Bạn đang xem bài viết Bị sỏi thận kiêng gì, ăn gì? Chế độ ăn cho người bị sỏi thận tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Số lượng người mắc bệnh sỏi thận đang ngày càng tăng cao. Nếu không chữa trị kịp thời căn bệnh sẽ gây ra những biến chứng nặng nề ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần của người bệnh. Hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu lối ăn uống khoa học để kiểm soát căn bệnh này nhé!
Người bị sỏi thận nên kiêng ăn gì?
Hạn chế thực phẩm nhiều muối, đường
Các thực phẩm chứa nhiều muối, đường gây tích tụ gốc oxalat làm suy giảm các chức năng của thận từ đó hình thành nên một lượng sỏi có trong thận nên việc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối, đường vô cùng quan trọng.
Các nhà khoa học khuyên rằng mỗi ngày người bệnh chỉ nên ăn tối đa 3g muối. Ngoài ra, ở các loại socola còn có khả năng làm tăng gốc oxalate do đó người bệnh nên lưu ý hạn chế tối đa các loại thực phẩm này.
Hạn chế thực phẩm giàu đạm
Việc quá tải chất đạm trong cơ thể tạo cơ hội để tăng lượng axit và phốt pho trong nước tiểu đồng thời làm tích tụ axit uric trong máu. Người bệnh chỉ nên ăn tối đa 200gr thịt/một ngày.
Hạn chế thực phẩm giàu kali
Các thực phẩm giàu kali gây áp lực lên thận làm giảm khả năng bài tiết của hệ thống tiểu tiện. Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm như: Chuối, khoai tây,… trong chế độ ăn uống hằng ngày.
Tránh các thực phẩm giàu gốc oxalate
Chỉ số oxalat cao là hiện tượng thường thấy ở người bị bệnh sỏi thận chính vì thế gây ra hiện tượng lắng đọng các tinh thể muối. Người bị sỏi thận cần tránh tuyệt đối các thực phẩm có gốc oxalate như rau cải bó xôi, rau muống.
Tránh xa thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào
Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ đồ chiên xào cũng mang theo lượng lớn chất đạm đồng thời gia tăng lượng muối có trong cơ thể điều này ảnh hưởng lớn đến các chức năng của thận.
Hạn chế nước ngọt, cà phê
Các loại nước ngọt, cà phê góp phần hình thành sỏi. Ngoài ra, nước ngọt cũng chứa hàm lượng fructose và sucrose rất cao gây nên kết tủa oxalat ở thận. Người mắc bệnh sỏi thận nên hạn chế các loại nước có ga, nước ngọt….
Kiêng rượu bia và đồ uống có cồn
Chế độ ăn uống của người bị sỏi thận nên hạn chế các loại đồ uống có cồn như rượu, bia…. Các loại đồ uống này khiến không chỉ thận mà gan cũng phải hoạt động một các liên tục để đào thải các độc tố.
Tham khảo thêm: Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì và thực đơn tốt cho người bệnh sỏi mật
Người bị sỏi thận nên ăn gì
Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A có tác dụng điều hoà hệ thống bài tiết nước tiểu góp phần hòa tan các tinh thể muối lắng đọng và giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể nhằm chống lại sự hình thành sỏi trong thận. Loại vitamin này có nhiều trong các loại rau củ như khoai lang, diếp cá, cà rốt,…
Thực phẩm giàu B6
Vitamin B6 là loại vitamin rất tốt cho người bị sỏi thận có công dụng làm giảm khả năng kết tủa sỏi oxalat có trong cơ thể thường được tìm thấy trong các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu như đậu đỏ, đậu phộng,…
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Việc thiếu đi 2 loại vitamin này gây ra hiện tượng kết tủa oxalat, sỏi mật khiến cho bệnh trở nên nguy hiểm hơn. Bạn có thể bổ sung canxi trong các thực phẩm như sữa, phô mai,…hay trong cá hồi, lòng đỏ trứng cũng chứa nhiều vitamin D.
Thực phẩm giàu chất xơ
Các loại thực phẩm giàu chất xơ giúp điều hoà quá trình chuyển hóa thức ăn, có lợi cho việc tiêu hoá đặc biệt là hệ bài tiết. Bạn có thể bổ sung bằng các loại thực phẩm giàu chất xơ như: Ớt chuông, cần tây,…
Nước lọc
Các chuyên gia khuyên rằng người mắc bệnh sỏi thận trung bình nên uống hơn 2,5 lít nước lọc mỗi ngày để có thể hoà tan các tinh thể muối hạn chế khả năng hình thành sỏi trong cơ thể.
Tham khảo thêm: Những loại nước uống người bị sỏi thận uống vào giúp tiêu sỏi, giảm đau
Bổ sung các loại trái cây
Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, quýt,… có tác dụng làm giảm khả năng hình thành oxalat có trong cơ thể. Ngoài ra, chúng còn chứa một lượng lớn hoạt chất citrate, giúp hòa tan một số thành phần hình thành sỏi thận.
Bạn có thể bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu khi uống thêm một số loại nước khác như:
- Nước chanh: chứa nhiều vitamin C và chất citrate giúp hạn chế khả năng hình thành sỏi thận.
- Trà lựu: có công dụng giảm hàm lượng axit và hỗ trợ thải độc qua đường bài tiết.
- Nước ép nho: nho có chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng đào thải độc tố
Tham khảo thêm: Chẳng cần mua thuốc ‘Nhà tôi 3 đời trị sỏi thận’ bởi vì đã có những loại trái cây sau
Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận
Nghiên cứu cho thấy, hầu hết bệnh nhân sỏi thận thường ăn uống không cân đối, ít uống nước, ăn nhiều, trong đó có nhiều axit uric và axit oxalic. Điều quan trọng là phải tuân theo những nguyên tắc này trong việc điều trị sỏi thận. Chế độ ăn uống bao gồm:
- Chú ý cân bằng dinh dưỡng, không làm bệnh nhân suy nhược, để không làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Bạn cần hạn chế thực phẩm giàu protein, hàng ngày bạn chỉ nên còn khoảng 200 gam.
- Nếu cần giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, người bệnh chỉ cần ăn khoảng 3 gam muối mỗi ngày.
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin.
Nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận
Bệnh sỏi thận đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Thói quen uống nước. Khi lượng nước trong cơ thể quá ít không thể hoà tan được lượng muối, khiến chúng tích tụ thành sỏi trong thận của con người.
- Các loại bệnh bẩm sinh có liên quan đến đường tiết niệu hay bệnh u xơ.
- Thói quen ăn uống dư quá nhiều các chất axit oxalic, chất đạm.
- Thói quen sinh hoạt dẫn đến béo phì tạo điều kiện cho các tinh thể không được hòa tan, lắng đọng tạo thành sỏi.
Bài viết trên là các thông tin về bệnh sỏi thận cũng như chế độ ăn uống dành cho những người mắc căn bệnh này. Pgdphurieng.edu.vn hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn chọn cho mình những loại thực phẩm giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Nguồn: Vinmec
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bị sỏi thận kiêng gì, ăn gì? Chế độ ăn cho người bị sỏi thận tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.