TOP 28 Đề thi giữa kì 1 lớp 10 Cánh diều năm 2023 – 2024 có đáp án, bản đặc tả và ma trận đề thi giữa kì 1 theo chương trình mới. Thông qua tài liệu này giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình.
Với 28 đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 10 Cánh diều được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 10 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 28 đề thi giữa kì 1 lớp 10 năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 10 sách Cánh diều.
TOP 28 Đề thi giữa kì 1 lớp 10 Cánh diều
- Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 10
- Đề thi giữa kì 1 Toán 10
- Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử 10
- Đề thi giữa kì 1 môn Hóa học 10
- Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học 10
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 10
Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 10
Phần I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.
(Trích Vội vàng của Xuân Diệu, Ngữ văn 11,Tập hai, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2019,)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
A. Tự do
B. Bảy chữ
C. Tám chữ
D. Lục bát
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là gì? (0,5 điểm)
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Miêu tả
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ in nghiêng? (0,5 điểm)
A. Ẩn dụ
B. Nhân hóa
C. Điệp cấu trúc, liệt kê
D. So sánh
Câu 4. Câu thơ nào diễn tả tâm trạng vui sướng, hạnh phúc cùng lo lắng bất an của nhân vật trữ tình trong khổ thơ ? (0,5 điểm)
A. Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa
B. Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
C. Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
D. Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.
Câu 5. Đoạn thơ trên miêu tả cảnh sắc mùa xuân đang ở trạng thái nào (0,5 điểm)
A. Non tơ
B. Phai tàn
C. Trưởng thành
D. Chín
Câu 6. Tác dụng của dấu chấm ngắt giữa dòng thơ: “ Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa” (0,5 điểm)
A. Không có tác dụng gì
B. Ngắt ý trong câu thơ
C. Chỉ rõ hai trạng thái cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng bất an lo lắng của nhà thơ
D. Miêu tả niềm hạnh phúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân
Câu 7. Tác dụng của phép điệp và liệt kê trong đoạn thơ (0,5 điểm)
A. Làm nổi bật vẻ đẹp non tơ mỡ màng của bức tranh thiên nhiên mùa xuân
B. Làm nổi bật vẻ đẹp non tơ mỡ màng của bức tranh thiên nhiên mùa xuân và tâm trạng háo hức của nhà thơ khi đón nhận cảnh đẹp đó
C. Làm nổi bật tâm trạng háo hức của nhà thơ trước cảnh đẹp thiên nhiên mùa xuân
D. Làm nổi bật vẻ đẹp non tơ mỡ màng của bức tranh thiên nhiên mùa xuân, tâm trạng háo hức của nhà thơ khi đón nhận cảnh đẹp đó đồng thời giúp cho bài thơ thêm phần sinh động, hấp dẫn
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Nét đắc sắc và độc đáo của việc sử dụng nghệ thuật so sánh trong câu thơ : tháng giêng ngon như một cặp môi gần? (0,5 điểm)
A. Lấy vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực, thước đo cho vẻ đẹp thiên nhiên
B. Lấy thiên nhiên làm chuẩn mực, thước đo cho vẻ đẹp con người
C. Con người là nhân vật trung tâm của bức tranh
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 9. Xác định cảm xúc của nhà thơ được gửi gắm trong đoạn thơ trên? (1,0 điểm)
tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống cháy bỏng của Xuân Diệu
Bên cạn đó là sự vội vàng tận hưởng vẻ đep thiên nhiên, cuộc sống và sự lo lắng thầm kín trước sự trôi chảy của dòng thời gian
Câu 10. Suy nghĩ của anh chị về vấn đề dòng chảy thời gian (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá truyện ngắn “ Những chiếc ấm đất” trích trong “ Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân.
Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 10
Phần I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6 Điểm)
1.A 2B |
3C 4. C |
5A 6C |
7D 8A |
Câu 9. Xác định cảm xúc của nhà thơ được gửi gắm trong đoạn thơ trên? (1,0 điểm)
– Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống cháy bỏng của Xuân Diệu
– Bên cạn đó là sự vội vàng tận hưởng vẻ đep thiên nhiên, cuộc sống và sự lo lắng thầm kín trước sự trôi chảy của dòng thời gian
Câu 10. Suy nghĩ của anh chị về vấn đề dòng chảy thời gian (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)
– Khẳng định giá trị của thời gian đối với con người
– Thời gian trôi qua sẽ không bao giờ quay lại, kéo theo tuổi trẻ của con người một đi không trở lại
– Hãy biết quý trọng thời gian,cố gắng thực hiện những ước mơ hoài bão của mình khi thời gian con cho phép, không nên sống hoài phí để dòng thời gian vô hình trôi qua
– Phê phán một bộ phận người sống ỉ lại không biết quý trọng thời gian
– Mở rộng liên hệ bản thân
Phần II. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (4 điểm)
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC |
2 |
Cảm nhận vẻ đẹp của một nét đẹp văn hóa dân tộc: nghệ thuật thưởng trà trong truyện ngắn “ Những chiếc ấm đất” của Nguyễn Tuân. |
4 |
|
1 |
Đảm bảo yêu cầu về cấu trúc bài văn: Mở bài giới thiệu được vấn đề; thân bài được chia thành nhiều phần với các luận điểm rõ ràng, thể hiện sự hiểu biết, có chính kiến riêng thể hiện cái hay, cái đẹp của tác phẩm; kết bài khẳng định vấn đề, bài học nhận thức của bản thân. |
0.25 |
||
2 |
Xác định đúng vấn đề nghị luận: cảm nhận về truyện ngắn “ Những chiếc ấm đất” |
0.25 |
||
3 |
Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai các nội dung sau |
5.0 |
||
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận, |
0.25 |
|||
Khái quát chung: hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, tóm tắt nội dung chính của truyện |
0.25 |
|||
2. Cảm nhận về * Nội dung của truyện Một cụ Sáu mê uống trà tàu một nét đẹp truyền thống không thể nào phai nhạt được trong thói quen sống của dân tộc ta. Một thú vui tao nhã không chỉ còn là ở mặt hình thức bên ngoài nữa, mà để cảm được cái sự thanh cao thoát tục của thưởng trà phải có một tâm hồn thực sự say mê và am hiểu đối với trà đạo. Đấy mới thực sự là cái đẹp truyền thống lưu giữ, thật vậy, là lưu giữ về hình thức lẫn giá trị tâm hồn của những dân thưởng trà. Ở “Những chiếc ấm đất” của Nguyễn Tuân đã đào được tận gốc tinh hoa của sự tinh túy trong trà đạo. * Ngôi kể Đầu tiên, tác giả xây dựng lên một ngôi chùa Đồi Mai ở “cửa đào” thoát tục, mượn lời của vị sư già ở đấy – Ngôi thứ 3 quan sát khách quan chân thực từ đầu đến cuối để kể về một cụ Sáu ham mê uống trà tàu như thế nào * Nhân vật cụ Sáu qua 3 sự việc – Cái cách uống trà tàu với thú thanh cao, mà là đam mê thực thụ, cái thanh cao từ trong con người: khăng khăng trong hơn mười năm liền là một thứ nước ngọt mát ở trên chùa Đồi Mai xa xôi, vì một tuần trà mời khách mà bất chấp cái trưa nắng của ngày hè, bất chấp đường núi để đi xin một gánh nước chùa. – Hay trong lời kể của một vị khách, cụ Sáu cười khoái chí khi bắt gặp được một tâm hồn yêu mê trả tàu như cụ. Bắt gặp được một mảnh hồn đồng điệu, cụ Sáu không ngần ngại mà nghĩ rằng hắn người ăn xin này hắn là một tay sảnh sỏi vì trà mà tiêu tốn mất cá sản nghiệp; – Cái cách cụ Sáu bán đi những chiếc ẩm đất mà mình yêu quý nâng niu, những chiếc ấm mà dù cho ngày trước người ta có quãng cho cụ cả cục bạc nén cụ còn không thèm ngó; bản đi ẩm với giá rẻ, giữ lại nắp để rồi người thực sự yêu quý cái ấm trà ấy sẽ quay lại và bằng lòng trả với giá đắt hơn, không chỉ là vì bản ấm trà được giá nữa. Ở phần cuối câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh cụ Sáu bản ẩm đất cho một người khách, khách không am hiểu ấm trà tàu cụ vẫn khẳng định lại cái sự thức tài bảo của mình thuộc trước cổ tà đạo. Nhung ta có thể cảm nhận được một điều gì đó thê lương, buồn bã của những điều xa xôi xa mãi của một tài hoa của một cái đẹp dẫn đi vào dĩ vãng để rồi chỉ còn là chiếc bóng cho một thời đã qua như chính “Vang bóng một thờ |
0,5 0,5 1,25 |
|||
Đánh giá: * nội dung: “Những chiếc ấm đắt Nguyễn Tuân đã khơi dậy một vẻ đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam – thưởng trà – thú vui phong nhã. Vừa đẹp ở cung cách thưởng trà vừa đẹp ở tâm hồn người thưởng. Một vẻ đẹp duy mỹ gắn liền với tài hoa. Nghệ thuật: tài năng của Nguyễn Tuân khi miêu tả một cách tinh tế các thú chơi tao nhã của ông cha ta hồi xưa “Nguyễn Tuân đã mô tả một cách tinh tế các thói ăn chơi |
0.5 |
|||
Bài học nhận thức |
0.25 |
|||
4 |
Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu |
0.25 |
||
5 |
Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, có cách lập luận sáng tạo, tư duy quan điểm tiến bộ |
0.25 |
Ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10
STT |
KỸ NĂNG |
NỘI DUNG KIẾN THỨC |
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC |
CỘNG |
|||
1 |
ĐỌC |
– Ngữ liệu: Văn bản truyện/thơ – …. . |
Nhận biết (TNKQ) |
Thông hiểu (TNKQ) |
Vận dụng (Viết) |
Vận dụng cao (Viết) |
|
– 2 câu đọc – 2 câu TV |
– 2 câu đọc – 2 câu TV |
2 câu |
|||||
– Số câu |
4 câu |
4 câu |
2 câu |
10 câu |
|||
– Số điểm |
2,0 điểm |
2,0 điểm |
2,0 điểm |
6,0 điểm |
|||
– Tỉ lệ % |
20% |
20% |
20% |
60% |
|||
2 |
VIẾT |
– Ngữ liệu: Văn bản truyện |
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện. |
||||
– Số câu |
1 câu |
1 câu |
|||||
– Số điểm |
4,0 điểm |
4,0 điểm |
|||||
– Tỉ lệ |
40% |
40% |
|||||
Tổng số câu |
4 câu |
4 câu |
2 câu |
1 câu |
11 câu |
||
Tổng số điểm |
2,0 điểm |
2,0 điểm |
2,0 điểm |
40 điểm |
10,0 điểm |
||
Tỉ lệ % |
20% |
20% |
20% |
40% |
100% |
Đề thi giữa kì 1 Toán 10
Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử 10
Đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 10
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là
A. hiện thực lịch sử.
B. nhận thức lịch sử.
C. sự kiện tương lai.
D. khoa học lịch sử.
Câu 2. Một trong những chức năng cơ bản của Sử học là
A. khôi phục hiện thực lịch sử thông qua miêu tả và tưởng tượng.
B. tải tạo biến cố lịch sử thông qua thí nghiệm.
C. khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan.
D. cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Câu 3. Những nguyên tắc cơ bản cần đặt lên hàng đầu của Sử học là gì?
A. Chính xác, kịp thời, nhân văn.
B. Khách quan, trung thực, tiến bộ
C. Trung thực, công bằng, tiến bộ.
D. Công bằng, trung thực, khách quan.
Câu 4. Truyền thuyết “Thánh Gióng” được xếp vào loại hình sử liệu nào dưới đây?
A. Sử liệu hiện vật.
B. Sử liệu gốc.
C. Sử liệu thành văn.
D. Sử liệu lời nói – truyền khẩu.
Câu 5. Những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm được gọi là
A. tri thức lịch sử.
C. hiện thực lịch sử.
C. tiến trình lịch sử.
D. phương pháp lịch sử.
Câu 6. Phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được là quá trình của việc
A. phân loại các nguồn sử liệu.
B. lập thư mục các nguồn sử liệu.
C. sưu tầm đọc và ghi chép thông tin sử liệu.
D. xử lý thông tin và sử liệu.
Câu 7. Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử
A. liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tất cả mọi sự vật, hiện tượng.
B. chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bổ sung thường xuyên.
C. rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng.
D. giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống hiện đại.
Câu 8. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là sử dụng tri thức lịch sử để
A. điều chỉnh hiện tại và định hướng những việc sẽ xảy ra trong tương lai.
B. tái hiện lịch sử trong cuộc sống hiện tại một cách chân thực, sinh động.
C. giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại.
D. giải quyết tất cả mọi vấn đề khó khăn của cuộc sống hiện tại.
Câu 9. Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với các ngành khoa học xã hội và nhân văn nào sau đây?
A. Toán học, Ngôn ngữ học, Nhân học, Khoa học chính trị.
B. Triết học, Địa lí nhân văn, Văn hoá học, Công nghệ thông tin.
C. Chính trị học, Tâm lý học, Vật lí học, Ngôn ngữ học, Xã hội học.
D. Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí nhân văn, Triết học.
Câu 10. Lĩnh vực nào sau đây hỗ trợ hiệu quả cho Sử học trong việc tìm kiếm dấu vết của những nền văn minh cổ xưa thông qua quan sát từ không gian?
A. Thực tại ảo.
B. Công nghệ viễn thám.
C. Sinh học.
D. Trí tuệ nhân tạo.
Câu 11. Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ, có thể hỗ trợ Sử học thực hiện được nhiệm vụ nào sau đây?
A. Ghi chép sự đóng góp của từng ngành cho sự phát triển kinh tế.
B. Cung cấp thông tin hoạt động cho ngành Sử học và Dân tộc học.
C. Khôi phục, mô tả lịch sử hình thành và phát triển của từng ngành.
D. Tạo nên sự chuyển biến cho từng ngành để cùng hội nhập quốc tế.
Câu 12. Để khôi phục lại lịch sử các trận đánh trên sông Bạch Đằng (các năm 938, 981 và 1288), các nhà sử học có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của những lĩnh vực cơ bản nào sau đây?
A. Khảo cổ học, Văn học, Địa lí nhân văn.
B. Nhân học, Sinh học, Địa lí nhân văn.
C, Văn học, Tâm lí học, Nhân học.
D. Khảo cổ học, Sinh học, Hoá học.
Câu 13. Giá trị lịch sử của di sản được giữ gìn thông qua việc
A. kiểm kê định kì.
B. bảo tồn.
C. xây dựng, khai thác.
D. trùng tu, làm mới.
Câu 14. Ngành nghề nào dưới đây không thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
A. Thể thao mạo hiểm.
B. Xuất bản.
C. Điện ảnh.
D. Nghệ thuật biểu diễn.
Câu 15. Các loại hình di sản văn hoá đóng vai trò như thế nào đối với việc nghiên cứu lịch sử?
A. Là yếu tố có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin.
B. Là tài liệu tham khảo quan trọng, không thể thay thế.
C. Là nguồn sử liệu thành văn đáng tin cậy.
D. Là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.
Câu 16. Trong việc phát triển du lịch, yếu tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng?
A. Kết quả hoạt động trong quá khứ của ngành du lịch.
B. Hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp.
C. Những giá trị về lịch sử, văn hoá truyền thống.
D. Sự đổi mới, xây dựng lại các công trình di sản.
Câu 17. Những nền văn minh nào sau đây phát triển liên tục từ thời kì cổ đại đến thời kì trung đại?
A. Văn minh Ai Cập và văn minh Phục hưng.
B. Văn minh Hy Lạp và văn minh La Mã.
C. Văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa.
D. Văn minh Ai Cập và văn minh Ấn Độ.
Câu 18. Trạng thái tiến bộ cả về vật chất và tinh thần của xã hội loài người được gọi là
A. văn hóa.
B. văn minh.
C. mông muội.
D. dã man.
Câu 19. Những yếu tố cơ bản nào có thể giúp xác định một nền văn hoá bước sang thời kì văn minh?
A. Có chữ viết, nhà nước ra đời.
B. Có sự xuất hiện của con người.
C. Công cụ lao động bằng sắt xuất hiện.
D. Xây dựng các công trình kiến trúc.
Câu 20. Văn hoá và văn minh đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
A. trong tiến trình lịch sử.
B. kể từ khi có chữ viết và nhà nước.
C. trong giai đoạn phát triển thấp của xã hội.
D. kể từ khi con người xuất hiện cho đến hiện nay.
Câu 21. Phát minh về kĩ thuật nào sau đây của người Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành hàng hải?
A. La bàn.
B. Thuốc súng.
C. Kĩ thuật in.
D. Làm giấy.
Câu 22. Một trong những thành tựu văn minh của cư dân Ấn Độ thời cổ – trung đại là
A. tượng Phật ở chùa Lạc Sơn.
B. hệ thống chữ số từ 0 đến 9.
C. hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.
D. Kim tự tháp và tượng nhân sư.
Câu 23. Các con sông lớn là cơ sở hình thành những nền văn minh phương Đông thời kì cổ – trung đại vì
A. đã tạo nên những đồng bằng rộng lớn, bồi đắp phù sa màu mỡ.
B. khí hậu tại các khu vực này thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.
C. nền kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
D. có các hải cảng, nước sâu và kín gió, thuận lợi cho thương mại.
Câu 24. Ở Ai Cập cổ đại, sự ra đời của chữ tượng hình có ý nghĩa như thế nào?
A. Phản ánh trình độ tư duy cao của cư dân Ai Cập.
B. Là văn tự để lưu giữ và truyền bá kinh Phật.
C. Là cơ sở để cư dân Ai Cập giỏi về hình học.
D. Biểu hiện của tính chuyên chế ở mức cao.
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Phân tích, làm rõ mối quan hệ gắn bó, tương tác hai chiều giữa sử học với sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa.
Câu 2 (2,0 điểm): Chỉ ra những nét tương đồng về cơ sở hình thành của các nền văn minh phương Đông thời kì cổ – trung đại.
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 10
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A |
2-C |
3-B |
4-D |
5-A |
6-D |
7-C |
8-C |
9-D |
10-B |
11-C |
12-A |
13-B |
14-A |
15-D |
16-C |
17-C |
18-B |
19-A |
20-A |
21-A |
22-B |
23-A |
24-A |
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm):
– Vai trò của sử học đối với ngành công nghiệp văn hóa:
+ Cung cấp những tri thức liên quan đến ngành (về quá trình hình thành, phát triển và biến đổi; về vị trí, vai trò của ngành trong đời sống xã hội, )
+ Hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng cho ngành Công nghiệp văn hoá (đề tài phim ảnh, các loại hình giải trí thời trang… gắn với quảng bá di sản văn hoá).
+ Nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển bền vững (kết hợp giữa bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hoá với phát triển kinh tế, xã hội).
– Tác động của ngành công nghiệp văn hóa đối với sử học:
+ Cung cấp thông tin, nguồn tri thức của ngành cho việc nghiên cứu lịch sử (về quá trình ra đời thực trạng triển vọng, vị trí và đóng góp của ngành đối với xã hội,…).
+ Thúc đẩy sử học phát triển (quảng bá các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống,… của các cộng đồng, cũng như tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại).
+ Góp phần lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá trong cộng đồng (thông qua ngành để giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá,…)
Câu 2 (2,0 điểm):
– Điều kiện tự nhiên: các nền văn minh ở phương Đông đều được hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn – nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.
– Cơ sở kinh tế:
+ Nền tảng kinh tế căn bản là sản xuất nông nghiệp
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp được coi trọng, giữ vai trò là ngành kinh tế bổ trợ cho nông nghiệp.
– Cơ sở xã hội: dân cư trong xã hội phân chia thành nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau.
– Cơ sở chính trị: nhà nước được tổ chức theo thể chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối.
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 10
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VDC |
Số CH |
TG |
% tổng |
|||||||||
Số CH |
Thời gian |
Số CH |
Thời gian |
Số CH |
Thời gian |
Số CH |
Thời gian |
TN |
TL |
||||||
1 |
Chủ đề 1. Lịch sử và Sử học |
Bài 1. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử |
6 |
4 |
4 |
3 |
10 |
7 |
15,6% |
||||||
Bài 2. Tri thức lịch sử và cuộc sống |
1 |
10 |
1 |
10 |
22,2% |
||||||||||
2 |
Chủ đề 2. Vai trò của Sử học |
Bài 4. Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại. |
8 |
6 |
5 |
3 |
13 |
9 |
20% |
||||||
3 |
Chủ đề 3. Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ-trung đại |
Bài 5. Khái niệm văn minh. |
2 |
1 |
3 |
3 |
1 |
15 |
5 |
1 |
19 |
42,2% |
|||
Tổng |
16 |
11 |
12 |
9 |
1 |
10 |
1 |
15 |
28 |
2 |
45 |
100% |
|||
Tỉ lệ % từng mức độ nhận thức |
40 |
30 |
20 |
10 |
70 |
30 |
|||||||||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
100% |
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||
1 |
Chủ đề 1. Lịch sử và Sử học |
Bài 1. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử |
– Trình bày được Lịch sử, lịch sử loài người là gì. – Mối quan hệ giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. – Khái niệm sử học và đối tượng của sử học |
6 |
||||
– Phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. – Hiểu được nội dung của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. |
4 |
|||||||
Bài 2. Tri thức lịch sử và cuộc sống |
– Phân tích được sự cần thiết của học tập, khám phá lịch sử suốt đời và Kết nối lịch sử với cuộc sống, cuộc sống với lịch sử. |
1 |
||||||
2 |
Chủ đề 2. Vai trò của Sử học |
Bài 4. Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại. |
– Nêu được công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di sản, điều cốt lõi trong bảo vệ di sản, giá trị của di sản, Di sản văn hoá vật, Di sản thiên nhiên thể gồm những loại nào, Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, vai trò của du lịch văn hóa |
8 |
||||
– Nhận dạng được những di sản văn hóa, vật thể, phi vật thể, thiên nhiên được UNESCO công nhận. – Phân biệt được vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa |
5 |
|||||||
– Phân tích được giá trị lịch sử của di sản được giữ gìn thông qua việc bảo tồn; vai trò của những giá trị về lịch sử, văn hóa truyền thống đối với việc phát triển du lịch; |
||||||||
3 |
Chủ đề 3. Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ-trung đại |
Bài 5. Khái niệm văn minh. . |
– Nêu được khái niệm văn hóa – Biết được những tiêu chuẩn cơ bản để nhận diện nền văn minh |
2 |
||||
– Hiểu được khái niệm văn minh. – Phân biệt được những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh – Hiểu được ý nghĩa của những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại |
3 |
|||||||
– Rút ra được những thành tựu của nền văn minh Ai Cập |
1 |
|||||||
Tỉ lệ % từng mức độ nhận thức |
40 |
30 |
20 |
10 |
||||
Tỉ lệ chung |
70 |
30 |
Đề thi giữa kì 1 môn Hóa học 10
Đề thi giữa kì 1 Hóa 10
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu × 0,25 = 7 điểm)
1) Mức độ Nhận biết
Câu 1: Đối tượng nào sau đây là đối tượng nghiên cứu của hóa học?
A. Sự quay của Trái Đất.
B. Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.
C. Chất và sự biến đổi về chất.
D. Tác dụng của thuốc với cơ thể người.
Câu 2: Cho các phương pháp: lý thuyết, thực hành, vẽ hình họa, mỹ thuật. Có bao nhiêu phương pháp được sử dụng để học tập hóa học?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 3: Ngành nào sau đây không liên quan đến hóa học?
A. Mĩ phẩm.
B. Năng lượng.
C. Dược phẩm.
D. Vũ trụ.
Câu 4: Trong hạt nhân nguyên tử có chứa những loại hạt nào?
A. proton, neutron.
B. electron, neutron.
C. electron, proton.
D. proton, neutron, electron.
Câu 5: Hạt nào sau đây mang điện tích âm?
A. Proton.
B. Hạt nhân
C. Electron.
D. Neutron.
Câu 6: Khối lượng của một proton bằng
A. 0,00055 amu.
B. 0,1 amu.
C. 1 amu.
D. 0,0055 amu.
Câu 7: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng
A. số neutron.
B. nguyên tử khối.
C. số khổi.
D. số proton.
Câu 8: Số hiệu nguyên tử (Z) của nguyên tố hóa học không bằng giá trị nào sau đây?
A. Số hạt proton.
B. Số hạt electron.
C. Số điện tích dương.
D. Số hạt neutron.
Câu 9: Đồng vị là những nguyên tử có
A. cùng số proton, khác số neutron.
B. cùng số neutron.
C. cùng số khối.
D. cùng số proton, cùng số neutron.
Câu 10: Theo mô hình Rutherford-Bohr, quỹ đạo chuyển động của các electron xung quanh hạt nhân có dạng hình gì?
A. Hình zich-zắc.
B. Hình tròn.
C. Hình vuông.
D. Không xác định.
Câu 11: AO nào có dạng hình cầu?
A. AO px.
B. AO pz.
C. AO s.
D. AO py.
Câu 12: Lớp K có mấy phân lớp?
A. 1.
B. 3.
C. 5.
D. 7.
Câu 13: Số electron tối đa trong lớp M là bao nhiêu?
A. 2.
B. 8.
C. 32.
D. 18.
Câu 14: Phân lớp nào sau đây kí hiệu sai?
A. 1s
B. 3p.
C. 3d.
D. 2d.
Câu 15: Sự phóng xạ là quá trình xảy ra do yếu tố nào?
A. Sự tác động của bên ngoài.
B. Sự tác động của con người.
C. Sự tự phát.
D. Do từ trường trái đất.
Câu 16: Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự của ô nguyên tố không được tính bằng
A. số proton.
B. số electron.
C. số hiệu nguyên tử.
D. số khối.
2) Mức độ Thông hiểu
Câu 17: Cho biết, khối lượng của một proton bằng 1 amu, của một electron bằng 0,00055 amu. Tỉ lệ về khối lượng giữa hạt proton và hạt electron có giá trị bằng khoảng
A. 181,8.
B. 1818.
C. 18,18.
D. 1,818.
Câu 18: Kích thước hạt nhân so với kích thước nguyên tử bằng khoảng bao nhiêu lần?
A. 106lần.
B. 107lần.
C. 10-4-10-3 lần.
D. 10-5-10-4 lần.
Câu 19: Một nguyên tử có chứa 8 proton trong hạt nhân. Số hiệu nguyên tử của nguyên tử này là
A.8.
B. 9.
C. 16.
D. 4.
Câu 20: Nguyên tử X có chứa 7 proton và 8 neutron. Kí hiệu nguyên tử của X là
Câu 22: Cho các nguyên tử với các giá trị trong bảng sau
Nguyên tử Giá trị |
X |
Y |
G |
T |
Tổng hạt (p, n, e) |
82 |
24 |
40 |
26 |
Số khối |
56 |
16 |
27 |
18 |
Những nguyên từ nào là đồng vị của nhau?
A. X và Y.
B. Y và G.
C. G và T.
D. Y và T.
Câu 23: Electron chuyển từ lớp gần hạt nhân ra lớp xa hạt nhân thì sẽ
A. thu năng lượng.
B. giải phóng năng lượng.
C. không thay đổi năng lượng.
D. vừa thu vừa giải phóng năng lượng.
Câu 24: Theo em, xác suất tìm thấy electron trong toàn phần không gian bên ngoài đám mây là khoảng bao nhiêu phần trăm?
A. 0%.
B. 100%.
C. khoảng 90%.
D. khoảng 50%.
Câu 25: Kí hiệu cấu hình electron nào sau đây viết sai?
A. 2s2.
B. 3p5.
C. 1s3.
D. 3d2.
Câu 26: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử Oxygen (Z = 8)?
A. 1s22s32p3.
B. 1s22s42p2.
C. 1s22s12p5.
D. 1s22s22p4.
Câu 27: Cấu hình orbital nào sau đây viết đúng?
Câu 28: Cho các cấu hình electron sau:
(1) 1s2. |
(2) 1s22s22p3. |
(3) 1s22s22p6. |
(4) 1s22s22p63s23p1. |
(5) 1s22s22p63s2. |
(6) 1s22s22p63s23p64s1. |
Có bao nhiêu cấu hình electron trong các cấu hình cho trên là của nguyên tử kim loại?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
3) Mức độ Vận dụng
Câu 29: (1 điểm)
Cho nguyên tử Nitrogen (Z = 7).
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của nitrogen.
b) Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nitrogen theo dạng orbital.
c) Cho biết nitrogen là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao?
Câu 30: (1 điểm)
Cho nguyên tử Aluminum (Z = 13).
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của aluminum.
b) Xác định vị trí của aluminum trong bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm).
4) Mức độ Vận dụng cao
Câu 31: (0,5 điểm)
Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản electron, proton, neutron bằng 18. Biết trong tự nhiên, các đồng vị bền luôn có tỉ lệ . Xác định số hạt electron, proton, neutron của nguyên tử X.
Câu 32: (0,5 điểm)
Chlorine có hai đồng vị bền là 35Cl và 37Cl. Nguyên tử khối trung bình của chlorine là 35,45. Tính số mol của mỗi loại đồng vị có trong 3,545 gam Chlorine.
Ma trận đề thi giữa học kì 1 Hóa 10
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
% tổng điểm (%) |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Số câu |
Thời gian (phút) |
|||||||||
Số câu |
Thời gian (phút) |
Số câu |
Thời gian (phút) |
Số câu |
Thời gian (phút) |
Số câu |
Thời gian (phút) |
TN |
TL |
|||||
1 |
Nhập môn hóa học |
3 |
2,25 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
3 |
0 |
2,25 |
7,5 |
|
2 |
Cấu tạo nguyên tử |
Thành phần nguyên tử |
3 |
2,25 |
2 |
2,0 |
0 |
0 |
1 |
6 |
5 |
1 |
10,25 |
17,5 |
Nguyên tố hóa học |
3 |
2,25 |
3 |
3,0 |
0 |
0 |
1 |
6 |
6 |
1 |
11,25 |
20 |
||
Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử |
2 |
1,5 |
2 |
2,0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
4 |
0 |
3,5 |
10 |
||
Lớp, phân lớp và cấu hình electron |
3 |
2,25 |
3 |
3,0 |
1 |
4,5 |
0 |
0 |
6 |
1 |
9,75 |
25 |
||
3 |
Chuyên đề 10.1 |
Phản ứng hạt nhân |
1 |
0,75 |
1 |
1,0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
0 |
1,75 |
5 |
4 |
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học |
Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học |
1 |
0,75 |
1 |
1,0 |
1 |
4,5 |
0 |
0 |
2 |
1 |
6,25 |
15 |
Tổng |
16 |
12,0 |
12 |
12,0 |
2 |
9,0 |
2 |
12,0 |
28 |
4 |
45 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
40% |
30% |
20% |
10% |
||||||||||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
BẢNG ĐẶC TẢ
STT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra, đánh giá |
Số câu hỏi theo các mức độ nhận thức |
Tổng |
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
|||||
Nhập môn hóa học |
(1) Nhận biết – Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học. [1] – Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học. [2] – Nêu được vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất, …[3] |
3 |
||||||
1 |
Cấu tạo nguyên tử |
Thành phần của nguyên tử |
(1) Nhận biết – Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm. [4,5] – Kích thước, khối lượng của nguyên tử. [6] – Hạt nhân gồm các hạt proton và neutron. – Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và neutron. (2) Thông hiểu – Khối lượng của electron nhỏ hơn nhiều so với khối lượng proton và nơtron. [17] – Kích thước của nguyên tử chủ yếu là kích thước của lớp vỏ.[18] (3) Vận dụng – Xác định số proton, electron, neutron trong nguyên tử. – Xác định khối lượng nguyên tử. (4) Vận dụng cao – Làm bài tập liên quan đến thành phần cấu tạo nguyên tử. [31] – So sánh khối lượng, kích thước của p, e, n với nguyên tử. |
3 |
2 |
1 |
||
Nguyên tố hóa học |
(1) Nhận biết – Nguyên tố hóa học. [7] – Số hiệu nguyên tử, số khối, kí hiệu nguyên tử. [8] – Khái niệm đồng vị. [9] (2) Thông hiểu – Nguyên tố hóa học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân. – Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử. [19] – Kí hiệu nguyên tử Trong đó X là kí hiệu hóa học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt neutron. [20] – Đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố (tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có hai đồng vị khi biết phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị).[21] (3) Vận dụng – Xác định số electron, số proton, số neutron, số khối, điện tích hạt nhân khi biết kí hiệu nguyên tử và ngược lại. – Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị. (4) Vận dụng cao – Tính phần trăm các đồng vị. – Tính số nguyên tử, phần trăm của một đồng vị trong một lượng chất xác định. [32] – Tính nguyên tử khối trung bình trong bài toán phức tạp. – Sử dụng Phổ Khối để xác định nguyên tử khối, phân tử khối và hàm lượng các đồng vị bền của một nguyên tố |
3 |
3 |
1 |
||||
Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử |
(1) Nhận biết – Mô hình Rutherford-Bohr: electron chuyển động theo quỹ đạo giống như các hành Hóah quay xung quanh mặt trời. [10] – Mô hình hiện đại: electron chuyển động không theo quỹ đạo cố định. – Khái niệm AO nguyên tử: là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%). – Hình dạng các AO s, p, d, f. [11] – Mỗi AO chỉ chứa tối đa 2 electron. (2) Thông hiểu – So sánh được mô hình Rutherford-Bohr và mô hình hiện đại. – So sánh năng lượng của các lớp electron: K, L, M, N, O, …[22] – Xác suất tìm thấy hạt electron trong orbital. [23] |
2 |
2 |
|||||
Lớp, phân lớp và cấu hình electron |
(1) Nhận biết – Trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L, M, N). – Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp.[12] – Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau. – Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp.[13] – Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử. [14] – Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên. – Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron (ns2np6), lớp ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng heli có 2 electron). – Hầu hết các nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng. – Hầu hết các nguyên tử phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng. (2) Thông hiểu – Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao và sắp xếp thành từng lớp. – Hiểu được cách phân bố electron vào các lớp thứ 1, 2, 3. – Hiểu được cách phân bố electron vào các phân lớp. – Quy ước viết cấu hình electron của nguyên tử. – Quy ước viết cầu hình electron theo orbital. – Xác định số electron lớp ngoài cùng. – Xác định loại nguyên tố s, p, d dựa vào cấu hình electron nguyên tử. (3) Vận dụng – Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d) trong một lớp, trong nguyên tử và biểu diễn được sự phân bố các electron trên mỗi lớp trong nguyên tử cụ thể. – Viết được cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hóa học. [29] – Viết được cấu hình electron theo orbital của một số nguyên tố hóa học. [29] – Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hóa học cơ bản (là kim loại, phi kim hay khí hiếm) của nguyên tố tương ứng. [29] |
3 |
3 |
1 |
||||
2 |
Chuyên đề 10.1 |
Phản ứng hạt nhân |
(1) Nhận biết Nêu được khái niệm về phóng xạ tự nhiên, phóng xạ nhân tạo và phản ứng hạt nhân. [15] (2) Thông hiểu Lấy được ví dụ về phóng xạ tự nhiên, phóng xạ nhân tạo và phản ứng hạt nhân. [27] (3) Vận dụng Viết được sơ đồ phóng xạ tự nhiên, phóng xạ nhân tạo và viết được phản ứng hạt nhân. (4) Vận dụng cao Áp dụng được định luật bảo toàn điện tích, bảo toàn số khối để tính toán cho phản ứng hạt nhân. |
1 |
1 |
|||
3 |
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học |
Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học |
(1) Nhận biết – Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. [16] – Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B). (2) Thông hiểu – Chu kì: là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. – Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số e hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm. – Mối liên hệ giữa cấu hình electron và vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn. – Số thứ tự ô nguyên tố bằng số e = số p. [28] (3) Vận dụng – Xác định được loại nguyên tố dựa vào cấu hình electron và dựa vào tính chất. – Xác định vị trí của nguyên tố khi biết cấu hình electron nguyên tử và ngược lại viết cấu hình electron, dự đoán tính chất dựa vào vị trí trong bảng tuần hoàn. [30] – Giải thích được mối liên hệ giữa cấu hình electron và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, dẫn ra thí dụ minh họa. (4) Vận dụng cao – Làm bài tập xác định vị trí của một nguyên tố. |
1 |
1 |
1 |
||
Tổng số câu: |
16 |
12 |
2 |
2 |
32 |
|||
Điểm: |
4,0 |
3,0 |
2,0 |
1,0 |
10 |
|||
Tỉ lệ % từng mức độ nhận thức: |
40% |
30% |
20% |
10% |
100% |
Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học 10
Đề thi giữa kì 1 Tin học 10
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1 (NB A.1): Em đọc thông tin dòng chữ viết trên bảng tin nhà trường. Lúc đó nội dung dòng chữ là:
A. Thông tin
B. Dữ liệu
C. Vừa là thông tin vừa là dữ liệu
D. Vật mang tin
Câu 2 (NB A.1): 1 byte bằng nhiêu bit
A. 10
B. 2
C. 3
D. 8
Câu 3 (NB A.1): Biển báo sau chứa dữ liệu dạng gì?
A. Dạng hình ảnh
B. Dạng chữ
C. Dạng hình ảnh, chữ và số
D. Dạng số
Câu 4. (TH A.1): Theo bảng chỉ dẫn trên Google Map, Ngân biết được vị trí mà mình đang đứng để đến được Siêu Thị thì cần rẽ phải sau đó đi thẳng. Điều Ngân nhận biết được gọi là
A. vật mang tin
B. dữ liệu
C. thông tin
D. vật mang tin, thông tin, dữ liệu
Câu 5. (TH A.1): Trên một thẻ nhớ có ghi dung lượng 16GB. Mỗi bức ảnh Lan chụp bằng máy ảnh có dung lượng khoảng 12MB. Lan đang thắc mắc liệu thẻ nhớ có thể chứa tối đa bao nhiêu bức ảnh?
A. Khoảng dưới 1300 bức ảnh
B. Khoảng 1420 bức ảnh
C. Khoảng 1356 bức ảnh
D. Khoảng 1365 bức ảnh
Câu 6. (TH A.1): Cây đàn organ điện tử có các nút điều khiển, có thể thay thế nhiều nhạc cụ khác nhau. Hãy chọn khẳng định đúng?
A. Đàn organ điện tử không phải là thiết bị số mà là nhạc cụ.
B. Đàn organ điện tử là thiết bị số.
C. Đàn organ điện tử vừa là thiết bị thông minh vừa là nhạc cụ.
D. Đàn organ điện tử là thiết bị thông minh.
Câu 7 (NB A.2): Trong danh sách các thiết bị dưới đây, thiết bị nào là thiết bị thông minh, thiết bị nào không nên thêm hai chữ thông minh?
(1). Đồng hồ lịch vạn niên;
(2) Robot hút bụi
(3) Người máy
(4) Camera nhận dạng khuôn mặt
A. (1); (2); (4)
B. (1); (3)
C. (2); (3); (4)
D. (2); (4)
Câu 8 (NB A.2): Chọn đáp án KHÔNG ĐÚNG trong các phát biểu sau?
A. Công nghệ thông tin giúp con người rất hiệu quả trong việc trích xuất thông tin từ dữ liệu.
B. Khai thác tri thức là việc tạo ra tri thức từ các nguồn dữ liệu và thông tin.
C. Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực khoa học nhằm tạo ra các hệ thống thông minh, góp phần làm nên các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao.
D. Thiết bị thông minh là thiết bị điện tử không thể hoạt động tự chủ khi không có sự can thiệp của con người.
Câu 9 (NB A.2): Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A. Internet, máy tìm kiếm, mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo làm thay đổi xã hội loài người.
B. Internet là một thành tựu vĩ đại làm thay đổi tính khí một người.
C. Trí tuệ nhân tạo thật nguy hiểm cho xã hội loài người.
D. Máy tính có khả năng ưu việt có thể thay thế con người trong mọi lĩnh vực.
Câu 10 (TH A.2): Phát biểu nào SAI khi nói về 4 trụ cột để phát triển kinh tế tri thức:
A. Giáo dục và đào tạo: Tạo ra nguồn nhân lực có học vấn và tay nghề cao để sử dụng tri thức sáng tạo.
B. Công nghệ thông tin và truyền thông: có cơ sở hạ tầng thông tin năng động, tạo thuận lợi cho việc phổ biến và xử lý thông tin một cách hiệu quả.
C. Khoa học và công nghệ: Khai thác tri thức toàn cầu, tiếp thu và vận dụng theo nhu cầu riêng, tạo ra tri thức mới, sáng tạo và đổi mới mang lại hiệu quả kinh tế.
D. Y tế: lĩnh vực hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân từ hoạt động vệ sinh môi trường sống và làm việc, dinh dưỡng, phòng chống bệnh tật đến việc khám và điều trị bệnh.
Câu 11 (TH A.2): Sau nhiều năm để dành tiền tiết kiệm, Lan được bố mẹ dẫn đi mua máy tính. Theo em để xác định được tốc độ vi xử lý của máy tính, Lan cần dựa vào:
A. giá tiền.
B. hãng sản xuất.
C. độ lớn của màn hình.
D. các thông số của máy tính.
Câu 12 (TH A.2): Môt thiết bị lưu trữ có dung lượng 8 GB. Một cuốn sách chiếm 35MB. Vậy thiết bị lưu trữ được tối đa bao nhiêu cuốn sách.
A. 720
B. 324
C. 234
D. 157
Câu 13 (NB B.1): Phát biểu nào sau đây về các thiết bị trong hệ thống IoT là Sai?
A. Được gắn cảm biến để tự cảm nhận môi trường xung quanh.
B. Là những cảm biến được kết nối mạng với nhau thành một hệ thống.
C. Được kết nối mạng Internet để phối hợp với nhau tạo thành một hệ thống tự động.
D. Được trang bị Trí tuệ nhân tạo (AI) để có khả năng tự thực hiện công việc.
Câu 14 (NB B.1): Đâu không phải là loại hình dịch vụ lưu trữ?
A. Google Drive
B. Gmail
C. Dropbox
D. iCloud
Câu 15 (NB B.1): IoT có thành phần nào sau:
A. Giao thông thông minh
B. Nhà thông minh
C. Y tế thông minh
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 16 (NB B.1): Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là ưu điểm của điện toán đám mây?
A. Giảm chi phí
B. Dễ sử dụng, tiện lợi
C. Tăng lao động
D. An toàn dữ liệu
Câu 17 (NB B.1): Phương án nào sau đây nêu đúng các thành phần của Dịch vụ đám mây bao gồm?
A. Nền tảng, phần mềm, cơ sở hạ tầng
B. Phần mềm, phần cứng, cơ sở hạ tầng
C. Nền tảng, phần cứng, cơ sở hạ tầng
D. Phần cứng, nền tảng, phần mềm
Câu 18 (TH B.1): Để bảo vệ dữ liệu trên máy tính an toàn khi sử dụng Internet, em không nên làm gì?
A. Cài phần mềm diệt virus
B. Thường xuyên cập nhật hệ điều hành
C. Mở các tệp đính kèm từ mail của người lạ gửi đến.
D. Bật chức năng tường lửa của máy tính.
Câu 19 (TH B.1): Những tờ tiền giấy có thể bị bẩn, bị rách hoặc bị làm giả. Ứng dụng nào sau đây của Internet giúp khắc phục những hạn chế đó?
A. E-Payment
B. Mạng xã hội
C. E-Government
D. E-Laerning
Câu 20 (TH B.1): Phát biểu nào sau đây nêu ĐÚNG về mạng Internet?
A. Mạng Internet có bán kính nhỏ hơn mạng LAN.
B. Mạng Internet là mạng có kết nối máy tính với khoảng cách trong toàn thành phố.
C. Mạng Internet là mạng toàn cầu, kết nối máy tính trong phạm vi toàn cầu.
D. Mạng Internet là mạng kết nối máy tính trong phạm vi một quốc gia.
Câu 21 (TH B.2): Mạng nào sau đây có bán kính lớn nhất?
A. Mạng LAN
B. Mạng Internet
C. Mạng WAN
D. Mạng MAN
Câu 22 (TH B.2): Một mật khẩu mạnh cần có những thành phần nào?
A. Các chữ số và chữ cái thường.
B. Các chữ cái thường và chữ cái viết hoa.
D. Các chữ cái hoa, kí tự đặc biệt và chữ số.
D. Chữ hoa, chữ thường, chữ số và ký tự đặc biệt.
Câu 23 (NB D.1): Hành vi nào sau đây KHÔNG vi phạm đạo đức, pháp luật và văn hóa khi sử dụng mạng?
A. Đưa thông tin không phù hợp lên mạng.
B. Mua bản quyền phần mềm.
C. Bắt nạt qua mạng.
D. Ứng xử thiếu văn hóa.
Câu 24 (NB D.1): Trên các đồ dùng đã được công nhận bản quyền sẽ có kí hiệu nào?
A. ®
B. ©
C. Ф
D. @
Câu 25 (NB D.1): Vấn đề tiêu cực nào sau đây có thể nảy sinh khi tham gia các hoạt động trên mạng Internet?
A. Đăng tải thông tin cần thiết.
B. Gửi thư điện tử.
C. Bắt nạt qua mạng.
D. Tham gia khóa học trực tuyến.
Câu 26 (NB D.1): Trong các hành vi sau, hành vi nào vi phạm bản quyền?
A. Tải một bản nhạc miễn phí để nghe.
B. Thay đổi mật khẩu cho thư điện tử cá nhân.
C. Không mua quyền sử dụng phần mềm đối với các phần mềm phải trả tiền.
D. Sử dụng một phần mềm diệt virus đã mua bản quyền.
Câu 27 (TH D.1): Theo em biện pháp nào không giúp chia sẻ thông tin một cách an toàn trong môi trường số?
A. Không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân của bản thân hay của người khác trên mạng xã hội.
B. Đặt và sử dụng mật khẩu mạnh cho các tài khoản mạng.
C. Thay đổi mật khẩu các tài khoản mạng sau một thời gian sử dụng.
D. Tin tưởng hoàn toàn các địa chỉ bắt đầu bằng https://…
Câu 28 (TH D.1): Trong các hành vi sau, những hành vi nào là vi phạm bản quyền?
A. Sao chép các đĩa cài đặt phần mềm.
B. Một người bạn của em mua tài khoản học một khóa tiếng Anh trực tuyến. Em mượn tài khoản để cùng học.
C. Phá khóa phần mềm chỉ để thử khả năng phá khóa chứ không dùng.
D. Cả ba đáp án A, B và C
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Bài 1: (VD B.2) (2 điểm) Trình bày một phương thức để kết nối thiết bị thông minh với mạng Internet mà em biết? Cho biết đặc điểm, ưu và nhược điểm của phương thức kết nối này? Em có thể sử dụng thiết bị này phục vụ học tập như thế nào?
Bài 2: (VDC D.1) (1 điểm) Trong giờ học thực hành tin học bạn A phát hiện bạn B đang sử dụng tài khoản Facebook của một bạn khác để nhắn tin chọc phá các bạn trong lớp (do quên thoát tài khoản ở tiết học trước). Nếu em là học sinh A thì em phải làm gì phù hợp pháp luật và văn hóa ứng xử trên không gian mạng?
Đáp án đề thi giữa kì 1 Tin học 10
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
Đáp án |
A |
D |
A |
C |
D |
B |
C |
D |
A |
D |
D |
C |
B |
B |
Câu |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
Đáp án |
D |
C |
A |
C |
A |
C |
B |
D |
B |
B |
C |
C |
D |
D |
* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Nội dung thực hành |
Điểm |
Câu 1 (Vận dụng) (2 điểm) |
|
Kể tên được 1 phương thức kết nối |
0.5 |
Giải thích được đặc điểm của phương thức kết nối này, ưu nhược điểm |
1.0 |
Sử dụng thiết bị thông minh vào công việc học tập |
0.5 |
Câu 2 (Vận dụng cao) (1 điểm) |
|
Bạn A có trách nhiệm nhắc nhở bạn B. – Bạn B vi phạm nguyên tắc ứng xử trong không gian mạng. – Bạn B nên báo lại bạn học sinh quên đăng xuất để bạn học sinh này biết cách bảo vệ tài khoản của mình. Học sinh giải thích được tại sao vi phạm, ý thức bảo vệ thông tin cá nhân trong khi tham gia môi trường số. |
Ma trận đề thi giữa kì 1 Tin học 10
Lưu ý:
– Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.
– Các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận.
– Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu; số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.
……………….
Tải file tài liệu để xem thêm Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 10 Cánh diều
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 10 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều (9 Môn) 28 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 10 (Có ma trận, đáp án) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.