TOP 20 Đề ôn thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 – 2024 có đáp án kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình.
Với 20 Đề thi giữa kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2023 – 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
1. Đề ôn thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt – Đề 1
I – Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
Đọc bài văn sau:
TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ
Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.
Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cùng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách đến rường, chiều về lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận…
Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng…
Theo NGUYỄN HOÀNG ĐẠI
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: (0,5 đ) Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả như hình với bóng?
A. Con đê
B. Đêm trăng thanh gió mát
C. Tết Trung thu.
Câu 2 (0,5 đ): Tại sao tác giả coi con đê là bạn?
A. Vì trên con đê này, trẻ em trong làng nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu.
B. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.
C. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.
Câu 3 (0,5 đ): Tại sao tác giả cho rằng con đê “che chở, bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn”?
A. Vì con đê đã nâng bước, dìu dắt, tôi luyện cho những bước chân của tác giả ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.
B. Vì những đêm tết Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui.
C. Vì trong những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung đữ, con đê đã bảo vệ tính mạng con người, gia súc, mùa màng
Câu 4 (0,5 đ): Nội dung bài văn này là gì?
A. Kể về sự đổi mới của quê hương.
B. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương.
C. Kể về kỉ niệm của những ngày đến trường.
Câu 5 (0,5 đ): Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu: “Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng…”?
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. So sánh và nhân hóa
Câu 6 (0,5 đ): Từ “chúng” trong câu “Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bất, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc.” chỉ những ai?
A. Trẻ em trong làng
B. Tác giả
C. Trẻ em trong làng và tác giả
Câu 7 (0,5 đ): Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “tuổi thơ”?
A. Trẻ em
B. Thời thơ ấu
C. Trẻ con.
Câu 8 (0,5 đ): Từ “gồng” thuộc từ loại nào (danh từ, động từ hay tính từ)?
……………………………………………………………………..
Câu 9 (1 đ): Xác định các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ trong câu sau:
a) Trên đê, trẻ em trong làng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan.
b) Con bìm bịp, bằng cái giọng trầm và ấm báo hiệu mùa xuân đã tới.
Câu 10 (0,5 đ): Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
“Có một người đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.”
A. Lặp từ ngữ
B. Thay thế từ ngữ
C. Từ nối
Câu 11 (0,5 đ): Câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép?
A. Mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
B. Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.
C. Những tia nắng mặt trời nhảy nhót trên cành cây, ngọn cỏ
Câu 12 (1 đ): Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”?
II – Phần viết:
1 . Chính tả: (Nghe – viết): Bài viết: (2 điểm) Triền đề tuổi thơ
(Viết đoạn: Từ đầu đến tự tin bước vào đời.)
2 . Tập làm văn: (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau:
2.1. Em hãy tả một cây hoa mà em thích.
2.2. Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.
Đáp án
I – Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
– Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1,5 điểm.
(Đọc sai từ 2-4 tiếng: 1 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0,5 điểm.)
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm.
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng ở 4 chỗ trở lên: 0 điểm.)
– Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm.
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm; Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm.)
– Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá: 1 phút ): 0,5 điểm. (Đọc trên 1-2 phút: 0,5 điểm.)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
CÂU | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
ĐÁP ÁN | A | A | C | B | B | A | B |
SỐ ĐIỂM | 0,5 đ | 0,5 đ | 0,5 đ | 0,5 đ | 0,5 đ | 0,5 đ | 0,5 đ |
Câu 8 (0,5 đ): Từ “gồng ” thuộc từ loại: động từ
Câu 9 (1 đ): Xác định các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ trong câu sau:
a) Trên đê, trẻ em trong làng/ nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan.
TN CN VN
b) Con bìm bịp, bằng cái giọng trầm và ấmbáo hiệu mùa xuân đã tới.
CN TN VN
Câu 10 (0,5 đ): Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ
Câu 11 (0,5 đ): Câu đơn: A, C; Câu ghép: B
Câu 12: (1,0đ) Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”?
Viết câu của em: VD: Vì xe bị hỏng nên em đi học muộn.
II – Phần viết (10 điểm)
1. Viết chính tả: (2đ)
Bài viết: (2 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài văn: 2,0 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả sai về phụ âm đầu; vần thanh; không viết hoa đúng quy định trừ: 0,25 điểm.
* Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp,… trừ 0,25 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (8đ)
2.1. Em hãy tả một cây hoa mà em thích.
2.2. Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.
- Viết được một bài văn tả cây hoa hoặc tả cái đồng hồ báo thức có đủ 3 phần, đúng yêu cầu thể loại văn tả cây cối hoặc tả đồ vật đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
- Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Tuỳ theo bài viết sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7; 6,5 – 6; 5,5 – 5; 4,5 – 4; 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 .
2. Đề ôn thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt – Đề 2
Lời khuyên của bố
Con yêu quý của bố! Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả; cả đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học.
Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách đến trường. Những học sinh ấy hối hả bước trên khắp các nẻo đường ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi. Từ những ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga đến những ngôi trường hẻo lánh núp dưới hàng cọ của xứ Ả – rập… Hàng triệu, hàng triệu trẻ em cùng đi học. Con hãy tưởng tượng mà xem: Nếu phong trào học tập ấy ngừng lại thì nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
Hãy can đảm lên hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường, hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.
(A-mi-xi )
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Bố gọi con là người chiến sĩ vì
A. Con đang chiến đấu.
B. Việc học của con rất khó khăn, gian khổ.
C. Để chiến thắng được sự ngu dốt thì con cũng giống như chiến sĩ; con đang chiến đấu trên mặt trận học tập đầy khó khăn, gian khổ; sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch.
D. Con dũng cảm như chiến sĩ
2. Điền tiếp vào chỗ chấm: (0,5đ)
Theo bố: Sách vở của con là ……………………………….., lớp học của con là ………………………………………………., hãy coi sự ngu dốt là ……………………
Câu 3. Đoạn văn thể hiện lời động viên và niềm tin của bố mong con sẽ vượt qua khó khăn, gian khổ để học tập tốt là: (0,5đ)
A. Đoạn 1
B. Đoạn 2
C. Đoạn 3
D. Đoạn 2 và 3
Câu 4. “Nếu phong trào học tập ấy ngừng lại thì nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man” vì:
A. Vì con người kém hiểu biết, không mở mang được trí tuệ.
B. Vì con người không có đạo đức, cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu.
C. Vì con người kém hiểu biết, không có đạo đức, không mở mang được trí tuệ, cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu.
D. Con người sẽ tự giỏi mà không cần học tập.
Câu 5. Theo em nếu phong trào học tập ngừng lại thì chuyện gì xảy ra? (1đ)
…………………………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 6. Theo em, người bố muốn nói với con điều gì? (1đ)
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7. Trong câu: “ Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách đến trường.”, chủ ngữ là:
A. Trẻ em
B. Tất cả trẻ em
C. Tất cả trẻ em trên thế giới.
D. Khi một ngày mới bắt đầu tất cả trẻ em trên thế giới.
Câu 8. Các từ “bố”, “con” trong bài văn trên thuộc từ loại:
A. Danh từ
B. Đại từ xưng hô
C. Động từ
D. Tính từ
Câu 9. Trong câu: “Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi.”, có những quan hệ từ là:
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 10. Đặt một câu với cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả. Gạch chân dưới cặp quan hệ từ đó. (1đ)
3. Đề ôn thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt – Đề 3
I. Đọc thành tiếng: (1 điểm)
II. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cho và nhận
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
– Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô!
– Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.
(Xuân Lương)
Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Vì bạn ấy bị đau mắt.
b. Vì bạn ấy không có tiền.
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt.
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.
Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô.
Câu 3: Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Cô là người quan tâm đến học sinh.
b. Cô rất giỏi về y học.
c. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt.
d. Nói rằng cô muốn tặng em làm kỉ niệm.
Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.
Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm)
Viết câu trả lời của em:
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (0.5 điểm)
Viết câu trả lời của em:
Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần
Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép: (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.
Câu 9: Xác định các thành phần trong câu sau: (0.5 điểm)
Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.
Trạng ngữ:…………………………………………………………………………………………………….
Chủ ngữ:…………………………………………………………………………………………………….
Câu 10: Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến? (0.5 điểm)
Viết câu của em:
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
III. Phần viết:
1. Chính tả: (Nghe – viết) bài Bà cụ bán hàng nước chè SGK Tập 2 trang 102 (2 điểm)
2. Tập làm văn: Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích hay có nhiều kỉ niệm nhất. (2 điểm)
Đáp án và hướng dẫn làm bài
CÂU | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 7 | 8 | 9 |
Ý ĐÚNG | d | c | a | b | Sống không chỉ biết nhận mà phải biết cho | a | b | TN: Em thấy chưa CN: cặp kính này |
Câu 10:
Càng tiếp xúc tôi càng thấy cậu ấy hiền lành, cậu ấy không xấu như người ta vẫn nói.
III. Phần viết
2. Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích hay có nhiều kỉ niệm nhất
Tả cây khế
Đối với lứa tuổi học trò chúng em, khi nhắc tới làng quê thân yêu, không ai là không có ấn tượng về một loài cây nào đó. Riêng em, em lại thích cây khế.
Đó là một loài cây bình dị, mộc mạc nhưng để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.
Không hiểu sao em lại yêu cây khế đến thế. Cứ mỗi lần về quê là em chạy ra ngay gốc cây để ngắm nhìn nó. Hay có lẽ vì em và cây bằng tuổi nhau nên có quan hệ thân thiết đến vậy chăng?
Gốc cây không to lắm nhưng tán lá rất rộng. Dưới tán lá này, em nghịch rất nhiều trò. Cây khế tuy to như vậy nhưng mà hoa của nó bé nhỏ li ti. Những chùm hoa bám chặt vào thân như chẳng muốn rời. Vào mùa hoa kết trái khi cơn gió nhẹ thổi qua, cánh hoa bé nhỏ lấm tấm như vẩy vàng rơi rơi làm cho em cảm thấy thích thú. Ông em bảo cánh hoa đang làm nhiệm vụ của mình cho quả khế được sinh ra. Trong nắng hè oi bức, những chùm khế như ngôi sao sáng trên bầu trời.
Từ bé cây khế đã làm bạn của em. Khi em còn nhỏ ông em hay bế em ra gốc cây khế và nói rằng:
– Cháu ông lớn nhanh và gặt hái nhiều thành quả như cây khế đơm hoa kết trái này nhé!
Năm lớp bốn là năm em về quê lâu nhất năm đó, em trèo lên cây khế lấy quả nhưng không may gãy mất một cành. Em cảm thấy rất sợ vì đây là cây khế mà ông em quý nhất. Thật may may, ông đã không, mắng em mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng:
– Lần sau cháu trèo lên cây phải cẩn thận, không làm gãy cành vì cây khế cũng biết đau như con người ấy.
Em càng lớn lên, cây khế càng to, ông em ngày càng già yếu đi. Vào những ngày cuối cùng ông dắt em ra bên cạnh gốc khế dặn em phải chăm sóc cây khế như cái gì đó thân thiết với mình. Bây giờ đúng dưới gốc cây khế, em nhớ lại lời dạy của ông lúc nào. Qua tán cây, em thấy nụ cười nhân từ hiền dịu của ông.
Cây khế không chỉ làm em nhớ đến quê hương mà còn là người bạn thân thiết, là sợi dây tình cảm của em và ông. Mỗi lần nhìn khế đậu quả em lại nhớ đến bao tình cảm thương yêu, trìu mến mà ông dành cho em. Cho thiên nhiên xung quanh.
4. Đề ôn thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt – Đề 4
I – Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập hai và trả lời câu hỏi (TLCH), ví dụ:
(1) Thái sư Trần Thủ Độ (từ đầu đến ông mới tha cho.)
* TLCH: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
(2) Phong cảnh đền Hùng (từ Lăng của các vua Hùng… đến đồng bằng xanh mát.)
* TLCH: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng.
(3) Tranh làng Hồ (từ Kĩ thuật tranh làng Hồ… đến dáng người trong tranh.)
* TLCH: kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
(4) Con gái (từ Chiều nay… đến cũng không bằng.)
* TLCH: Chi tiết nào cho thấy những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái” sau chuyện Mơ cứu em Hoan?
(5) Sang năm con lên bảy (hai khổ thơ cuối – Mai rồi… bàn tay con.)
* TLCH: Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?
Các em cũng có thể đọc một đoạn trích thích hợp ở ngoài SGK hoặc một đoạn trong bài đọc được đưa ra sau đây và trả lời câu hỏi.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
Đọc bài văn sau:
TRÁI TIM MANG NHIỀU THƯƠNG TÍCH
Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai đang chăm chú vẽ một trái tim. Trên khung giấy trắng dần dần hiện ra một trái tim thật hoàn hảo khiến mọi người đứng xem đều trầm trồ khen ngợi.
Bỗng một ông lão đi đến. Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng trai một hồi lâu, rồi lặng lẽ mượn bút vẽ một hình thọat nhìn rất lạ, nhìn thật kĩ thì đó là hình một trái tim.
Chàng trai ngạc nhiên nhìn trái tim ông lão vừa vẽ và thắc mắc bởi nó bị chắp vá chằng chịt, nhưng rõ ràng vẫn là một trái tim. Trên trái tim ấy, có chỗ như bị khuyết lõm, có chỗ như bị cắt đi và được ghép nối bởi những mảnh khác nhau.
Ông cụ mỉm cười rồi nói:
– Đúng! Trái tim của tôi có thể không hoàn hảo bởi đó là trái tim đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu. Cậu biết không, khi tôi trao một mảnh tim của tôi cho một người thân, cha mẹ, anh chị, bạn bè và cả những người tình cờ mà tôi gặp được thì họ cũng trao cho tôi một mảnh tim của họ để đắp vào chỗ trống ấy.
Ông lão nói tiếp:
– Còn những vết lõm này là phần trái tim tôi trao đi mà chưa được nhận lại. Cậu biết đấy, tình yêu trao đi mà chẳng cần sự đền đáp. Dù những khoảng trống này nhiều lúc làm tôi đau đớn, nhưng cũng chính nhờ chúng mà tôi có động lực để khao khát được sống và có niềm tin vào một ngày mai tốt đẹp hơn.
Đám đông im lặng, còn chàng thanh trai không giấu được nỗi xúc động của mình.
Theo HẠT GIỐNG TÂM HỒN.
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Vì sao chàng trai ngạc nhiên trước bức tranh trái tim ông lão vẽ?
a) Vì trái tim ông lão vẽ rất đẹp.
b) Vì trái tim ông lão vẽ có nhiều vết vá chằng chịt và những vết lõm.
c) Vì trái tim ông lão vẽ khiến nhiều người xúc động.
2. Những mảnh chắp vá trên trái tim ông lão vẽ có ý nghĩa gì?
a) Đó là tình yêu thương của ông lão trao cho và nhận được từ mọi người.
b) Đó là những nổi đau mà ông lão đã trải qua trong cuộc sống.
c) Đó là những đường nét sáng tạo của ông lão trên bức tranh.
3. Những vết lõm trên trái tim ông lão vẽ có ý nghĩa gì?
a) Đó là những tổn thương mà ông lão đã chịu đựng trong cuộc sống.
b) Đó là những khó khăn, chông gai mà ông lão đã phải trải qua.
c) Đó là những phần trái tim của ông lão trao đi mà chưa được trả lại.
4. Đặt mình vào vai chàng trai, sau khi nghe ông lão giải thích về trái tim mình vẽ, em cảm thấy như thế nào và sẽ làm gì?
5. Gạch dưới từ không cùng loại trong mỗi nhóm từ sau:
a) Nhóm từ có tiếng công có nghĩa là “thuộc về nhà nước, chung cho mọi người”: công dân, công cộng, công chúng, công viên, tiến công, công sở.
b) Nhóm từ có tiếng công có nghĩa là “không thiên vị”: công bằng, công tâm, công lí, công minh, công an.
c) Nhóm từ có tiếng công có nghĩa là “đánh”: công đồn, công đức, công phá, công phạt, tiến công.
6. Nối từng vế câu ở cột A với vế câu thích hợp ở cột B để tạo thành câu ghép:
A | B |
1. Mặt trời chiếu những tia nắng rực rỡ, | a. lông mượt, màu vàng nghệ. |
2. Hồ Đà Lạt như một tấm gương phẳng lặng | b. cả cánh đồng lúa càng vàng rực lên. |
3. Tôi đang mơ màng tưởng tượng | c. thì tiếng chim hoàng anh chợt vang lên |
4. Mình hoàng anh thon thon, | d. mặt nước trong phản chiếu đồi núi và rừng thông xanh |
7. Chuyển câu có từ ngữ bị lặp sau đây thành các câu liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ.
Bác Vinh, bác Bình, bác Chính đều là những người họ hàng của Bắc. Bác Vinh, Bác Bình, Bác Chính đều rất yêu quý Bắc. Bắc thường sang nhà bác Vinh, bác Chính, bác Bình chơi.
II – Phần viết:
1. Chính tả: (Nghe – viết): Bài viết: (2 điểm) Triền đê tuổi thơ
(Viết đoạn: Từ đầu đến nhìn thật kĩ thì đó là hình một trái tim.)
2. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường.
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề ôn thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 – 2024 20 đề ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 (Có đáp án) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.