Bạn đang xem bài viết Bị chuột rút trong lúc ngủ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chuột rút trong lúc ngủ là một cách không tự chủ, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu, gây gián đoạn giấc ngủ. Vậy đâu là nguyên nhân chủ yếu gây chuột rút và làm thế nào để phòng tránh? Đọc ngay bài viết này nhé.
Đối tượng hay bị chuột rút khi ngủ
Theo một báo cáo được đăng trên tờ American Family Physician, có đến 60% người lớn và 7% trẻ em bị chuột rút về đêm. Cụ thể hơn, chuột rút thường dễ xảy ra với các vận động viên, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người bị bệnh xơ giãn tĩnh mạch hoặc đơn giản là do cơ thể bị thiếu canxi.
Tuy nhiên, những người khỏe mạnh bình thường vẫn có khả năng bị chuột rút khi ngủ, thậm chí xảy ra rất nhiều lần trong ngày và một số trường hợp có thể bị mỗi ngày.
Chuột rút tuy không ảnh hưởng đến tính mạng của con người nhưng nó làm giảm đi chất lượng của giấc ngủ, từ đó gây suy nhược cơ thể, mất năng lượng vào buổi sáng hôm sau.
Vậy nên, nếu tình trạng này tái đi tái lại nhiều lần thì người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, vì đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải một bệnh lý nào đó.
Nguyên nhân gây chuột rút khi ngủ
Phó giáo sư Scott Garrison đến từ trường Đại học Alberta đã chỉ ra một số nguyên nhân phổ biến sau gây chuột rút khi ngủ:
Vận động quá sức
Nếu ban ngày, bạn vận động quá sức sẽ khiến cho hệ thần kinh cơ bắp của mình bị mỏi mệt, thậm chí là bị chấn thương. Việc tiêu hao quá nhiều năng lượng như vậy dẫn đến việc gan tiêu thụ nhiều lượng đường hơn và cơ thể chưa bổ sung calo kịp thời dễ gây ra tình trạng chuột rút.
Lạnh chân
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chuột rút chân ở những người có sức khỏe bình thường là khi ngủ có thói quen để gió thổi trực tiếp vào chân hoặc mùa đông không đeo tất giữ ấm bàn chân, rất dễ gặp phải tình trạng này.
Tư thế ngủ không đúng
Tư thế nằm ngủ không đúng, như vắt chéo chân, nằm lâu ở một tư thế, gối tay lên đầu,… có thể cản trở lượng máu lưu thông và gây chuột rút. Để tránh tình trạng này, bạn hãy nằm ở những tư thế thoải mái, tay chân thả lỏng để tránh chuột rút về đêm.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai là đối tượng thường xuyên bị chuột rút khi ngủ. Nguyên nhân là do nội tiết tố thay đổi dẫn đến hạ canxi trong máu, cơ thể tích trữ nhiều nước và mất cân bằng điện giải.
Bên cạnh đó, sức nặng của thai nhi gây áp lực khiến cho tuần hoàn máu chậm hơn nên khiến cho mẹ bầu dễ bị chuột rút vào ban đêm.
Tâm trạng căng thẳng, lo lắng
Tâm trạng căng thẳng, lo lắng quá nhiều cũng có thể dẫn đến chuột rút, vì nó có thể khiến cho các hormone trong cơ thể mất cân bằng, dẫn đến nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao, gây ảnh hưởng đến sự lưu thông tuần hoàn máu.
Thiếu hụt các chất dinh dưỡng
Nếu bạn không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện giải và một số dưỡng chất quan trọng như: Magie, canxi,… gây co thắt cơ bắp, tạo cảm giác tê liệt. Do đó, nên có chế độ ăn uống hợp lý để giảm thiểu tình trạng chuột rút.
Làm gì khi bị chuột rút trong lúc ngủ
Bạn có thể tự điều trị chứng chuột rút trong lúc ngủ bằng một số phương pháp đơn giản như sau:
Massage, xoa bóp nhẹ nhàng
Khi bị chuột rút, người bệnh hãy thực hiện các động tác xoa bóp nhẹ nhàng ở vị trí các cơ bị chuột rút. Phương pháp này có tác dụng làm giảm tắc nghẽn các mạch máu, nới lỏng cơ bắp, giảm căng cứng, tạo cảm giác vô cùng thoải mái, dễ chịu.
Duỗi cơ
Dẫu biết khi bị chuột rút, người bệnh rất khó có thể cử động ở phần cơ bắp đó, nhưng hãy cố gắng thực hiện duỗi thẳng tay hoặc chân rồi nâng lên cao tầm mắt. Thực hiện lặp lại nhiều lần cho đến khi khỏi hẳn.
Chườm nóng
Người bệnh có thể dùng khăn ấm, chai nước nóng hoặc túi giữ ấm để chườm lên vị trí bị chuột rút trong khoảng 10 – 15 phút, sẽ giúp các cơ được giãn ra, nhanh chóng phục hồi và mau khỏi tình trạng chuột rút.
Cách phòng chống chuột rút trong lúc ngủ
Để ngăn ngừa tình trạng chuột rút khi ngủ, các chuyên gia sức khỏe khuyên người bệnh nên thực hiện một số điều sau đây:
- Bổ sung đầy đủ từ 1.5 – 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày để giúp các cơ hoạt động tốt.
- Nên đắp kín chân hoặc đeo tất khi đi ngủ để chân không bị lạnh.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao nhất là các bài tập giãn cơ và căng bắp tay chân, giúp gân cốt được thư giãn trước khi ngủ.
- Khi ngủ, hạn chế nằm quá lâu ở một tư thế hoặc nằm ở một vị trí không thoải mái để giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ bị chuột rút.
- Uống thuốc theo liều lượng được bác sĩ chỉ định để hạn chế tác dụng phụ chuột rút khi ngủ.
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh tình trạng stress hay căng thẳng quá độ.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là canxi, magie, vitamin bằng các thực phẩm như: Rau củ, trái cây, cá, trứng,…
Trên đây là những thông tin quan trọng về nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh chuột rút trong khi ngủ mà Pgdphurieng.edu.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy hay và bổ ích.
Nguồn: Vinmec, Bệnh viện đa khoa MEDLATEC
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bị chuột rút trong lúc ngủ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.