Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương I Hình học lớp 8 được chọn lọc và tổng hợp từ các mẫu đề có nội dung bám sát chương trình giảng dạy trong sách giáo khoa Toán 8.
Tài liệu bao gồm 6 đề kiểm tra 1 tiết, giúp các em có thêm nhiều tài liệu sử dụng ôn tập cho bài kiểm tra 1 tiết Hình học sắp tới. Ngoài ra quý thầy cô có thể sử dụng bộ đề làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy. Sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.
Đề kiểm tra 1 tiết Chương I Hình học lớp 8 – Đề 1
I/. Trắc nghiệm:
1/. Một hình thang có đáy lớn dài 10 cm, đáy nhỏ dài 6 cm. Độ dài đường trung bình của hình thang đó bằng:
A. 9 cm
B. 8 cm
C. 7 cm
D. 6 cm
2/. Một hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng 4 cm và 6 cm. Độ dài đường chéo của hình chữ nhật đó bằng:
A. 8 cm
B. C.
9 cm
D.
3/. Hình thang cân ABCD (AB//CD), có Â = 700. Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. góc C = 1100
B. góc B = 1100
C. góc C = 700
D. góc D = 700
4/.Tổng 4 góc của một tứ giác bằng:
A. 900
B. 1800
C. 3600
D. 7200
5/. Cho tam giác ABC, M và N lần lượt là trung điểm của AB và AC. Biết BC = 20 cm, độ dài cạnh MN bằng:
A. 40 cm
B. 30 cm
C. 20 cm
D. 10 cm
6/. Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình nào sau đây?
A. Hình thang cân
B. Hình bình hành
C. Hình chữ nhật
D. Hình thoi.
7: Hình vuông có cạnh bằng 1 dm thì đường chéo bằng:
A. 1 dm
B. 1,5 dm
C. dm
D. 2 dm
II/. Tự luận:
Câu 1: Cho tam giác ABC. Gọi E, F, D lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC.
a) Tính độ dài đoạn thẳng EF, biết BC = 10 cm.
b) Chứng minh tứ giác BEFD là hình bình hành.
Câu 2: Cho tam giác ABC ( Â = 900 ), AM là trung tuyến. Biết AB = 3 cm, AC = 4 cm.
a). Tính độ dài cạnh AM.
b). Gọi D là điểm đối xứng với A qua M. Tứ giác ABDC là hình gì? Vì sao?
c). Gọi E là điểm đối xứng với M qua AC. Chứng minh tứ giác AMCE là hình thoi.
Đề kiểm tra 1 tiết Chương I Hình học lớp 8 – Đề 2
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Tứ giác ABCD có: Â = 78o, B = 52o, D = 152o . Số đo của góc C là:
A. 96o
B. 128o
C. 76o
D. 26o
Câu 2. Hình thang có hai cạnh bên song song là:
A. Hình thang cân
B. Hình bình hành
C. Hình chữ nhật
D. Hình thoi
Câu 3. Hình bình hành có một góc vuông là:
A. Hình thang cân
B. Hình vuông
C. Hình chữ nhật
D. Hình thoi
Câu 4. Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc là:
A. Hình thang cân
B. Hình vuông
C. Hình chữ nhật
D. Hình thoi
Câu 5. Một hình thang có 2 đáy dài 6 cm và 4 cm. Độ dài đường trung bình của hình thang đó là:
A . 10 cm
B . 5 cm
C . √10 cm
D . √5 cm
Câu 6. Trong tất cả các tứ giác đã học, hình có một trục đối xứng là:
A. Hình thang cân B. Hình vuông C. Hình chữ nhật D. Hình thoi
Câu 7. Chọn khẳng định SAI trong các khẳng định sau:
Nếu A và B đối xứng với nhau qua trung điểm của đoạn thẳng MN thì
a. Tứ giác AMBN là hình bình hành
b. M, N đối xứng với nhau qua trung điểm của AB
c. AM // BN và AM = BN
d. AB = MN
II. TỰ LUẬN
Bài 1. Tam giác vuông có cạnh huyền bằng 24 cm. Hỏi trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng bao nhiêu?
Bài 2. Cho tam giác ABC. Gọi D, M, E theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CA. Kẻ đường cao AH.
a) Chứng minh tứ giác ADME là hình bình hành
b) Để tứ giác ADME là hình vuông thì tam giác ABC cần có điều kiện gì?
c) Chứng minh ED là phân giác của góc AEH.
…………….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương I Hình học lớp 8 6 Đề kiểm tra 45 phút môn Hình học lớp 8 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.