Bạn đang xem bài viết Bị bong gân nên làm gì? 3 cách trị bong gân cổ chân, cổ tay tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bong gân là chấn thương ở dây chằng, ai cũng có thể gặp phải khi bạn bị gặp tai nạn trong lúc chơi thể thao, đi bộ hay bị va phải vật cứng,… Bong gân có 3 cấp độ là nhẹ, vừa và nặng, tuy không gây nguy hiểm nhưng nó gây đau và di chuyển sẽ khó khăn. Vùng bong gân có thể bị bầm, tím và xưng tấy lên nhanh chóng.
Hôm nay, hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu các cách để chữa bong gân nhẹ tại nhà nhé!
Các biểu hiện điển hình của bong gân
- Đau nhức: Đau luôn là một tín hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn xảy ra với cơ thể bạn. Cân nhắc bong gân nếu cơn đau xảy ra ngay sau chấn thương, nghiêm trọng ngay sau chấn thương và sau đó trở nên âm ỉ, đặc biệt khi đứng bằng chân, cử động khớp hoặc đẩy vùng bị thương.
- Sưng tấy: Mặc dù luôn có dấu hiệu bong gân nhưng phải mất vài giờ các triệu chứng mới xuất hiện nên ngay cả khi bị chấn thương do chấn thương vẫn có thể không được chú ý.
- Vết bầm tím: Dấu hiệu mới nhất cho thấy gân, cơ hoặc dây chằng bị thương và chảy máu từ bên trong. Theo thời gian, các thành phần bị phá vỡ trong máu có thể xâm nhập vào da và có dấu hiệu bầm tím.
- Không thể cử động các khớp bị thương: Tất cả các triệu chứng đau và sưng khiến các khớp không thể cử động tự nhiên như trước. Khoảng một ngày sau chấn thương, cơ thể trở nên cứng và cần phải vận động nhẹ nhàng trở lại.
Bị bong gân nên làm gì?
Theo thông tin tham khảo từ trang vinmec.com, nếu chẳng may bị bong gân thì bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Ngay lập tức ngừng lại tất cả vận động, để bộ phận đang bị thương có thể nghỉ ngơi.
- Sau đó, lấy đá lạnh chườm ngay vị trí sưng, mỗi lần chườm trong 20-30 phút. Và nên lặp lại mỗi ngày 3-4 lần. Lưu ý là hãy dùng túi chườm hoặc dùng khăn bọc lại, đừng để đá trực tiếp lên vết thương.
- Sau khi chườm đá, hãy dùng băng chun để băng ép nhẹ nhàng, cố định quanh phần khớp.
- Bạn nên kê bộ phận đang bị bong gân ở vị trí cao hơn tim mình cỡ 10cm, trong vòng 48h đầu để giảm tình trạng đau và giảm sưng.
- Tuyệt đối đừng thoa rượu hoặc dầu nóng, vì có thể làm nơi tổn thương bị bị phù nề và xưng huyết tệ hơn.
Các cách chữa bong gân đơn giản
Sử dụng lá cây đại tướng quân
Nguyên liệu
- 20gr lá tướng quân
Cách làm
Bước 1 Sau khi hái lá tướng quân, hãy rửa sạch với nước muối pha loãng và để ráo.
Bước 2 Bạn dùng chày giã hơi nát lá.
Bước 3Thêm một chút rượu, hơ nóng hỗn hợp trên, rồi đắp lên khớp đang bị đau và dùng băng gạc băng nhẹ nhàng lại.
Bước 4 Bạn nên duy trì trong 3 ngày trở lên để có hiệu quả nhất.
Sử dụng lá cây đại tướng quân, lá bạc thau và lá đòn gánh
- 10 lá đại tướng quân
- 8gr lá bạc thau
- 10gr lá đòn gánh
Cách làm
Bước 1 Sau khi hái lá tướng quân, lá bạc thau và lá đòn gánh, đem tất cả đi rửa sạch với nước muối pha loãng và để ráo.
Bước 2 Bạn dùng chày giã nát toàn bộ 3 loại lá trên.
Bước 3 Rồi đắp lên chỗ đang bong gân và dùng băng gạc băng nhẹ nhàng lại.
Bước 4 Hãy dùng thường xuyên cho đến khi khỏi thì dừng.
Sử dụng lá cây đại tướng quân, mua thấp tươi và dạ cầm tươi
Nguyên liệu
- 30gr lá cây đại tướng quân tươi
- 30gr mua thấp tươi
- 20gr dạ cầm tươi
Cách làm
Bước 1 Sau khi có đủ 3 loại nguyên liệu là lá cây đại tướng quân, mua thấp tươi và dạ cầm tươi, thì bạn hãy đem rửa sạch cả 3 với nước muối pha loãng và để cho thật ráo nước.
Bước 2 Cho tất cả vào cối và dùng chày giã nát cả 3.
Bước 3 Dùng hỗn hợp trên rồi đắp lên khớp đang bị đau và dùng băng gạc băng lại.
Lưu ý
Các cách trên bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng nhé!
Đây là bài thuốc chỉ nên dùng ngoài da, không được uống vì có thể làm bạn bị ngộ độc. Nếu lỡ uống phải bạn nên giải độc bằng nước đường, nước muối pha giấm với tỷ lệ 2:1.
Khi bị bong gân tốt nhất là bạn nên đi bệnh viện để khám và được điều trị bài bản nhất, để tình trạng thuyên giảm nhanh chóng và dứt điểm.
Những lưu ý khi trị bong gân
Vì bong gân là chấn thương thường gặp nên hầu hết người bệnh đều chủ quan không biết cách xử lý đúng cách để lại hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số mẹo để đối phó với bong gân:
- Không xoa bóp hoặc làm nóng các khớp bị tổn thương bằng rượu hoặc nước đá. Chảy máu trong có thể tăng lên.
- Không tiêm thuốc vào chỗ bong gân. Sự giãn nở, sưng tấy và bầm tím của các mạch máu có thể tăng lên.
- Không quấn chặt vùng bị bong gân vì nó có thể gây đau và bầm tím.
Bong gân là một trong những chấn thương phổ biến nhất và có thể gây ra hậu quả nếu không được xử lý đúng cách. Vì vậy, người bệnh khi có các triệu chứng nặng hoặc nhẹ nhưng kéo dài lâu năm nên đi khám để được bác sĩ tư vấn giúp xác định chính xác nguyên nhân và lên kế hoạch điều trị thích hợp với tình trạng bệnh hiện tại.
Trên đây là nhũng mẹo bạn có thể tự làm ở nhà nếu bị bong gân, đơn giản mà hiệu quả cao. Chúc bạn mau áp dụng thành công và chóng lành nhé!
Nguồn: Vinmec.com
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bị bong gân nên làm gì? 3 cách trị bong gân cổ chân, cổ tay tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.