Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 sách Cánh diều mang tới các câu hỏi trắc nghiệm từ bài 1 đến bài 8, giúp thầy cô tham khảo để giao bài tập trắc nghiệm cho học sinh của mình nhằm củng cố kiến thức Lịch sử 6.
Đồng thời, cũng giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập, luyện trả lời câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 sách Cánh diều thật nhuần nhuyễn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 6 sách Chân trời sáng tạo. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn nhé:
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 sách Cánh diều
BÀI 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ?
Câu 1. Lịch sử là những gì
A. đang diễn ra.
B. đã diễn ra trong quá khứ.
C. chưa diễn ra.
D. đã và đang diễn ra.
Câu 2. Tìm hiểu và dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của ngành khoa học nào?
A. Sử học.
B. Khảo cổ học.
C. Việt Nam học.
D. Cơ sở văn hóa.
Câu 3. Tư liệu truyền miệng
A. bao gồm những câu chuyện, lời kể truyền đời.
B. chỉ là những tranh, ảnh.
C. bao gồm di tích, đồ vật của người xưa.
D. là các văn bản ghi chép.
Câu 4. Yếu tố nào sau đây không giúp con người phục dựng lại lịch sử?
A. Tư liệu truyền miệng.
B. Tư liệu hiện vật.
C. Tư liệu chữ viết.
D. Các bài nghiên cứu khoa học.
Câu 5. Tư liệu hiện vật gồm
A. những câu truyện cổ.
B. các văn bản ghi chép, sách, báo, nhật kí.
C. những công trình, di tích, đồ vật.
D. truyền thuyết về cuộc sống của người xưa.
Câu 6. Đền Hùng là tư liệu
A. chữ viết.
B. truyền miệng.
C. hiện vật.
D. thành văn.
Câu 7. Chủ thể sáng tạo ra lịch sử là
A. con người.
B. thượng đế.
C. vạn vật.
D. Chúa trời.
Câu 8. Các truyền thuyết như Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh… thuộc loại hình tư liệu
A. hiện vật.
B. truyền miệng.
C. chữ viết.
D. gốc.
Câu 9. Các tác phẩm như Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Khâm định Việt thông giám cương mục” thuộc tư liệu
A. hiện vật.
B. truyền miệng.
C. chữ viết.
D. quốc gia.
Câu 10. Bia đá trong Văn Miếu Quốc tử giám thuộc loại hình tư liệu lịch sử nào?
A. Tư liệu truyền miệng.
B. Tư liệu hiện vật.
C. Tư liệu chữ viết.
D. Không được coi là một tư liệu.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phải ý nghĩa của việc học lịch sử?
A. Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
B. Khái quát được chuỗi các sự kiện thành định đề.
C. Hình thành ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.
D. Hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay.
BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
Câu 1. Để tính thời gian, con người dựa vào điều gì?
A. Ánh sáng của Mặt Trời.
B. Di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng.
C. Mực nước sông hàng năm.
D. Thời tiết mỗi mùa.
Câu 2. Âm lịch được tính dựa vào sự di chuyển của
A. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
C. Trái Đất quay quanh chính nó.
D. các vì sao.
Câu 3. Một thiên niên kỉ gồm
A. 100 năm.
B. 1000 năm.
C. 10 năm.
D. 2000 năm.
Câu 4. Năm 201 thuộc thế kỉ thứ mấy?
A. III.
B. IV.
C. II.
D. I.
Câu 5. Từ khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm vào năm 179 TCN đến nay (2021) là bao nhiêu năm?
A. 1840.
B. 2021.
C. 2200.
D. 2179.
Câu 6. Một bình gốm được chôn dưới đất năm 1885 TCN. Theo cách tính của các nhà khảo cổ học, bình gốm đó đã nằm dưới đất 3877 năm. Hỏi người ta phát hiện bình gốm vào năm nào?
A. 2002.
B. 1992.
C. 1995.
D. 2005.
Câu 7. Công lịch là dùng lịch chung ở
A. châu Âu.
B. châu Á.
C. châu Mĩ.
D. trên thế giới.
Câu 8. Theo Công lịch thì 1 năm có
A. 365 ngày chia thành 12 tháng.
B. 366 ngày chia thành 12 tiếng.
C. 365 ngày chia thành 13 tháng.
D. 366 ngày chia thành 13 tháng.
Câu 9. Dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, con người đã sáng tạo ra loại lịch nào?
A. Nông lịch.
B. Dương lịch.
C. Âm lịch.
D. Nhật lịch.
Câu 10. Theo Công lịch, 1000 năm được gọi là một
A. thập kỉ.
B. thế kỉ.
C. thiên niên kỉ.
D. kỉ nguyên.
Câu 11. Theo Công lịch, chu kì bao nhiêu năm thì có một năm nhuận?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 12. Một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là xác định
A. không gian diễn ra các sự kiện.
B. chủ thể của sự kiện đã diễn ra.
C. mối quan hệ giữa các sự kiện.
D. thời gian xảy ra các sự kiện.
Câu 13. Theo tương truyền, năm đầu tiên của Công nguyên là năm
A. Đức Phật ra đời.
B. Chúa Giê-su ra đời.
C. Chúa Giê-su qua đời.
D. nguyệt thực toàn phần.
Câu 14. Cho sự kiện sau: Bính Thìn – Thuận Thiên năm thứ 7 (1016): nhà Tống phong cho vua Lý Thái Tổ làm Nam Bình Vương. Hãy tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của sự kiện trên so với năm nay (2021).
A. 1002 năm, 10 thế kỉ.
B. 1005 năm, 11 thế kỉ.
C. 1001 năm, 10 thế kỉ.
D. 1005 năm, 10 thế kỉ.
…
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ?
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
Câu 1 | B | Câu 8 | B |
Câu 2 | A | Câu 9 | C |
Câu 3 | A | Câu 10 | B |
Câu 4 | D | Câu 11 | B |
Câu 5 | C | Câu 12 | D |
Câu 6 | C | Câu 13 | D |
Câu 7 | A | Câu 14 | D |
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
Câu 1 | B | Câu 8 | A |
Câu 2 | A | Câu 9 | B |
Câu 3 | A | Câu 10 | C |
Câu 4 | A | Câu 11 | C |
Câu 5 | C | Câu 12 | D |
Câu 6 | B | Câu 13 | B |
Câu 7 | D | Câu 14 | D |
…..
>> Tải file để tham khảo trọn Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 sách Cánh diều
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 sách Cánh diều Trắc nghiệm Lịch sử 6 có đáp án (Bài 1 – Bài 8) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.