Bạn đang xem bài viết Bị ngộ độc khi sử dụng nha đam không đúng cách tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sơ chế không đúng cách
Nhựa nha đam nguyên chất là 1 chất độc, tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó có những tác động “không tưởng” tới cơ thể.
Sơ chế nha đam cần rửa sạch lớp nhựa, nếu không sẽ khiến nha đam bị đắng, và nhựa này có thể gây kích ứng da.
Việc tự ý sơ chế và ép lấy nước nha đam để thoa lên da sai cách cũng có thể làm da kích ứng, phồng rộp. Nhựa nha đam cô đặc nồng độ cao còn có thể làm da bị phỏng, bong tróc lớp da rất sâu, có trường hợp ăn vào đến tận lớp biểu bì.
Khi sơ chế nha đam cần làm sạch lớp mủ màu vàng kế bên lớp thạch để tránh ngộ độc, ngâm nha đam sơ chế với hỗn hợp nước chanh và muối loãng cho hết nhớt, có thể luộc sơ qua nước sôi sau đó cho vào nước đá để nha đam được trắng.
Lạm dụng
Liều dùng lá nha đam tươi mỗi ngày từ 5 – 10 g, chọn những bẹ nhỏ, xanh nhạt, gọt bỏ lớp vỏ, rửa sạch nhựa và có thể dùng sống hoặc chế biến món ăn. Nó thực sự có lợi cho sức khỏe.
Nhưng nếu dùng nha đam 1 cách quá thường xuyên đến mức lạm dụng sẽ khiến cơ thể không hấp thu được những dưỡng chất có lợi, trái lại còn phản tác dụng.
– Aloin là thành phần chủ yếu trong nha đam chiếm 16 – 20%, chất này dùng nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, tiêu chảy, rối loạn chức năng gan và thận.
– Khi dùng nha đam làm đẹp trên da, các biểu bì sừng sẽ bị bong tróc ra giúp tái tạo các tế bào mới. Lúc này da rất non và dễ bắt nắng, nên dễ gây nám và xạm khi tiếp xúc với tia bức xạ ngoài trời. Vậy nên không nên dùng cách làm đẹp này quá thường xuyên, chỉ 2 – 3 lần/tuần và 15 – 20 phút/lần, và nhớ rửa sạch da với nước sạch sau đó.
Dùng trên vết thương hở
Bradykinin là 1 loại kinin huyết tương, nó có trong nha đam, đây là tác nhân của những phản ứng gây viêm.
Mặc dù nha đam có tác dụng giảm đau, giảm viêm, làm sạch tế bào sừng trên da… nhưng nếu dùng nha đam trên vết thương hở, bradykinin sẽ gây dị ứng, viêm loét, nhiễm trùng, bong tróc da, sưng tấy, gây trầm trọng hơn vết thương.
Những đối tượng cần cẩn trọng khi dùng nha đam
– Phụ nữ có thai và cho con bú: 1 vài báo cáo cho thấy nha đam có thể liên quan tới sẩy thai và dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
– Trẻ dưới 12 tuổi: Nha đam có thể gây đau bụng, tiêu chảy trong 1 vài trường hợp.
– Bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc: Gel nha đam có tác dụng giảm mức đường huyết, nhưng có khả năng sẽ gây giảm đường huyết quá mức nếu người dùng không theo dõi chỉ số đường huyết trước khi dùng.
– Người bị trĩ: Nhựa nha đam sẽ gây kích thích đại tràng, làm bệnh trĩ nặng hơn.
– Người có bệnh lý về thận: Không nên dùng nhiều và kéo dài vì nhựa nha đam tích lũy có thể gây suy thận.
– Trước và sau phẫu thuật: Nha đam làm giảm đường huyết sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát mức đường huyết trong và sau phẫu thuật. Nên ngưng dùng nha đam ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe tuyệt đối, bạn có thể chọn mua nước yến nha đam được đóng chai sẵn có ở các siêu thị hay các cửa hàng tạp hóa, chợ gần nhà.
Có thể không quá nguy hiểm, nhưng nha đam thực sự không hoàn hảo trong trường hợp dùng sai cách. Để nha đam thực sự phát huy hết tác dụng tích cực, nên học cách chế biến và cách dùng đúng nhé!
Xem thêm: Mẹo sơ chế nha đam giòn ngon mà không bị đắng
Trang tham khảo thông tin: meovatdoisong.net
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bị ngộ độc khi sử dụng nha đam không đúng cách tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.