Bạn đang xem bài viết Bí quyết giúp vết thương mau khỏi, không bị nhiễm trùng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo
Dùng mật ong
Mật ong là thực phậm tự nhiên có rất tốt cho sức khoẻ, những dưỡng chất có trong mật ong có công dụng kháng khuẩn làm sạch vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như giúp giảm sưng, xóa mờ các vết thâm, vết sẹo vô cùng nhanh và hiệu quả.
Khi lỡ bị đứt tay, trầy xước hay bỏng nhẹ bạn có thể sử dụng mật ong có sẵn tại nhà thoa lên vùng da tổn thương, mật ong có công dụng giống như chất khử trùng tự nhiên.
Dùng củ nghệ
Từ xưa nghệ được xem như “thần dược” giúp vết thương mau lành và không để lại sẹo. Tốt nhất là dùng củ nghệ tươi giã nhuyễn có thể cho thêm 1 vài giọt mật ong rồi đắp lên vết thương sau đó dùng băng để băng lại.
Sau vài lần đắp nghệ bạn sẽ thấy bớt đau nhứt, vùng da quanh vết thương cũng bớt thâm tím. Tuy nhiên, không nên dùng cho phụ nữ mang thai vì công dụng của nghệ rất mạnh không tốt cho sức khoẻ của họ.
Dùng nha đam
Cách làm vết thương mau lành bằng nha đam cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng vì là nguyên liệu dễ kiếm, có tác dụng làm dịu vết thương do bỏng và mờ sẹo. Không may bị bỏng bạn có thể dùng nha đam gọt bỏ phần vỏ, lấy phần thịt bên trong đắp lên vùng da bị bỏng giúp giảm bớt cảm giác đau rát và khó chịu rất nhiều.
Dùng hành tây
Cắt hành tây thành nhiều miếng nhỏ rồi đắp lên vết thương khoảng 5 đến 6 giờ giúp ép mũ ra khỏi vết thương giúp nhanh lành vết thương hơn.
Dùng tỏi
Tỏi xoay nhuyễn rồi đắp lên vết thương khoảng 1-2 giờ giúp hút mũ ra ngoài để nhanh lành vết thương. Lúc mới đắp có thể bạn sẽ thấy khó chịu hoặc ngứa trong vài phút.
Những thực phẩm nên ăn
Thực phẩm giàu vitamin C
Các loại trái cây như cam, quýt, bưởi rất giàu vitamin C giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường khả năng tự lành của da. Ngoài ra còn dưỡng ẩm cho da giúp da không bị khô.
Thực phẩm giàu vitamin B
Vitamin B có nhiều trong sữa, các loại rau như nấm, dưa leo, súp lơ,… bổ sung các thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày giúp khả năng tự lành của da nhanh chóng hơn.
Bổ sung đạm và kẽm
Các loại thực phẩm như gan lợn, đậu tương, đậu nành, đậu phộng, ngũ cốc,… cung cấp một lượng lớn đạm và kẽm cho cơ thể, đẩy nhanh quá trình tái tạo và làm lành da.
Ăn kèm gừng hoặc nghệ
Có thể dùng gừng hoặc nghệ tươi kho chung với thịt nạc heo rất tốt cho vết thương hở có tác dụng chống oxy hoá, chống viêm và ngăn ngừa sẹo hiệu quả, giúp hạn chế hình thành các sẹo lồi hoặc sẹo lõm.
Những thực phẩm không nên ăn
Rau muống
Trong quá trình bị thương thì rau muống là món cần kiêng nhất, trong rau muống có nhiều dưỡng chất làm tăng khả năng sản sinh collagen thúc đẩy quá trình tái tạo da quá mức làm cho da dư thừa dẫn đến tình trạng sẹo lồi lên.
Nếp
Các món chế biến từ nếp như xôi, bánh tét,… không nên ăn vì theo các bác sĩ thì nếp làm cho các vết thương có mũ nhiều hơn, viêm nhiễm lâu dần sẽ gây ra sẹo lồi.
Trứng
Trững cũng là thực phẩm nên kiêng ăn lúc bị thương, vì đặc tính của nó cũng tương tự như rau muống làm tăng khả năng sản sinh collagen dẫn đến bị sẹo lồi, đặc biệt là xuất hiện da non màu trắng rất mất thẩm mỹ.
Thịt gà
Với người bình thường thì thịt gà rất bổ dưỡng, nhưng với người bị thương thì không nên ăn thịt gà vì thịt gà làm chậm quá trình liền sẹo hơn và tác động đến các tế bào da mới không những làm cho vết thương lâu lành mà còn để lại sẹo rất xấu.
Thịt bò
Thịt bò là cho da sậm lại và hình thành các sẹo tối màu rất xấu trên da, vì thế trong lúc bị thương nên kiêng cả thịt bò để nhanh lành vết thường và không để lại sẹo xấu trên da.
Lưu ý trong quá trình chăm sóc vết thương
Để tăng quá trình liền vết thương và không để lại sẹo. Việc chăm sóc vệ sinh vết thương trong suốt quá trình này rất quan trọng.
Bất cứ loại thuốc bôi trực tiếp nào cần có hướng dẫn của bác sĩ, không nên dùng các bài thuốc dân gian không có kiểm chứng, nguy cơ gây biến chứng và nhiễm trùng rất cao.
Ngoài quá trình chăm sóc tốt khi liền vết thương, có thể sử dụng thuốc đặc trị sẹo. Với vùng tổn thương, nên hạn chế cử động mạnh khiến vết thương lâu lành, nghỉ ngơi nhiều hơn và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Đừng quên tham khảo thêm cách làm tan máu bầm để xử lý các vị trí có vết bầm, làm chúng nhạt màu và hết nhanh hơn nhé!
Trên đây là một số cách giúp vết thương nhanh lành không để lại sẹo cũng như các loại thực phẩn nên ăn và không nên ăn trong quá trình bị thương, hi vọng giúp được nhiều cho các chị em phụ nữ để chắm sóc gia đình mình tốt hơn nhé.
Kinh nhiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bí quyết giúp vết thương mau khỏi, không bị nhiễm trùng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.