Bạn đang xem bài viết Bệnh viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Viêm khớp gây nên tình trạng sưng tấy và đau ở các khớp khiến người bệnh khó khăn khi di chuyển và sinh hoạt hằng ngày. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng của viêm khớp nhé!
Bệnh viêm khớp là gì?
Viêm khớp là tình trạng sưng và đau ở một hoặc nhiều khớp. Các triệu chứng chính của viêm khớp là đau và cứng khớp. Bệnh thường có xu hướng nghiêm trọng hơn theo tuổi tác.
Các loại viêm khớp phổ biến nhất là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Viêm xương khớp khiến sụn, mô cứng và mô trơn bao phủ các đầu xương nơi chúng tạo thành khớp bị phá vỡ.
Khái niệm về viêm khớp
Nguyên nhân
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp làm tổn thương các sụn khớp, lớp phủ trơn ở đầu xương, dẫn đến các khớp không còn linh hoạt khi chuyển động và lâu dài có thể dẫn đến chấn thương, nhiễm trùng và gây ra viêm khớp.
Viêm xương khớp gây ra sự suy giảm của các mô gắn cơ với xương và giữ các khớp với nhau.
Viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp là một dạng rối loạn tự miễn dịch xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lớp màng hoạt dịch của bao khớp, đây là một lớp màng bền chắc bao phủ toàn bộ khớp.
Lớp màng này còn được gọi là một bao hoạt dịch tiết dịch nuôi sụn khớp, khi lớp màng này viêm sẽ gây phù nề, tiết dịch viêm làm phá hủy sụn trong khớp.
Các yếu tố gia tăng nguy cơ
Lịch sử gia đình: bạn có thể dễ bị viêm khớp hơn nếu có người thân trong gia đình của bạn mắc viêm khớp này.
Tuổi: Tuổi càng cao là nguy cơ mắc nhiều loại viêm khớp, bao gồm: viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và bệnh gout.
Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn nam giới.
Tổn thương khớp: Những người đã từng bị chấn thương khớp sẽ có nhiều khả năng bị viêm khớp ở khớp đó.
Béo phì: gây áp lực cho các khớp và có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao hơn, đặc biệt là đầu gối, hông và cột sống.
Các dạng viêm khớp thường gặp
Viêm xương khớp (OA)
Viêm xương khớp làm ảnh hưởng đến lớp sụn khớp, dẫn đến đau đớn và gặp nhiều khó khăn khi di chuyển hằng ngày.
Khi tình trạng viêm của bệnh nhân quá nặng, sụn sẽ bị phá hủy, khớp bị biến dạng và khiến chân cong thành hình chữ O hay còn gọi là chân vòng kiềng.
Viêm xương khớp thường xảy ra ở các vị trí sau: Khớp gối, khớp bàn tay, cột sống, áng.
Viêm xương khớp (OA)
Viêm khớp dạng thấp(RA)
Viêm khớp dạng thấp sẽ ảnh hưởng đến màng hoạt dịch che phủ khớp, gây viêm và phá hủy toàn bộ bề mặt sụn khớp.
Đồng thời, viêm khớp dạng thấp sẽ khiến bệnh nhân nhanh chóng bị biến dạng khớp, dẫn đến tình trạng đau và sưng khớp nhiều.
Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt từ 40 tuổi trở lên.
Các dạng viêm khớp khác và các bệnh liên quan
Viêm cột sống dính khớp: tình trạng viêm lâu dài, chủ yếu ảnh hưởng đến xương, cơ và dây chằng của cột sống, dẫn đến cứng khớp và các khớp dính vào nhau.
Thoái hóa đốt sống cổ: ảnh hưởng đến các khớp và xương ở cổ, có thể dẫn đến đau và cứng khớp.
Đau cơ xơ hóa: gây đau ở cơ, dây chằng và gân của cơ thể.
Lupus ban đỏ: tình trạng tự miễn dịch có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau và các mô của cơ thể.
Bệnh gout: Đây là tình trạng axit uric tích lũy quá nhiều trong cơ thể gây sưng tấy, đỏ ở các ngón chân cái và các khớp.
Viêm khớp do viêm loét ruột: viêm khớp mãn tính liên quan đến bệnh viêm ruột, chẳng hạn như: viêm loét đại tràng và bệnh Crohn (bệnh viêm ruột xuyên thành mạn tính thường ảnh hưởng đến đoạn xa của hồi tràng và ruột kết).
Viêm khớp phản ứng: gây đau và sưng khớp, đau mắt và mệt mỏi sau khi bị nhiễm trùng đường ruột, cổ họng,…
Viêm khớp thứ phát: tiến triển sau khi chấn thương khớp.
Đau đa cơ do thấp khớp: thường xảy ra ở những những người trên 50 tuổi, gây ra đau và cứng cơ, thường ở vai và ngón chân.
Các dạng viêm khớp khác và các bệnh liên quan
Triệu chứng của bệnh viêm khớp
Dưới đây là các triệu chứng thường gặp của viêm khớp:
- Đau khớp ngay cả khi không di chuyển.
- Sưng và cứng khớp.
- Viêm tại chỗ hay xung quanh các khớp.
- Khớp hạn chế cử động.
- Đỏ vùng da quanh khớp
- Đau tăng nhiều về đêm gần sáng, cứng khớp buổi sáng.
Viêm khớp gây đau khiến người bệnh khó khăn khi di chuyển
Biến chứng nguy hiểm
Viêm khớp nặng khiến tay hoặc chân đau, điều này ảnh hưởng đến công việc và các hoạt động hằng ngày.
Không thể đi lại thoải mái hoặc ngồi thẳng.
Các khớp có thể bị biến dạng.
Hoại tử xương.
Gãy xương, chảy máu hoặc nhiễm trùng ở khớp.
Suy thoái gân và dây chằng xung quanh khớp.
Cách chẩn đoán bệnh
Xét nghiệm
Các xét nghiệm phân tích dịch cơ thể giúp xác định loại viêm khớp mà bạn đang mắc phải:
- Xét nghiệm máu.
- Phân tích nước tiểu.
- Dịch khớp: Để lấy mẫu dịch khớp, các bác sĩ làm sạch và làm tê vùng đó trước khi đưa kim vào khớp để rút một ít dịch.
Chụp ảnh chẩn đoán
Chụp X-quang: Tia X cho thấy tình trạng mất sụn, mức độ tổn thương xương và gai xương. Chụp X-quang thường dùng để theo dõi tiến triển của bệnh.
Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp từ nhiều góc độ khác nhau và kết hợp thông tin để tạo ra các mặt cắt ngang của các cấu trúc bên trong. Chụp cắt lớp vi tính có thể cho thấy hình ảnh của xương và các mô mềm xung quanh.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kết hợp sóng vô tuyến với từ trường mạnh, chụp cộng hưởng từ có thể tạo ra hình ảnh cắt ngang chi tiết hơn của các mô mềm như sụn, gân và dây chằng.
Siêu âm: Sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo hình ảnh mô mềm, sụn và các cấu trúc chứa dịch gần khớp (bao hoạt dịch). Siêu âm cũng được sử dụng để hướng dẫn đặt kim giúp loại bỏ dịch khớp hoặc tiêm thuốc vào khớp.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu viêm khớp ban đầu như sưng, nóng, đỏ, … sẽ xuất hiện ở khu vực khớp bị viêm. Bạn cần gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị nếu có các dấu hiệu sau:
- Khớp đau và cứng mà không có lý do rõ ràng.
- Khớp đau đi kèm với sốt.
- Cơn đau phát triển nhanh chóng.
- Đau và cứng ở cánh tay, chân hoặc lưng sau khi ngồi trong thời gian ngắn hoặc sau một đêm ngủ .
- Sưng hoặc đau các khớp trong hơn 2 tuần.
- Khớp bị hạn chế cử động trong hơn 2 tuần.
Khi có các dấu hiệu đau và sưng khớp thì nên đi gặp bác sĩ
Nơi khám chữa bệnh xương khớp uy tín
Nếu gặp các dấu hiệu nêu trên bạn có thể đến ngay các cơ sở y tế gần nhất, các phòng khám chuyên khoa xương khớp hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào để được thăm khám và điều trị.
Tham khảo một số bệnh viện uy tín và nổi tiếng trong điều trị bệnh cơ xương khớp
- Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhân dân 115, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, bệnh viện Đại học Y dược, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E Hà Nội, Viện Y học cổ truyền Trung ương.
Nơi khám chữa bệnh xương khớp uy tín
Các cách điều trị bệnh viêm khớp
Tùy theo nguyên nhân viêm khớp có thể được điều trị bằng cách làm chậm quá trình thoái hóa khớp và tập trung làm giảm các triệu chứng và cải thiện chức năng khớp.
Sử dụng thuốc thoa: Một số loại kem và thuốc mỡ với thành phần có chứa tinh dầu bạc hà, capsaicin,…có tác dụng làm nóng. Khi bôi lên vùng khớp bị đau và massage có thể giúp bệnh nhân giảm cơn đau tạm thời. Lưu ý bạn không nên thoa khi khớp đang sưng đỏ.
Sử dụng thuốc uống: Các loại thuốc thường dùng để giảm đau nhưng không cải thiện được tình trạng viêm khớp như: Acetaminophen, tramadol, oxycodon, hydrocodon,…
Sử dụng thuốc uống theo đơn: Các loại thuốc có tác dụng kháng viêm và giảm đau nhưng cần được bác sĩ kê đơn vì có thể gây kích ứng dạ dày và một số có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, chẳng hạn như: aspirin, ibuprofen, naproxen,…
Đối với những trường hợp viêm khớp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật:
Tạo hình xương – đục xương sửa trục: xương sẽ được phẫu thuật tạo hình theo chuẩn, làm chậm quá trình thoái hóa, hư hại.
Phẫu thuật nội soi khớp: điều trị triệu chứng giúp giảm quá trình thoái hóa khớp, hạn chế phá hủy sụn khớp nhanh.
Phẫu thuật thay khớp: để thay thế khớp của bạn với một khớp nhân tạo.
Phẫu thuật làm cứng khớp – hàn khớp: đầu xương của bạn sẽ bị khóa lại với nhau cho đến khi chúng được chữa lành và trở thành một.
Các cách điều trị bệnh viêm khớp
Biện pháp phòng ngừa
Duy trì cân nặng phù hợp, tránh thừa cân, béo phì.
Ăn những thức ăn có chất chống oxi hóa: khoai lang, cà rốt, sữa, thịt bò, gà, cá,…
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
Tập thể dục thường xuyên và vừa sức sẽ giúp khớp bạn khỏe và dẻo dai hơn. Tuy nhiên bạn cũng không nên tập thể dục quá sức, có thể dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm.
Uống đủ nước: Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa hai đầu xương.
Khi có dấu hiệu viêm khớp, nên khám bác sĩ đúng chuyên khoa Cơ xương khớp, chấn thương chỉnh hình để được phát hiện nguyên nhân và điều trị sớm.
- 5 nguyên nhân thoái hóa khớp (viêm khớp) phổ biến bạn cần lưu ý cảnh giác
- Đau bắp chân là bệnh gì? Tìm hiểu nguyên nhân giúp phòng ngừa hiệu quả
- Giãn tĩnh mạch chân? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm khớp. Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến những người thân yêu của mình nhé!
Nguồn: Mayo Clinic, NHS, CDC
Bác sĩ chuyên khoa 1 Phạm Thế Hiển
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.