Bạn đang xem bài viết Bị gút kiêng ăn gì và nên ăn gì? Lưu ngay các loại thực phẩm sau tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh gút đang dần trở thành phổ biến hơn khi chế độ ăn, lối sống không cân bằng và lành mạnh. Việc ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh nhân gút giảm nhẹ các cơn đau gút và hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh được nhanh hơn, hiệu quả hơn. Vậy bệnh gút kiêng ăn gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu thêm thông tin nhé.
Bệnh gút là gì?
Gout là một tình trạng bệnh lý viêm khớp gây ra sưng, viêm các khớp và các cơn đau gút cấp vô cùng đau đớn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
Nguyên nhân chính là do sự tăng lên của nồng độ acid uric trong máu đến một mức độ nhất định rồi lắng đọng lại tại các ổ dịch khớp dưới dạng tinh thể urate gây viêm khớp.
Bệnh gút không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng, nhưng điều đó không có nghĩa là bệnh không phát triển theo thời gian và gây ra những tổn thương mà bạn không biết. Các triệu chứng của bệnh gút có thể bao gồm:
- Đau khớp đột ngột, dữ dội.
- Cứng hoặc sưng khớp.
- Sưng, nóng đỏ ở vị trí khớp viêm.
- Sốt nhẹ.
- Mệt mỏi.
Một chế độ ăn uống không lành mạnh chứa quá nhiều purin có thể làm tăng nguy cơ mắc gút hoặc làm cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
Bệnh gút không nên ăn gì?
Thịt đỏ, nội tạng
Thịt đỏ và nội tạng là thực phẩm chứa nhiều purin. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ nồng độ axit uric cao và các đợt gút cấp.
Để hạn chế rủi ro, hãy hạn chế ăn các loại thịt đỏ và nội tạng sau đây:
- Thịt bò, thịt trâu, thịt dê, thịt chó, thịt mèo,….
- Thịt nai và các động vật hoang dã khác.
- Nội tạng động vật (gan, tim, thận,…).
Thịt gà có hàm lượng purin vừa phải và có thể ăn ở mức độ vừa phải. Hãy nhớ rằng nhiều loại súp làm từ thịt, nước thịt và thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói có thể làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh gút.
Cá nước lạnh, động vật có vỏ
Một số loại hải sản có hàm lượng purin cao. Những thứ này nên tránh trong chế độ ăn kiêng thân thiện với bệnh gút, mặc dù các loại hải sản khác có thể được đưa vào chế độ ăn kiêng bệnh gút của bạn. Chúng có hàm lượng purin vừa phải và bạn có thể được dùng dưới 200g/ngày.
Một số loại cá và hải sản bạn nên tránh:
- Cá chim lớn.
- Cá trích.
- Cá thu.
- Sò điệp.
- Con trai.
- Cá hồi.
- Cá ngừ.
Bia rượu
Bia rượu có hại cho người bị bệnh gút gấp đôi so với hải sản và thịt. Tuy trong rượu bia không chứa purin như trong các thực phẩm có chứa đạm nhưng lại làm tăng acid uric máu.
Đây chính là nguyên nhân là do sản phẩm chuyển hoá của rượu bia là các andehyd, khi đào thải qua thận gây nên ức chế cạnh tranh đào thải với acid uric, vì vậy làm acid uric trong máu tăng cao, làm bệnh gút thêm nặng hơn.
Rượu vang từ lâu đã được cho là có nồng độ purin thấp hơn và có thể được coi là an toàn nếu sử dụng với lượng vừa phải, đối với những người có tiền sử hoặc nguy cơ có nồng độ axit uric cao.
Nếu bạn đang là bệnh nhân của gút thì hãy tránh xa các buổi nhậu và bia rượu.
Thực phẩm, đồ uống có đường
Đường, đồ uống có đường hay một số loại trái cây có hàm lượng đường fructose cao có thể làm tăng sản xuất acid uric nguy cơ mắc gút và các cơn gút cấp, có thể mặc dù chúng không giàu purin.[1]
Bị gút nên ăn gì?
Rau
Bạn nên ăn thêm nhiều rau xanh và các loại protein không phải thịt khác có thể như đậu Hà Lan, đậu, đậu lăng, đậu phụ cũng như các loại rau xanh và tinh bột.
Đây là những loại thực phẩm không làm tăng nồng độ axit uric và thậm chí có thể bảo vệ bạn khỏi các cơn gút cấp.
Sữa ít béo
Sữa ít béo hay còn gọi là sữa tách béo, đây là loại sữa đã được tách bớt phần lớn chất béo có sẵn bên trong sữa.
Các nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng sữa ít béo có thể làm giảm nồng độ axit uric và giảm nguy cơ bị bệnh gút tấn công. Các protein có trong sữa làm tăng khả năng thúc đẩy bài tiết axit uric qua nước tiểu. [2]
Ngoài ra, việc giảm lượng chất béo có sẵn trong sữa sẽ làm giảm nguy cơ tăng cân và béo phì cho người sử dụng.
Thừa cân cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lên xương khớp và làm có thể làm tăng nặng tình trạng bệnh gút.
Các loại đậu, đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, lúa mạch, yến mạch, các loại đậu,… đều là những thực phẩm chứa ít nhân purin và nhiều chất xơ giúp hạn chế tăng acid uric trong máu có lợi cho bệnh nhân gút.
Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt còn được cho là có tác dụng giảm viêm giúp giảm triệu chứng và tần suất của các cơn đau gút cấp.
Cam, quýt
Vitamin C làm giảm nồng độ axit uric và có thể giúp ngăn ngừa các cơn gút. Hầu hết các nghiên cứu đề nghị nhận được ít nhất 500mg mỗi ngày.
Vì trái cây cũng chứa đường fructose, có liên quan đến việc tăng nồng độ axit uric, nên hãy chọn những loại có hàm lượng đường fructose thấp hơn. Bưởi, cam, dứa và dâu tây là những loại trái cây nhiều vitamin C nhưng ít đường.
Trái anh đào
Một số nghiên cứu về tác dụng của trái anh đào đối với bệnh nhân gút đã cho thấy, các bệnh nhân được sử dụng nước ép quả anh đào kết hợp cùng allopurinol (thuốc làm giảm nồng độ acid uric) giúp giảm bớt sự đau đớn cũng như tần suất xảy ra các cơn đau gút cấp.[3]
Xem thêm:
- Mách bạn 22 cách chữa bệnh gút tại nhà có thể bạn chưa biết
- Giấm táo có giúp điều trị bệnh gút không?
Trên đây là khái quát về bệnh gút và những loại thực phẩm mà người bị gút nên dùng hay cần tránh xa. Hy vọng bài viết hữu ích và nếu thấy hay bạn hãy chia sẻ với người thân của mình nhé!
Nguồn: Mayoclinic, cdc
Nguồn tham khảo
-
Soft drinks, fructose consumption, and the risk of gút in men: prospective cohort study
https://www.bmj.com/content/336/7639/309
-
Purine-Rich Foods, Dairy and Protein Intake, and the Risk of Gout in Men
https://www.bmj.com/content/336/7639/309
-
Effectiveness of Cherries in Reducing Uric Acid and Gout: A Systematic Review
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6914931/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bị gút kiêng ăn gì và nên ăn gì? Lưu ngay các loại thực phẩm sau tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.