Bạn đang xem bài viết Beta Glucan là gì? tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ khi sử dụng, thực phẩm chứa Beta Glucan tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Beta-glucans là một loại chất xơ được mọi người quan tâm gần đây vì trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại thực phẩm bổ sung chất này được quảng cáo có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy beta-glucans là gì, tác dụng và cách dùng như thế nào, hãy cùng An Khang tìm hiểu thông qua bài viết sau
Chất xơ vốn là một nhóm chất không thể thiếu trong thực đơn mỗi ngày, beta-glucans chính là một loại chất xơ với nhiều lợi ích như giảm cholesterol và các vấn đề về tim mạch, đặc biệt mọi người rất quan tâm tới khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch của chất dinh dưỡng này. Hãy tiếp tục đọc để biết nhiều hơn về loại chất này.
Beta-glucans là gì?
β-Glucan (beta-glucans) là hợp chất đường liên phân tử được tạo nên từ các đơn phân tử D-glucose gắn với nhau qua liên kết β-glycoside. Beta-glucans cũng chính là một chất xơ hòa tan được tìm thấy ở tự nhiên trong vỏ cám của hạt ngũ cốc, thành tế bào của nấm men, nấm và vi khuẩn và được bán dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Là một chất xơ hòa tan, bản thân beta-glucans không được tiêu hóa, nhưng nó làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn trong ruột. Kết quả là, carbohydrate được hấp thụ chậm hơn, dẫn đến lượng đường trong máu ổn định hơn. Ngoài ra, nó di chuyển chậm qua đường tiêu hóa, mang theo cholesterol khi nó di chuyển.
Lợi ích mà beta-glucans mang đến cho sức khỏe
Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu chính về những lợi ích sức khỏe có thể có của beta-glucans:
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Beta-glucans có thể làm giảm cholesterol trong máu bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol từ thức ăn trong dạ dày và ruột. Theo một báo cáo năm 2011, beta-glucans có trong yến mạch có thể giúp kiểm soát lượng cholesterol, trung bình, tiêu thụ yến mạch hàng ngày có liên quan đến việc giảm 5% và 7% mức cholesterol LDL và cholesterol toàn phần [1].
Một phân tích tổng hợp năm 2014 cho thấy kết quả tương tự. Các nhà nghiên cứu tập trung vào các nghiên cứu bao gồm ít nhất 3 gam(g) beta-glucans mỗi ngày và thấy rằng nó làm giảm tổng lượng cholesterol và cholesterol LDL, nhưng không ảnh hưởng đến mức cholesterol HDL hoặc chất béo trung tính [2].
Hỗ trợ tích cực cho người bệnh tiểu đường
Một phân tích tài liệu năm 2014 đã xác nhận beta-glucans có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cholesterol và giữ huyết áp trong tầm kiểm soát. Nhưng lưu ý rằng chỉ riêng beta-glucans là không đủ để đạt được chỉ số đường huyết bình thường ở bệnh nhân tiểu đường và nó chỉ nên được sử dụng như một chất hỗ trợ cho các phương pháp điều trị tiêu chuẩn mà không phải là liệu pháp thay thế hoàn toàn [3].
Kích thích hệ thống miễn dịch
Các nhà nghiên cứu tin rằng beta glucan có thể có một số tác động tích cực đến hệ thống miễn dịch.
β-glucans là một hợp chất có khả năng kích hoạt các tế bào miễn dịch tiết ra cytokin và có thể tham gia vào quá trình miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu cho vật chủ để cải thiện các chức năng miễn dịch. Beta glucan cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động của các tế bào lympho, tế bào T hỗ trợ như Th1, Tp. Tế bào Th1 kiểm soát khả năng miễn dịch chống lại ký sinh trùng nội bào (ví dụ virus), trong khi các tế bào Tp kiểm soát khả năng miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh ngoại bào (ví dụ vi khuẩn, ký sinh trùng).
Tuy nhiên, nghiên cứu thêm là cần thiết. Hầu hết các nghiên cứu cho đến nay đều ở dạng thử nghiệm trên động vật, hơn nữa hệ thống miễn dịch của con người rất phức tạp và các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu cách thức hoạt động của nó.
Cho một đường ruột khỏe mạnh và kiểm soát cân nặng
Beta-glucans là chất xơ thực phẩm, chúng hấp thụ nước trong suốt đường ruột và làm tăng khối lượng phân, giúp thúc đẩy sự đều đặn bằng cách cải thiện tình trạng táo bón và tiêu chảy. Beta-glucans cũng hoạt động như prebiotics, cung cấp vi khuẩn tốt trong đường ruột của bạn và giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột của bạn.
Nghiên cứu cho biết tiêu thụ 4-7 gam beta-glucans hàng ngày giúp giảm cảm giác đói và tăng cảm giác no. Giảm cảm giác thèm ăn liên quan đến việc ăn beta-glucans khiến nó trở thành nhóm thực phẩm hoàn hảo cho những người muốn ăn ít đi để giảm cân. Nếu bạn đang phải vật lộn với các vấn đề về cân nặng và muốn giảm thêm vài cân một cách lành mạnh, hãy bắt đầu bổ sung beta-glucans hằng ngày [4].
Đối với ung thư
Nghiên cứu sơ bộ chỉ ra rằng beta-glucan có thể kích hoạt một số tế bào và protein chống lại ung thư (chẳng hạn như tế bào T và tế bào NK). Hơn nữa, các thử nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng beta-glucan có thể ức chế sự phát triển và di căn của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, không có đầy đủ dữ liệu thử nghiệm lâm sàng chất lượng tố về hiệu quả của beta-glucan trong điều trị ung thư [5].
Các ứng dụng khác
Ngoài những lợi ích của beta-glucans đối với bệnh tiểu đường và cholesterol cao, chất bổ sung beta-glucans có thể giúp đối với các tình trạng sức khỏe sau: dị ứng, bệnh hen suyễn, bệnh Crohn, hội chứng mệt mỏi mãn tính, đau cơ xơ hóa, viêm khớp dạng thấp, viêm đại tràng.
Beta-glucans cũng được cho là giúp cơ thể chống lại cảm lạnh, cúm, cũng như tăng cường khả năng phòng vệ trước tác hại của căng thẳng
Tuy nhiên, cho đến nay, sự hỗ trợ của khoa học về lợi ích của beta-glucans với các bệnh trên còn hạn chế. Nếu bạn đang cân nhắc sử dụng chất bổ sung beta-glucans, hãy nói chuyện với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn để cân nhắc những rủi ro và lợi ích tiềm ẩn.
Cách dùng beta-glucans
Không có liều tiêu chuẩn cho beta-glucans. Nghiên cứu đã chỉ ra các mức độ hiệu quả khác nhau và lượng cần thiết khác nhau tùy theo nguồn cung cấp. Ví dụ, beta-glucans từ men bia có thể làm giảm cholesterol ở mức 7,5 gam uống hai lần mỗi ngày trong bảy đến tám tuần, trong khi beta-glucans làm từ lúa mạch hoặc yến mạch đã được chứng minh là có hiệu quả ở mức từ 3 đến 10 gam mỗi ngày trong tối đa 12 tuần.
Đối với bệnh tim: các sản phẩm từ yến mạch hoặc lúa mạch có chứa 3,6 gam chất xơ hòa tan, chẳng hạn như beta-glucans, hàng ngày, như một phần của chế độ ăn ít chất béo, ít cholesterol.
Tác dụng không mong muốn của beta-glucans
Mặc dù beta-glucans thường được coi là an toàn, nhưng có một số lo ngại rằng nó có thể làm giảm lượng đường trong máu. Mặc dù có lợi trong một số trường hợp, nhưng điều này có thể nguy hiểm ở những người khác. Những người bị hạ đường huyết hoặc bất kỳ ai đang dùng thuốc để giảm lượng đường trong máu nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ dược sĩ, bác sĩ.
Giống như tất cả các nguồn chất xơ, nó có thể gây đau dạ dày, đầy hơi nếu dùng với liều lượng lớn hơn bình thường. trước khi sử dụng beta-glucan. Những người ăn chế độ ăn ít chất xơ nên bắt đầu với liều lượng beta-glucan thấp hơn và tăng dần.
Thực phẩm chứa beta-glucans
Bạn có thể tìm thấy beta-glucans trong một số nhóm thực phẩm như:
– Các loại ngũ cốc nguyên cám, yến mạch, lúa mạch đen,
– Một số loại nấm như nấm linh chi, nấm hương
– Men làm bánh
– Tảo biển
– Các loại đậu như đậu hà lan, đậu lăng.
– Hoa quả, rau như bông cải xanh, cà tím, khoai lang
Bài viết này chỉ dành cho các bạn đọc với mục đích tham khảo thông tin, không tự ý điều trị, thay thế điều trị bệnh lý. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế có trình độ chuyên môn trước khi sử dụng bất kỳ chất bổ sung nào.
Nguồn: ncbi, verywellhealth
Có thể bạn quan tâm: Thực sự Beta Glucan có thể giúp điều trị ung thư không?
Nguồn tham khảo
-
Cholesterol-lowering effects of oat β-glucan
https://academic.oup.com/nutritionreviews/article/69/6/299/1815168
-
Cholesterol-lowering effects of oat β-glucan: a meta-analysis of randomized controlled trials
https://academic.oup.com/ajcn/article/100/6/1413/4576477
-
Effect of beta-glucans in the control of blood glucose levels of diabetic patients: a systematic review
https://doi.org/10.3305/nh.2015.31.1.7597
-
Dietary fibre in foods: a review
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23729846/
-
The effects of β-glucan on human immune and cancer cells
https://jhoonline.biomedcentral.com/articles/10.1186/1756-8722-2-25
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Beta Glucan là gì? tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ khi sử dụng, thực phẩm chứa Beta Glucan tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.