TOP 7 Đề ôn thi học kì 2 Hóa học 12 đáp án chi tiết kèm theo là tài liệu không thể thiếu đối với các bạn học sinh chuẩn bị thi cuối học kì 2. Tài liệu giúp học sinh tự tin hệ thống lại kiến thức của chương trình sách giáo khoa hiện hành. Ngoài ra giúp các em làm quen với các dạng bài tập trước khi bước vào kỳ thi thực tế.
Đề ôn tập cuối kì 2 Hóa lớp 12 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Hóa 12. Vậy sau đây là trọn bộ 7 đề ôn thi học kì 2 Hóa học 12 năm 2022 – 2203, mời các bạn cùng tải tại đây.
Bộ đề ôn thi học kì 2 Hóa 12 năm 2022 – 2023
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1, C = 12, O= 16, Na = 23 , K= 39 , Br = 80, Cl = 35,5 , Cu =64 , Ag = 108 , N = 14 , Ca = 40
Câu 1:Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?
A. Ánh kim.
B. Tính dẻo.
C. Tính cứng.
D. Tính dẫn điện và nhiệt.
Câu 2:Dãy so sánh tính chất vật lý của kim loại nào dưới đây là không đúng?
A. Dẫn điện và nhiệt Ag > Cu > Al > Fe
B. Tỉ khối Li < Fe < Os.
C. Nhiệt độ nóng chảy Hg < Al < W
D. Tính cứng Cs < Fe < Al ~ Cu < Cr
Câu 3: Liên kết tạo thành trong mạng tinh thể kim loại là
A. liên kết kim loại.
B. liên kết ion
C. liên kết cộng hóa trị.
D. liên kết hidro.
Câu 4 :Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí M trong bảng hệ thống tuần hoàn là :
A. ô 20, chu kì 4, nhóm IIB.
B. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA.
C. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA.
D. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIB
Câu 5:Tính chất vật lý chung của kim loại là
A. Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
B. Tính mềm, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
C.Tính cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
D. Nhiệt độ nóng chảy cao, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
Câu 6: Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử vì:
A. Nguyên tử kim loại thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng.
B. Nguyên tử kim loại có năng lượng ion hóa nhỏ.
C. Kim loại có xu hướng nhận thêm electron để đạt đến cấu trúc bền.
D. Nguyên tử kim loại có độ âm điện lớn.
Câu 7:: Cho các kim loại Fe , Al , Mg , Cr , K , có bao nhiêu nguyên tố kim loại trong các phản ứng hóa học chỉ thể hiện một hóa trị duy nhất ?
A.3
B.5
C.2
D.4
Câu 8:Trường hợp nào xảy ra ăn mòn hóa học?
A. Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm.
B. Ngâm Zn trong dung dịch H2SO4loãng có vài giọt CuSO4.
C. Tôn lợp nhà xây sát tiếp xúc với không khíẩm .
D. Thiết bị bằng thép của nhà máy sản xuất NaOH tiếp xúc với Cl2ở nhiệt độ cao.
Câu 9:Dãy các kim loại chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là:
A. Na, Mg, Al.
B. Cu, Na, Mg.
C. Mg, Al, Cu.
D. Al, Cu, Na.
Câu 10:: Cho dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với kim loại Cu được FeSO4 và CuSO4. Cho dung dịch CuSO4 tác dụng với kim loại Fe được FeSO4 và Cu. Qua các phản ứng xảy ra ta thấy tính oxi hoá của các ion kim loại giảm dần theo dãy sau
A. Cu2+; Fe3+ ; Fe2+.
B. Fe3+ ; Cu2+ ; Fe2+.
C. Cu2+ ; Fe2+ ; Fe3+
D. Fe2+ ; Cu2+ ; Fe3+.
Câu 11: Hợp kim có
A. tính cứng hơn kim loại nguyên chất.
B. tính dẫn điện, dẫn nhiệt cao hơn kim loại nguyên chất.
C. tính dẻo hơn kim loại nguyên chất.
D. nhiệt độ nóng chảy cao hơn kim loại nguyên chất.
Câu 12:Thành phần chính của gang , thép là nguyên tố nào cho sau đây
A. nhôm
B. sắt
C. kẽm
D. natri
Câu 13:Để bảo vệ vỏ tàu biển ( bằng thép ) theo phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) khối kim loại nào sau đây?
A. Zn.
B. Fe.
C. Ag.
D. Cu.
Câu 14:Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí hiđro ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M có thể tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng H2. Vậy kim loại M là
A. Mg
B. Cu.
C. Fe.
D. Ag.
Câu 15: Cho bột Cu đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 và AgNO3 thu được chất rắn X và dung dịch Y. X, Y lần lượt là
A. X ( Ag); Y ( Cu2+, Fe2+).
B. X ( Ag, Cu); Y ( Cu2+, Fe2+).
C. X ( Ag); Y (Cu2+).
D. X (Fe); Y (Cu2+).
Câu 16:Để sản xuất nhôm trong công nghiệp, người ta thường
A. điện phân dung dịch AlCl3.
C. điện phân Al2O3 nóng chảy có mặt criolit.
C. cho Mg vào dung dịch Al2(SO4)3.
D. cho CO dư đi qua Al2O3 nung nóng.
Câu 17:Cho Mg vào dung dịch chứa FeSO4 và CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A gồm 2 kim loại và dung dịch B chứa 2 muối. Phản ứng kết thúc khi nào?
A. CuSO4hết, FeSO4 dư, Mg hết.
B. CuSO4 hết, FeSO4 chưa phản ứng, Mg hết
C. CuSO4 hết, FeSO4 hết, Mg hết.
D. CuSO4 dư, FeSO4 dư, Mg hết.
Câu 18: Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch kiềm?
A. Ba, Na, K, Ca .
B. Be, Mg, Ca, Ba
C. Na, K, Mg, Ca .
D. K, Na, Ca, Zn.
Câu 19 : Dãy nào cho sau đây đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối ?
A. Be, Mg, Ca, Ba
B. Na, K, Mg, Ca .
C. K, Na, Ca, Zn.
D. Rb, Na, K, Cs.
Câu 20: Hợp chất nào cho sau đây thường dùng để trị bệnh đau dạ dày ?
A. Na2CO3
B. NaHCO3
C. NaNO3
D. Na2SO4 .
Câu 21: Phát biểu nào sai khi nói về nước cứng
A. Nước cứng là nước có nhiều ion Ca2+và Mg2+
B. Nước mềm là nước không chứa ion Ca2+ và Mg2+
C. Nước cứng vĩnh cữu là nước cứng có chứa ion HCO3–và Cl–
D. Nước cứng tạm thời là nước cứng có chứa ion HCO3–
……………
Tải file tài liệu để xem thêm đề ôn thi học kì 2 Hóa học 12
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022 – 2023 7 Đề ôn tập cuối kì 2 Hóa 12 (Có đáp án) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.