Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm 25 đề đọc hiểu Ngữ văn ngoài chương trình SGK có gợi ý đáp án kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo, luyện tập thật tốt phần đọc hiểu ngoài chương trình.
Với 25 đề đọc hiểu Ngữ văn 7 Kết nối tri thức còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề ôn tập cho học sinh của mình. Đồng thời đây cũng là tư liệu cực kì hữu ích giúp các bạn học sinh ôn tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download. vn nhé.
TOP 25 đề đọc hiểu Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
STT | THỂ LOẠI | NỘI DUNG | TRANG |
1 | TRUYỆN NGẮN | Lưu ý cách đọc hiểu thể loại | 2 |
Đề số 1 | 2 | ||
Đề số 2 | 5 | ||
Đề số 3 | 8 | ||
Đề số 4 | 12 | ||
Đề số 5 | 15 | ||
2 | THƠ BỐN CHỮ, THƠ NĂM CHỮ | Lưu ý cách đọc hiểu thể loại | 18 |
Đề số 1 | 20 | ||
Đề số 2 | 23 | ||
Đề số 3 | 26 | ||
Đề số 4 | 29 | ||
Đề số 5 | 33 | ||
3 | NGHỊ LUẬN VĂN HỌC | Lưu ý cách đọc hiểu thể loại | 35 |
Đề số 1 | 36 | ||
Đề số 2 | 41 | ||
Đề số 3 | 45 | ||
Đề số 4 | 50 | ||
Đề số 5 | 54 | ||
4 | TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG | Lưu ý cách đọc hiểu thể loại | 59 |
Đề số 1 | 60 | ||
Đề số 2 | 63 | ||
Đề số 3 | 67 | ||
Đề số 4 | 71 | ||
Đề số 5 | 74 | ||
5 | TẢN VĂN, TÙY BÚT | Lưu ý cách đọc hiểu thể loại | 76 |
Đề số 1 | 77 | ||
Đề số 2 | 81 | ||
Đề số 3 | 85 | ||
Đề số 4 | 90 | ||
Đề số 5 | 94 |
Đề đọc hiểu Ngữ văn 7 – Đề 1
I. TRUYỆN NGẮN
1. Lưu ý khi đọc hiểu văn bản truyện ngắn:
– Đọc kĩ văn bản, nhận biết được các yếu tố của truyện (ngôi kể, các nhân vật trong truyện, cốt truyện, lời người kể chuyện, lời nhân vật…)
– Đọc kĩ văn bản, suy nghĩ về đề tài, nội dung của truyện.
– Truyện mang đến cho người đọc những nhận thức gì, những hiểu biết gì về cuộc sống.
– Xác định tính cách nhân vật trong truyện ngắn thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ, tính cách của nhân vật, qua nhận xét của nhân vật khác trong truyện.
– Truyện mang lại thông điệp gì cho người đọc.
– Liên hệ bản thân (nếu có)
2. Một số đề đọc hiểu:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Cậu lấy hết sức mình và thét lên: “Tôi ghét người”. Cậu ngạc nhiên vô cùng vì từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về với mẹ và khóc nức nở. Cậu không thể hiểu được từ trong rừng đã có người thù ghét cậu.
Người mẹ nắm tay đưa cậu trở lại khu rừng và bảo cậu hãy hét lên: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì cũng có người nói vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho cậu như sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặt bão. Nếu con thù ghét người, thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người, thì người cũng sẽ yêu thương con”.
Hận thù lúc nào cũng kéo theo hận thù, bạo động lúc nào cũng sinh ra bạo động. Chỉ có tình yêu mới làm phát sinh tình yêu. Bạo động và hận thù không thể là phương thế để cải tạo xã hội. Chỉ có tình yêu đích thực mới cải đổi được lòng người. Bạn hãy sống cao thượng. Bạn hãy lấy tình yêu để đáp trả lại hận thù. Tiếng vọng cao đẹp nhất của một nghĩa cử yêu thương lúc nào cũng là tiếng vọng của bình an tự trong đáy tâm hồn chúng ta.
(Tiếng vọng rừng sâu – Nguồn Internet)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Câu 2. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba
Câu 3. Khi giận mẹ cậu bé đã làm gì?
A. Nói xin lỗi mẹ
B. Trò chuyện với mẹ
C. Chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm
D. Đi qua nhà bà ngoại
Câu 4. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong các câu: Lúc đó người mẹ mới giải thích cho cậu như sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặt bão. Nếu con thù ghét người, thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người, thì người cũng sẽ yêu thương con”.
A. Dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
B. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
C. Dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 5. Nội dung chính của văn bản trên là gì?
A. Kể lại câu chuyện cậu bé và người cha vào rừng săn bắn.
B. Kể lại chuyện cậu bé cùng mẹ vào rừng dạo chơi.
C. Kể lại chuyện cậu bé cùng bạn đi vào rừng.
D. Kể về câu chuyện giữa cậu bé và người mẹ xung quanh “tiếng vọng” qua đó nhắc nhở chúng ta định luật về tình yêu thương trong cuộc sống.
Câu 6. Vì sao, khi vào rừng cậu bé lại hoảng hốt quay về với mẹ và khóc nức nở?
A. Vì khi cậu thét lên “Tôi ghét người” thì có tiếng vọng lại “Tôi ghét người”.
B. Vì cậu vào rừng sâu và gặp một con hổ.
C. Vì cậu nhớ người mẹ của mình.
D. Vì cậu sợ bị lạc đường.
Câu 7. Câu chuyện trên khuyên chúng ta nên có lối sống như thế nào?
A. Biết cho đi nhiều hơn nhận lại
B. Có lối sống cao thượng
C. Lấy tình yêu đổi lấy hận thù
D. Cả ba đáp án trên
Câu 8. Theo người viết, tiếng vọng cao đẹp nhất của một nghĩa cử yêu thương là:
A. Là tiếng vọng của sự cảm thông, chia sẻ.
B. Là tiếng vọng của bình an tự trong đáy tâm hồn chúng ta.
C. Là tiếng vọng của sự biết ơn.
D. Là tiếng vọng của lòng nhân ái.
Câu 9. Trong câu chuyện trên, người mẹ đã nói với con về định luật gì trong cuộc sống?
Câu 10. Thông điệp mà văn bản muốn truyền tải là gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. A |
2. C |
3. C |
4. B |
5. D |
6. A |
7. D |
8. B |
Câu 9. Định luật trong cuộc sống mà người mẹ đã nói với con:“Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió ắt gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”
Câu 10. Thông điệp: Con người nếu cho đi điều gì sẽ nhận lại được những điều như vậy. Hãy cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận được điều tốt đẹp.
Đề đọc hiểu Ngữ văn 7 – Đề 2
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
CON SẺ
Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống.
Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó.
Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất.
Con chó của tôi dừng lại và lùi… Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục.
Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.
(Theo I. Tuốc-ghê-nhép)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Câu 2. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba
Câu 3. Khi đi vào vườn, nhân vật “tôi” nhìn thấy điều gì?
A. Một chú gà đang tìm thức ăn.
B. Một chú sâu đang bò trên lá.
C. Một đàn chim bay trên bầu trời.
D. Một con sẻ non rơi từ trên tổ xuống.
Câu 4. Câu văn “Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. ” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Ẩn dụ.
B. Nhân hóa.
C. Hoán dụ.
D. So sánh.
Câu 5. Đề tài của văn bản là:
A. Lòng dũng cảm, tình yêu thương con của người mẹ.
B. Sức mạnh của con chim sẻ.
C. Miêu tả cuộc sống của con chim sẻ.
D. Lòng nhân hậu của con người.
Câu 6. Vì sao con chó đột ngột dừng lại không vồ tới con sẻ non nữa?
A. Vì con chó thấy thức ăn khác gần đó.
B. Vì con chó muốn đi ra chỗ khác.
C. Vì con chó thấy sẻ mẹ lao đến bảo vệ con với thái độ hung dữ.
D. Vì con chó sợ con sẻ non.
Câu 7. Hành động của nhân vật chim sẻ già cho thấy điều gì?
A. Con sẻ già muốn cứu con nhưng sợ không dám lao xuống.
B. Con sẻ già rất thương con, sẵn sàng hi sinh bản thân để bảo vệ con của mình
C. Sẻ già thương con nhưng sợ con chó nên đành bay đi.
D. Sẻ già rất thương con.
Câu 8. Phó từ sẽ trong câu “Nó sẽ hi sinh. ” bổ sung ý nghĩa gì?
A. Chỉ sự tiếp diễn tương tự
B. Chỉ sự cầu khiến
C. Chỉ khả năng
D. Chỉ quan hệ thời gian
Câu 9. Vì sao nhân vật tôi lại cảm thấy “lòng đầy thán phục”?
Câu 10. Theo em, ý nghĩa của câu chuyện này là gì?
GỢI Ý TRẢ LỜI
1. B |
1. A |
3. D |
4. D |
5. A |
6. C |
7. B |
8. D |
Câu 9. Nhân vật tôi lại cảm thấy “lòng đầy thán phục” vì:
– Thấy được sự dũng cảm và sức mạnh của con sẻ nhỏ bé trước con chó lớn hơn nó nhiều lần.
– Cảm phục trước tình mẫu tử thiêng liêng, sẵn sàng quên mình để cứu con của sẻ già.
Câu 10. Ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già. Qua đó nhắc nhở chúng ta về tình mẫu tử thiêng liêng trong cuộc sống.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tải file tài liệu để xem thêm đề đọc hiểu Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống Ngữ liệu đọc hiểu Văn 7 ngoài sách giáo khoa của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.