Bạn đang xem bài viết Bệnh viêm gan siêu vi B là gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Viêm gan siêu vi B còn gọi là căn bệnh giết người thầm lặng, vì ít triệu chứng nhưng biến chứng thì rất nguy hiểm, bao gồm cả ung thư thậm chí là tử vong. Làm thế nào để phòng viêm gan, và lỡ mắc bệnh rồi thì phải điều trị như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này.
Viêm gan siêu vi B là bệnh gì?
Gan là một cơ quan rất quan trong trong cơ thể con người. Cũng như các cơ quan khác, gan cũng có thể bị sưng lên, và khi đó, y khoa gọi là viêm gan. Có một số loại trùng có thể tấn công vào gan và gây nên bệnh viêm gan. Tuy nhiên, hai loại trùng chủ yếu nhất, hay gặp nhất ở nước ta hiện nay là siêu vi A và siêu vi B: đó là những tên mà y khoa đặt cho chúng. Và khi gan bị sưng do siêu vi A, thì gọi là viêm gan siêu vi B. Trong hai bệnh viêm gan đó, thì viêm gan siêu vi B nguy hiểm hơn nhiều: viêm gan B gây chết người nhiều hơn, và nếu bệnh có qua khỏi được, thì vẫn có thể để lại các hậu quả tai hại về sau: người bệnh có thể sẽ bị xơ gan (chai gan). hoặc ung thư gan, là những chứng bệnh thường gây chết người.
Các bệnh viêm gan này cũng thường hay xảy ra ở tuổi học trò, nhưng cũng có khi xảy ra ở các em nhỏ tuổi hơn hoặc ở người lớn.
Triệu chứng của bệnh?
Khi bệnh phát sinh, gia đình có thể nhận thấy được một số triệu chứng để nghĩ đến bệnh viêm gan siêu vi và đưa em đi khám bệnh cho kịp thời.
Có hai triệu chứng chính là: sốt nóng và vàng da.
Sốt nóng thường nhẹ, ít khi có sốt cao. Một số em thường không biết là mình bị sốt, vì sốt quá nhẹ. Tuy nhiên, trong thường gian này, em nhỏ cảm thấy rất mệt mỏi, không muốn học hành hoặc chơi bời gì cả. Đồng thời thấy chán ăn, bỏ cơm. Cũng có một số ít nhất em đau bụng kịch liệt, nhưng đa số chỉ đau lâm râm nhẹ, hoặc không đau. Sốt nóng thường kéo dài 3-5 ngày. Lúc này, nước tiểu bắt đầu trở vàng.
Vàng da xuất hiện ngay sau đó. Da có thể vàng sậm như nghệ hoặc cũng có thể chỉ vàng nhạt. Nhưng dù sao mắt người thường trong gia đình cũng có thể nhận ra ngay là em đã bị vàng da. Ngoài ra, mắt em cũng trở nên vàng. Còn nước tiểu thì càng vàng sậm hơn trước. Khi vàng da xuất hiện, thì sốt nóng giảm nhanh, rồi hết hẳn. Nhưng vàng da còn lại, và kéo dài 1-2 tuần, đôi khi lâu hơn một chút, rồi nhạt dần.
Sau đó người bệnh khỏe dần, ăn được tốt hơn, vàng da hết, bệnh hồi phục.
Đó là diễn tiến thuận lợi, thông thường của bệnh viêm gan siêu vi, và các triệu chúng kể trên là chung cho cả viêm gan siêu vi A và viêm gan siêu vi B.
Cách phân biệt viêm gan siêu vi A và viêm gan siêu vi B?
Cách độc nhất, và cũng là chắc chắn nhất để phân biệt gan siêu vi A với viêm gan siêu vi B, là xét nghiệm máu.
Trong máu của em nhỏ bị viêm siêu vi B, qua xét nghiệm, sẽ thấy một “chất đặc biệt”, được ghi là:
Hbs Ag (+)
Nếu thấy “chất đặc biệt” đó, là em nhỏ đã bị viêm gan siêu vi B.
Thông thường, “chất đặc biệt” này sẽ tồn tại trong máu em nhỏ trong khoảng 4-5 tháng, có nghĩa là sau khi em nhỏ đã hết sốt nóng, hết vàng da, thì vẫn còn “chất đặc biệt” này một thời gian nữa. Tuy nhiên, cũng có một số người bệnh mang “chất đặc biệt” này rất lâu trong người. Những người này, nếu mang “chất đặc biệt” đí qua 6 tháng trở lên, thì được ngành y khoa gọi là “người mang Hbs Ag mạn tính”. Điều nguy hại, là những người này luôn luôn có khả năng truyền bệnh cho người khác. Và nếu một phụ nữ có bàu mà lại là “người mang Hbs Ag mạn tính” thì dĩ nhiên sẽ có khả năng truyền bệnh cho con.
Bệnh viêm gan siêu vi B có những biến chứng gì nguy hiểm?
Cả 2 loại: viêm gan siêu vi A và viêm gan siêu vi B đều có thể có những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, các biến chứng nguy hiểm đó xảy ra ở bệnh viêm gan siêu vi B nhiều gấp bội.
Hai biến chứng thường làm các thầy thuốc lo ngại hơn cả, là: chứng suy gan cấp, và chứng xơ gan (chai gan).
Suy gan cấp là gan bị suy yếu đi một cách cấp bách, do đã bị các siêu vi tàn phá nặng nề. Khi một người bệnh viên gan siêu vi mà bị suy gan cấp, thì sẽ có hai triệu chứng chính là hôn mê và chảy máu.
Hôn mê có thể xảy ra rất nhanh chóng, hoặc qua 1-2 ngày vật vã, nói sảng, rồi mới lừ đừ và mê hẳn: người bệnh không biết gì nữa, không làm được gì nữa, chỉ nằm thở. Ngành y khoa gọi chứng này là “hôn mê gan”, nghĩa là hôn mê do bệnh ở gan.
Còn chảy máu thì có thể xảy ra ở nhiều nơi: chảy máu cam, chảy máu răng, ói ra máu, tiêu ra máu hoặc chảy máu dưới da gây nên các vết bầm tím dưới da.
Chứng suy gan cấp nói trên là hết sức nguy kịch và việc điều trị vô cùng khó khăn, số người bệnh qua khỏi được rất hiếm, ngay ở các nước tiên tiến cũng vậy.
Xơ gan (chai gan) cũng là một chứng thuộc loại “nan y”. Biến chứng này thường xảy ra muộn. Người bệnh viêm gan đã hết sốt, hết vàng da, cảm thấy sức khỏe gần như bình thường, nên ra viện, về nhà. Nhưng khoảng vài tháng sau, có khi lâu hơn, người bệnh cảm thấy chán ăn dần, và người gầy sút đi, học hành, làm việc,… chóng mệt hơn trước. Thế rồi dần dần bụng to lên, ấn vào thấy căng căng như có nước ở trong. Và bụng cứ thế to lên nữa, không có cách nào làm nhỏ đi được. Và bụng cú thế to lên nữa, không có cách nào làm nhỏ đi được. Ngành y gọi chứng bụng to, có nước này là “cổ trướng”. Người bệnh lại đi khám bệnh và điều trị. Nhưng từ đó, bệnh kéo dài và người bệnh thường chết dần mòn trong suy kiệt, vì việc điều trị chứng xơ gan này còn rất khó khăn. Hiện nay, trên cả thế giới, chưa có một phương pháp điều trị nào gọi là hữu hiệu cả.
Cả hai biến chứng nói trên đều hay gặp ở bênh viêm gan siêu vi B, với tỷ lệ 70-80%; nghĩa là trong 100 người bệnh bị các biến chứng nói trên, thì khoảng 70-80 người là do bệnh viêm gan siêu vi B. Ngoài ra, một số tác giả cũng ghi nhận là bệnh viêm gan siêu vi B đã gây ra ung thư gan ở một số người.
Vì những lý do trên, viêm gan siêu vi B được gọi là nguy hại hơn cả trong các loại bệnh viêm gan siêu vi.
Cách phòng ngừa viêm gan siêu vi B?
Siêu vi A thường đột nhập vào người theo đường ăn uống. Khi một em nhỏ dùng thức ăn không hợp vệ sinh, uống nước giải khát không sạch sẽ, khi em đó sờ mó vào đồ dùng của một người bạn bị viêm gan siêu vi A, rồi vo tình đưa tay đó lên miệng, thì em đó có thể bị lây bệnh viêm gan siêu vi A. Vì trong thức ăn, thức uống, đồ dùng đó, có thể đã có siêu vi A.
Còn siêu vi B thì đột nhập vào người chủ yếu theo đường tiêm (chích) truyền. Khi một em nhỏ được chích một mũi thuốc mà chiếc kim để chích cho em trước đó đã dùng để chích cho một người mang siêu vi B, sau đó lại không được khử trùng cẩn thận, thì em có thể bị nhiễm siêu vi B từ chiếc kim. Khi một em được truyền máu vì mất nhiều máu nặng (do một tai nạn hoặc một bệnh gì đó) mà máu đó lại được lấy từ một người mang siêu vi B, thì chắc chắn em sẽ bị nhiễm bệnh.
Cũng cần nói với bạn rằng mầm bệnh có thể có trong máu một số người truông hoàn toàn khỏe mạnh, không có triệu chứng gì của bệnh viêm gan siêu vi B như sốt, mệt, vàng da cả. Những người này – như trên đã nói – được ngành y gọi là: “Người mang Hbs Ag mạn tính”, và chiếm khoảng 10% dân số, theo các thống kê quốc tế. Chính vì vậy, ở Trung tâm Huyết học và Truyền máu của thành phố Hồ Chí Minh, các người đến hiến máu bao giờ cũng được xét nghiệm trước: không có Hbs Ag – nghĩa là không có biểu hiện của siêu vi B – mới được hiến máu để truyền cho người khác.
Riêng đối với người lớn, thì còn một đường dây truyền nữa, là đường tình dục. Như một người nam giới quan hệ tình dục với một người nữ giới, mà một trong hai người đó lại mang mầm bệnh viêm gan siêu vi B (Hbs Ag+), thì sẽ có khả năng mầm bệnh này cho người kia. Khả năng lây truyền này sẽ tăng rất cao nếu hai người này lại thuộc loại “đồng tính luyến ái”.
Cuối cùng, cũng xin nhắc lại là người mẹ khi có thai mà mang bệnh này chỉ có nhiều khả năng truyền bệnh cho con: khả năng đó chiếm từ 50 tới 90% (tuy nhiên việc truyền bệnh qua việc bú sữa mẹ ở trẻ em, và hôn nhau ở người lớn, thì được coi là rất hiếm).
Nói như trên, chắc bạn đã hình dung được rõ các biện pháp phòng bệnh: nói tóm lại, là giữ vệ sinh ăn uống cho chu đáo để phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi A; cố tránh việc tiêm (chích) thuốc, truyền nước biển v.v… Chỉ tiêm truyền khi thật cần thiết, có chỉ định của bác sĩ, và khi bắt buộc phải tiêm truyền thì tuyệt đố chỉ dùng các dụng cụ (kim tiêm, ống chích,…) loại sử dụng một lần… để phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B. Các chị em phụ nữ trước đây là đã bị sốt, vàng da – nghi là viêm gan – mà nay có bầu, thì nên đi khám bác sĩ, để xét nghiệm máu, và có biện pháp xử trí thích hợp để bảo vệ thai nhi cho tốt…
Hiện nay đã có thuốc để chích ngừa bệnh viêm gan siêu vi B chưa?
Đã có, và đó là một tiến bộ quan trong của y khoa trong những năm qua. Một số lại vacxin ngừa viêm gan siêu vi B đã được sản xuất và đưa ra sử dụng. Trong các loại vacxin (thuốc ngừa) đó, thì loại được nhiều thầy thuốc tín nhiệm hơn cả, là vacxin mang tên Engerix-B của Công ty Dược phẩm Smith-Kline-Beecham (Mỹ). Vacxin này được tín nhiệm vì hiệu quả cao và rất an toàn.
Thật không may, khi trong gia đình có một em nhỏ nghi là bị viêm gan siêu vi, như sốt, vàng da,… thì cần làm gì?
Khi trong gia đình bạn có một em nhỏ sốt, vàng da… thì dĩ nhiên điều tốt hơn cả là cho em đi khám bệnh. Bác sĩ sẽ khám bệnh, cho làm một số xét nghiệm – trong đó có một xet nghiệm quan trong là để xem trong máu có Hbs Ag không, nghĩa là có phải viêm gan siêu vi B không – rồi sẽ quyết định việc điều trị. Việc điều trị có thể sẽ dùng đến ít thuốc, có khi mỗi ngày chỉ một vài viên thuốc để trợ sức cho trẻ, hoặc một vài viên “bổ gan”. Nhưng việc chăm sóc hàng ngày lại quan trọng hơn. Xin bạn lưu ý các điều sau đây:
Bạn cần cho trẻ nghỉ học, nghỉ ngơi hoàn toàn, mặc dù trẻ có thể trông bề ngoài vẫn mạnh khỏe. Cho trẻ nằm nghỉ trong một phòng thoáng mát, tuyệt đố không cho đi chơi khuya, ra mưa,… Rửa mặt, lau mình bằng nước ấm, tránh dùng nước lạnh.
Cho trẻ ăn các chất dễ tiêu hóa như cháo, xúp, sữa. Không nên dùng nhiều các thức ăn chậm tiêu như mỡ, trứng, cá biển. Các thức ăn tốt cho trẻ lúc này là thịt nạc, cá lóc và một số loại cá nước ngọt khác. rau tươi, trái cây.
Bạn cũng nên tránh một sai lầm hay gặp: là tự ý – thường là nghe một vài người quen, không phải là thầy thuốc “xúi dại” – cho trẻ dùng kháng sinh, có khi dùng các kháng sinh rất mạnh. Thực ra, hiện nay chưa có loại kháng sinh nào có tác dụng đối với các loại siêu vi gây ra viêm gan, không nhiều thì ít, cho cơ thể, và có những kháng sinh lại có hại cho gan, có thể làm cho bệnh gan nặng thêm lên nữa.
Sau khi trẻ đã khỏi bệnh: Nghĩa là đã hết sốt, hết vàng da, người đã khỏe, bạn cũng cần tiếp tục cho trẻ đi bác sĩ để khám theo định kỳ do bác sĩ quy định để kịp thời phát hiện biến chứng chậm, nếu có xảy ra, để xử trí cho kịp thời. Riêng đối với các trẻ bị viêm gan siêu vi B, thì việc xét nghiệm máu theo định kỳ à cần thiết: bạn sẽ chỉ yên tâm khi trong máu trẻ không còn Hbs Ag, nghĩa là không còn biểu hiện của viêm gan siêu vi B nữa!
Lỡ nếu bạn mắc phải căn bệnh này thì trong thời gian dưỡng bệnh, có thể dùng thuốc gì?
Có. Bạn có thể cho người bệnh dùng thêm một loại thuốc “dân tộc”, chiết xuất từ cây atisô. Atisô là một loại cây cỏ mọc ở nước ta, và một số nước khác. Từ lâu đời, Atisiô đã được coi là một vị thuốc có tác dụng tốt đối với gan.
Ngày nay, Atisô không những được sử dụng ở nước ta và các nước thuộc Đông Nam Á, mà cả các nước châu Âu cũng dùng. Thí dụ như ở Pháp, Atisô đã được chế biến dưới dạng thuốc viên, thuốc ống, là Chophytol, để dùng cho các người bệnh được coi là “yếu gan”. Còn ở TP.HCM, Atisô đã được Xí nghiệp Dược phẩm 26 tinh chế và sản xuất dưới dạng trà, đóng thành từng gói nhỏ: bạn có thể cho người bệnh uống mỗi ngày 2-3 gói, liên tục trong nhiều tháng.
Trong thời gian đầu, bạn sẽ chưa thấy được kết quả ngay, vì Atisô, cũng như nhiều loại đông dược khác, là thuốc tác dụng chậm. Nhưng, chỉ sau 1-2 tháng, bạn sẽ thấy ở người bệnh, các biểu hiện của “yếu gan” như: ăn chậm tiêu, hay no hơi, sình bụng, bón, tiểu luôn luôn bị vàng, da dẻ hay bị mẩn ngứa… sẻ giảm dần, rồi hết hẳn, và sức khỏe người bệnh sẽ được hồi phục một cách khả quan.
Hiện tại Viêm gan siêu vi B theo ước tính đến năm 2020 sẽ có 8 triệu người Việt nhiễm virus Viêm gan siêu vi B mãn tính. Một con số đáng báo động, những thông tin trên có thể cảnh báo cho các bạn về độ nguy hiểm của căn bệnh này. Tuy là nguy hiểm nhưng vẫn có cách phòng ngừa, nên chúng ta có thể yên tâm sống khỏe mạnh nếu có hướng phòng chống và điều trị tốt. Vậy nên hãy phòng chống Viêm gan siêu vi B ngay từ bây giờ đối với con em chúng ta để tránh những trường hợp đang tiếc xảy ra.
(Nguồn: Trích từ sách BỆNH TRẺ EM CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ – trang 141 đến 151)
An Khang
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh viêm gan siêu vi B là gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.