Bạn đang xem bài viết Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì? Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân rối loạn tiền đình tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Có lẽ vấn đề rối loạn tiền đình được xem là vấn đề nhức nhối của những người trưởng thành. Vì vậy, để hiểu rõ và cải thiện rối loạn tiền đình, chúng ta hãy cùng với Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về rối loạn tiền đình nên ăn gì và những lưu ý trong chế độ ăn nhé!
Rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình bắt nguồn từ tai trong, gây mất thăng bằng hoặc chóng mặt và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất ở độ tuổi trưởng thành.
Các triệu chứng điển hình của rối loạn tiền đình:
- Đau đầu.
- Chóng mặt, xuất hiện cảm giác xoay tròn.
- Cảm giác mất cân bằng.
- Mờ mắt.
Thực phẩm giàu Vitamin C
Vitamin C có tác dụng tốt trong việc giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Từ đó, giúp giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình. Do đó, điều đầu tiên khi thấy có dấu hiệu của rối loạn tiền đình thì bạn nên tăng cường bổ sung vitamin C hàng ngày cho cơ thể.
Người bệnh có thể sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi, cà chua,… hoặc một số loại rau xanh giàu vitamin và khoáng chất như súp lơ xanh, cải xoăn,… Đây đều là những thực phẩm rất tốt cho người bệnh rối loạn tiền đình.
Thực phẩm giàu vitamin C
Thực phẩm giàu Vitamin B6
Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiền đình là thiếu hụt vitamin B6. Do đó, người bị rối loạn tiền đình cần bổ sung nhiều vitamin B6 để giúp hệ điều hành tiền đình hoạt động tốt hơn và các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn sẽ không còn xuất hiện.
Vitamin B6 có nhiều nhất trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, các loại đậu, bí ngô, khoai lang, khoai tây hay thịt gà, cá, cam, táo, bơ, chuối, hạnh nhân,…
Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh rối loạn tiền đình nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm trên để cung cấp cho cơ thể lượng vitamin B6 cần thiết mỗi ngày.
Thực phẩm giàu vitamin B6
Thực phẩm giàu Vitamin D
Chứng xơ cứng tai là triệu chứng mà nhiều người bệnh rối loạn tiền đình thường gặp phải. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.
Một số thực phẩm giàu vitamin D: cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, nấm, nước cam,… hoặc các chế phẩm từ đậu nành. Đây là những thực phẩm giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
Thực phẩm giàu vitamin D
Thực phẩm giàu folate
Người cao tuổi mắc bệnh tiền đình thường là do khiếm khuyết ở hệ thống tiền đình. Vì vậy, để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu folate. Folate sẽ có tác dụng rất lớn trong việc cân bằng hệ thống tiền đình ở người già.
Các loại thực phẩm có chứa nhiều folate từ đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh hay các loại trái cây. Ngoài ra, súp lơ xanh, súp lơ trắng, đậu bắp, măng tây, đậu phộng, hạt hướng dương, hạnh nhân… cũng là những thực phẩm giàu folate rất tốt cho sức khỏe người bệnh rối loạn tiền đình.
Thực phẩm giàu folate
Rối loạn tiền đình kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc hiểu về bệnh và tìm hiểu những thực phẩm nên ăn để tốt cho người bệnh rối loạn tiền đình thì điều chúng ta cũng nên quan tâm đó chính là những thực phẩm nên tránh khi bị rối loạn tiền đình:
- Thực phẩm giàu chất béo: da các loài động vật, thịt mỡ, thịt đỏ,…là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mỡ máu cao.
- Sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,… ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
- Các thực phẩm và thịt chế biến sẵn.
- Các loại thực phẩm lên men: dưa chua, bắp cải chua, kim chi,…
- Các thực phẩm có thể chứa chất bảo quản Natri nitrat: xúc xích, thịt xông khói,…
Các thực phẩm cần tránh khi bị rối loạn tiền đình
Chế độ ăn cho người rối loạn tiền đình
Những điều nên tránh trong chế độ ăn uống
- Tránh tiêu các thực phẩm có hàm lượng đường hoặc muối cao: soda, nước ngọt,…
- Tránh sử dụng sản phẩm chứa caffeine: cà phê, trà, sô cô la, nước tăng lực,…
- Tránh các thực phẩm giàu natri: nước tương, khoai tây chiên, bỏng ngô, phô mai, dưa chua, đu đủ và thực phẩm đóng hộp.
- Tránh uống rượu làm ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất, làm cơ thể mất nước,…có thể gây ra cơn chóng mặt nghiêm trọng, đau nửa đầu, nôn.
Những điều nên tránh trong chế độ ăn uống
Những điều cần thực hiện trong chế độ ăn uống
- Nên uống nhiều nước, đảm bảo cung cấp đầy đủ theo nhu cầu của cơ thể.
- Nên ăn các loại thực phẩm giàu kali ví dụ như cà chua.
- Nên bổ sung loại hạt, đây được xem là một trong những thực phẩm tốt nhất cho chứng chóng mặt vì chúng rất giàu vitamin.
- Nên sử dụng gừng vì nó có thể làm giảm các triệu chứng như buồn nôn, choáng váng và nôn.
- Nên bổ sung thực phẩm giàu Vitamin B & C, kẽm, magie giúp phục hồi tổn thương thần kinh và cải thiện tuần hoàn máu.
Những điều cần thực hiện trong chế độ ăn uống
Xem thêm:
- Bệnh rối loạn thần kinh thực vật, nguyên nhân và tác hại đối với con người
- Rối loạn tiền đình có nguy hiểm và có chữa được không?
Trên đây là các thông tin về các thực phẩm nên bổ sung hoặc nên tránh khi bị rối loạn tiền đình. Nếu quý đọc giả cảm thấy hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến cho những người thân yêu của mình nhé!
Nguồn: Diag.vn, Hopkinsmedicine.org, Neuroequilibrium, Dizziland.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì? Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân rối loạn tiền đình tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.