụng cao: Vẽ và ghi được kích thước hình chiếu vuông góc của một vật thể đơn giản. |
C 12 |
||||||
Nhận biết: – Trình bày được nội dung và công dụng của bản vẽ chi tiết. |
C 5 |
||||||
1.3. Bản vẽ chi tiết |
– Kể tên các bước đọc bản vẽ chi tiết đơn giản. |
C 4 |
|||||
Thông hiểu: Mô tả được trình tự các bước đọc bản vẽ chi tiết đơn giản. |
|||||||
Vận dụng: Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản theo đúng trình tự các bước. |
C 11 |
||||||
1.4. Bản vẽ lắp |
Nhận biết: – Trình bày được nội dung và công dụng của bản vẽ lắp |
C 6 |
|||||
– Kể tên các bước đọc bản vẽ lắp đơn giản. |
C7 |
||||||
Thông hiểu: Mô tả được trình tự các bước đọc bản vẽ lắp đơn giản. Hiểu được bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết khác nhau ở điểm nào. |
C 8 |
||||||
Vận dụng: Đọc được bản vẽ lắp đơn giản theo đúng trình tự các bước |
|||||||
Tổng |
7 |
3 |
1 |
1 |
…….
Tải file tài liệu để xem trọn bộ đề thi giữa kì 1 Công nghệ 8
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ 8 năm 2024 – 2025 sách Chân trời sáng tạo 3 Đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 8 (Có đáp án, ma trận) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.