TOP 55 Đề thi giữa kì 1 lớp 8 Kết nối tri thức năm 2024 – 2025 có đáp án, bản đặc tả và ma trận đề thi giữa kì 1 theo chương trình mới. Thông qua tài liệu này giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình.
Với 55 đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 8 Kết nối tri thức gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Hoạt động trải nghiệm, Công nghệ, Tin học, Mĩ thuật, GDCD… được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 55 đề thi giữa kì 1 lớp 8 năm 2024 – 2025 mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 8 sách Kết nối tri thức.
TOP 55 đề thi giữa kì 1 lớp 8 Kết nối tri thức năm 2024 – 2025
- Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 1 Toán 8 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 8 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 1 Tin học 8 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 8 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 1 GDCD 8 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 1 Âm nhạc 8
- Đề thi giữa kì 1 Mĩ thuật 8
Xem trước đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS …. |
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 Môn Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm).
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
THU ẨM
(Uống rượu mùa thu )
(Nguyễn Khuyến)
Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.
Độ dăm ba chén đã say nhè.
(Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971)
Câu 1 (0,5 điểm). Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào ?
Câu 2 (0,75 điểm). Những hình ảnh nào gợi lên cảnh thu mang được nét riêng của mùa thu làng quê xứ Bắc Việt Nam ?
Câu 3 (1 điểm)..Tìm và chỉ rõ tác dụng của các từ tượng hình trong hai câu thơ thực:
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Câu 4 (0,75 điểm).. Dưới ngòi bút của thi nhân, bức tranh thu ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ hiện lên như thế nào?
Câu 5 (0,75 điểm). Bài thơ bồi đắp cho chúng ta những tình cảm nào?
PHẦN II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)Viếtđoạn văn nói lên suy nghĩ của em về việc bảo vệ môi trường.
Câu 2: (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích bài thơ Thu ẩm (Uống rượu mùa thu) của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Đáp án đề thi giữa kì Văn 8 Kết nối tri thức
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS …. |
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 Môn Ngữ văn lớp 8 |
Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Câu |
Yêu cầu và cách cho điểm |
Điểm |
1. |
Câu 1 (0,5 điểm). Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào ? – Thể thơ: thất ngôn bát cũ đường luật. |
0,5 |
HD chấm: * Cách cho điểm: – Trả lời đúng thể thơ: cho 0,5đ – Trả lời sai: 0 điểm |
||
2. |
Câu 2 (0,75 điểm). Những hình ảnh nào gợi lên cảnh thu mang được nét riêng của mùa thu làng quê xứ Bắc Việt Nam ? – “Làn ao lóng lánh”, – “Đóm lập lòe”, – “Da trời… xanh ngắt” |
0,75 |
HD chấm: * Cách cho điểm: + Tìm được 3-4 chi tiết- cho 0,75đ + Tìm được 2 chi tiết- cho 0,5đ + Tìm được 1 chi tiết- cho 0,25đ + Học sinh chép 4 câu thơ, cho 0,25 đ |
||
3. |
Câu 3 (1 điểm)..Tìm và chỉ rõ tác dụng của các từ tượng hình trong hai câu thơ thực: Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. – Từ tượng hình: “phất phơ”, “ lóng lánh”. – Tác dụng: + Làm cho câu thơ trở nên cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao. + Làm nổi bật những màn sương đêm giăng “phất phơ” như màu khói nhạt bên lưng giậu, là hình ảnh “bóng trăng loe” nhàn nhạt đang “lóng lánh” trên mặt ao phẳng lặng trước sân nhà. Gợi lên cảnh yên bình của làng quê. + Cho thấy sự quát sát tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
HD chấm: * Cách cho điểm: HS có thể diễn đạt theo cách khác, hợp lí vẫn cho điểm. |
||
4 |
Câu 4 (0,75 điểm) Dưới ngòi bút của thi nhân, bức tranh thu ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ hiện lên như thế nào? – Bài thơ làm nổi bật vẻ đẹp huyền ảo, lung linh mang đậm hồn thu đặc trưng của nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. – Đồng thời đó còn là nỗi ưu tư về thời thế cố giấu kín in dấu trong cách nhìn cảnh vật. |
0,75 |
HD chấm: * Cách cho điểm: Học sinh có thể dùng cách diễn đạt khác, đúng ý, vẫn cho điểm. Cách cho điểm: – Học sinh nêu đầy đủ, sâu sắc (0,75 điểm) – Học sinh nêu được 2 ý cho (0,75 điểm) – Học sinh nêu 1 ý cho (0,5 điểm) – Học sinh nêu sai: 0 điểm |
||
5 |
Câu 5 (0,75 điểm).Bài thơ bồi đắp cho chúng ta những tình cảm nào? Bài thơ bồi đắp cho chúng ta: + Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước. + Gợi lên trách nhiệm của mỗi người trong tình cảnh đất nước mất chủ quyền. |
0,75 |
HD chấm: * Cách cho điểm: Học sinh có thể dùng cách diễn đạt khác, đúng ý, vẫn cho điểm. Cách cho điểm: – Học sinh nêu đầy đủ, sâu sắc (0,75 điểm) – Học sinh nêu được 2 ý cho (0,75 điểm) – Học sinh nêu 1 ý cho (0,5 điểm) – Học sinh nêu sai: 0 điểm |
Phần II. Viết (6,0 điểm)
Câu 1: |
Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn nói lên suy nghĩ của em về việc bảo vệ môi trường. |
2,0 |
Yêu cầu |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, kiểu bài – Xác định đúng yêu cầu về hình thức của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp – Xác định đúng kiểu bài: Nghị luận xã hội. |
0,25đ |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bảo vệ môi trường |
0,25 đ |
|
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp: Trình bày được suy nghĩ của em về việc bảo vệ môi trường. Sau đây là một số gợi ý: * Mở đoạn: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận · – Môi trường đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. · – Những hành động của con người đang đe dọa đến sự tồn tại của môi trường. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết. * Thân đoạn: Lập luận làm sáng rõ ý kiến và thuyết phục người đọc · – Bảo vệ môi trường đồng nghĩa với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học và đảm bảo sức khỏe cho con người. · – Tuy nhiên, các hoạt động công nghiệp, xây dựng, và các hoạt động của con người đang gây ra những hậu quả không mong muốn như ô nhiễm không khí, nước, đất, và khí hậu biến đổi. · – Vì vậy, chúng ta cần hành động để giảm thiểu những tác động tiêu cực đó bằng cách sử dụng các công nghệ và phương pháp tiên tiến nhất. * Kết đoạn: Nêu ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động · – Để bảo vệ môi trường, mỗi người chúng ta cần thay đổi thói quen và hành động của mình. · – Chúng ta có thể bảo vệ môi trường bằng cách tiết kiệm năng lượng, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, và hạn chế sử dụng nhựa đơn sử dụng. · – Chúng ta cũng cần đưa ra các chính sách bảo vệ môi trường hiệu quả hơn từ phía chính phủ, các công ty và cộng đồng. Chúng ta đang sống trên một hành tinh duy nhất, vì vậy việc bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của một vài người mà là của tất cả chúng ta. |
1,0 đ |
|
d. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25đ |
|
e. Sáng tạo: – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. – Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25đ |
Câu 2: |
Câu 2: (4,0 điểm)Viết bài văn phân tích bài thơ Thu ẩm(Uống rượu mùa thu) của nhà thơ Nguyễn Khuyến. |
4,0 |
* Yêu cầu chung: Học sinh biết cách tạo lập một bài văn nghị luận về phân tích về 1 tác phẩm thơ. Văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. |
||
* Yêu cầu cụ thể: |
||
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. |
(0,25) |
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận – Phân tích bài thơ Thu ẩm (Uống rượu mùa thu) của nhà thơ Nguyễn Khuyến. |
0,25 |
|
c. Triển khai vấn đề |
3,0 |
|
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ, nêu ý kiến chung về bài thơ – Nguyễn Khuyến là tác giả xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam. Thu ẩm nằm trong chùm thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến và là một trong số những bài thơ thu nổi tiếng nhất của Nguyễn Khuyến – Bài thơ là dòng cảm xúc của con người yêu đời, yêu quê hương, đất nước. Trong hình ảnh thu đó là hình ảnh đồng quê Bắc Bộ với dáng thu, hồn thu lung linh. * Hướng dẫn chấm: – Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. – Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. |
0,25 |
|
2. Thân bài: * Phân tích đặc điểm nội dung – Hai câu đề: Ba gian nhà có thấp le te,Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Không giống như những tác giả khác chọn không gian sáng làm tôn lên bức tranh thu. Nguyễn Khuyến chọn mùa thu trong không gian đặc biệt là buổi đêm “ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe”. Cảnh thu thì không phải là những gì tươi đẹp, sang trọng, rực rỡ. Đó là cảnh nghèo khó “ba gian nhỏ cỏ”. Gian nhà cỏ là biểu trưng của cái nghèo, cái cực. Nhưng vào thơ Nguyễn Khuyến, cái nghèo dường như bị xóa nhòa. Từ láy “le te” gợi hình dung về mức độ thấp của cảnh vật. Bóng tối dường như bao trùm và khiến cảnh vật bị xóa nhòa. – Hai câu thực: Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,Làn áo lóng lánh bóng trăng loe.Hình ảnh thơ rất độc đáo: sương thu như màu khói phủ quanh bờ rào. Cách chọn hình ảnh rất bình dị, rất mộc mạc. Chi tiết bón trăng xuất hiện đã cho người đọc hình dung về hình ảnh mặt trăng in trên bóng nước tạo ra những gợn sóng lăn tăn khiến người nhìn có hình dung về bóng trăng loe. Âm “l” đứng đầy các từ gần nhau góp phần làm rõ hơn về bức tranh Các phụ âm đầu 7 đứng gần nhau (Làn, lóng lánh, loe) đặc tả cảnh đó và thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Khuyến. – Hai câu luận: Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,Mắt lão không vậy cũng đỏ hoe. Trong câu thơ này, tác giả miêu tả hình ảnh bầu trời. Bầu trời có màu xanh và xanh ở mức tuyệt đối “xanh ngắt”. Nghệ thuật nhân hóa “da trời” đã làm người đọc liên tưởng về hình ảnh thu tươi đẹp và giống như một người thiếu nữ xinh đẹp. Đại từ phiếm chỉ “ai” đã làm người đọc hình dung về sự huyền bí, mờ ảo trong tác phẩm. Đối tượng miêu tả thứ hai của tác giả là miêu tả chính bản thân mình. Đôi mắt đỏ hoe ở đây là đôi mắt chứa đầy những tâm trạng. Bởi lẽ, đôi mắt đỏ hoe chứa nhiều cảm xúc. – Hai câu kết: Rượu tiếng rằng hay hay chẳng mấy,Chỉ dăm ba chén đã say nhè. Cụm từ “tiếng rằng hay hay chẳng thấy” tức là thường xuyên uống rượt hoặc được hiểu là tửu lượng cao. Và dù “chỉ dăm ba chén” nhưng ta thấy được câu chuyện ở đây không phải là uống rượu. Mà đó chỉ là một vài chén. Uống rượu không nhằm say mà uống rượu để quên đi nỗi buồn thời thế. * Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật. Thể thất ngôn bát cú Đường luật Sáng tạo trong gieo vần và sử dụng từ ngữ * Hướng dẫn chấm: – Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm – 3,0 điểm. – Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 1,75 điểm – 2,25 điểm. – Phân tích chưa đầy đủ, có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 1,0 điểm – 1,5 điểm. – Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. 3. Kết bài: – Khẳng định vị trí, ý nghĩa của bài thơ + Tâm trạng u hoài của Nguyễn Khuyến thấm đượm vào cảnh vật. Nhà thơ đã làm rõ được tình thu và cảnh thu buồn bã. – Liên hệ bản thân |
0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 |
|
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. * Hướng dẫn chấm:Không cho điểm nếu bài làm có từ 15 lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,25 |
|
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, giàu hình ảnh, cảm xúc. * Hướng dẫn chấm: – Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm. |
0,25 |
|
Hướng dẫn chấm: – Điểm từ 3,5 – 4,0: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nêu trên, có ý sâu sắc; vận dụng các thao tác lập luận phù hợp, linh hoạt, văn viết mạch lạc, cảm xúc, có hình ảnh. – Điểm từ 2,5 – 3,25: Đảm bảo tương đối đầy đủ các yêu cầu trên; phân tích bài thơ chưa thật thuyết phục nhưng có ý kiến đánh giá đúng dù chưa thật sâu sắc. – Điểm 1,75 – 2,25: Đảm bảo các yêu cầu trên ở mức độ sơ sài, chưa biết đánh giá; văn còn lủng củng, nhiều lỗi chính tả, dùng từ đặt câu. – Điểm dưới 1,75: Chưa hiểu đúng đề, phân tích bài thơ một cách chung chung, thiếu thuyết phục; văn viết sai nhiều lỗi, trình bày cẩu thả. – Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề. |
Lưu ý chung:
– Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lí, đảm bảo đánh giá đúng năng lực thí sinh, khuyến khích sự sáng tạo.
– Đảm bảo toàn bài lẻ đến 0,25 điểm, không làm tròn.
Ma trận đề thi Văn lớp 8 giữa học kì 1
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Thơ Đường luật (Ngoài SGK) |
0 |
2 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
0 |
40 |
2 |
Viết |
-Viết đoạn văn NLXH |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
20 |
Phân tích tác phẩm văn học: bài thơ thất ngôn bát cứ Đường luật. |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
||
Tổng |
0 |
30 |
0 |
30 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60 % |
40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Thời gian làm bài: 90 phút
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/ Đơn vị kiến thức |
Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Văn bản Thơ Đường luật (Ngoài SGK) |
1. Nhận biết – Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối. – Tạo hiểu biết ban đầu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Chú ý hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. – Nhận biết được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ. – Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản. 2. Thông hiểu – Nêu được nội dung bao quát của văn bản. – Phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản, – Phân tích được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối. – Phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. – Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. – Phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện qua văn bản. 3. Vận dụng – Lí giải được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ. – Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản mang lại. – Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản – Phân biệt được sự khác nhau giữa thơ thất ngôn bát cú Đường luật và thơ tứ tuyệt. |
2 |
2 |
1 |
|
2 |
Viết |
– Viết đoạn văn NLXH |
Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu bài nghị luận Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…) Vận dụng: Viết được một đoạn văn nghị luận xã hội. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được cảm xúc của bản thân trước vấn đề cần bàn luận. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. |
1TL* |
1TL* |
1TL* |
1TL* |
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (Bài thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt đường luật) |
1. Nhận biết – Nhận biết yêu cầu phạm vi kiến thức, dung lượng của bài văn cần thực hiện. – Nhận biết được quy trình viết. – Nhận biết được đặc điểm cấu trúc của bài văn phân tích bài thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt đường luật. – Giới thiệu được tên tác giả, tác phẩm, nêu được vấn đề nghị luận. – Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 2. Thông hiểu – Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời, đề tài, nội dung, các hình thức nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm. – Xây dựng hệ thống luận điểm khi phân tích bài thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt đường luật (về giá trị nội dung và nghệ thuật) một cách rõ ràng, cụ thể. – Nêu được những nhận xét, những thông điệp rút ra từ bài thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt đường luật. – Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của bài viết. – Đảm bảo cấu trúc bài văn bản phân tích một tác phẩm văn học (thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt đường luật). 3. Vận dụng – Bước đầu viết được bài văn hoàn chỉnh về bố cục và thể hiện rõ sự phân tích đánh giá về một tác phẩm văn học: phân tích, đánh giá những thành công về nội dung và nghệ thuật của văn bản. – Đảm bảo cấu trúc bài văn bản phân tích một tác phẩm văn học (thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt đường luật). 4. Vận dụng cao – Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát): nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm. – Thể hiện được quan điểm cá nhân về nội dung, ý nghĩa, thông điệp và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. – Biết vận dụng hiểu biết của bản thân để liên hệ với các bài thơ khác nhằm khẳng định thêm giá trị của văn bản. – Bài viết thể hiện rõ tính sáng tạo trong diễn đạt. |
1TL* |
1TL* |
1TL* |
1TL* |
||
Tổng |
2TL |
2TL |
1TL |
1 TL |
|||
Tỉ lệ % |
30 |
30 |
30 |
10 |
|||
Tỉ lệ chung |
60 |
40 |
………….
Tải file tài liệu để xem trọn bộ đề thi giữa kì 1 lớp 8
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 8 năm 2024 – 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (10 môn) 55 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 8 (Có ma trận, đáp án) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.