Bạn đang xem bài viết Bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì?Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ là tình trạng tổn thương cơ tim do bệnh lý động mạch vành gây giảm cung cấp máu cơ tim. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về bệnh tim thiếu máu cục bộ nhé!
Thuật ngữ y khoa: Đau thắt ngực- Ischemic heart disease.
Tên thường gọi: Bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy vành, bệnh động mạch vành, đau thắt ngực ổn định.
Chuyên khoa: Tim mạch.
Đối tượng bệnh nhân: Thường xảy ra với nam giới trên 45 tuổi, nữ giới trên 55 tuổi.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì?
Bệnh tim thiếu máu xảy ra khi máu chảy vào cơ tim bị giảm, tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn động mạch vành. Nếu động mạch vành bị hẹp khiến cho lượng máu đi qua bị suy giảm, cơ tim giảm tưới máu nuôi. Từ đó, dẫn đến vùng cơ tim được nhánh động mạch vành hẹp chi phối sẽ bị thiếu máu.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ gây ra bởi tình trạng hẹp mạch vành
Bệnh sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Việc giảm lưu lượng máu – giảm cung cấp oxy cho cơ tim có thể dẫn đến tổn thương cơ tim, làm giảm khả năng bơm máu, nhịp tim bất thường, nguy hiểm hơn gây ra cơn đau tim (nhồi máu cơ tim).
Phân loại và triệu chứng
Bệnh thiếu máu cơ tim là ca bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ được chia thành 2 thể: bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn và hội chứng mạch vành cấp.
- Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn
Biểu hiện qua các triệu chứng như đau thắt ngực, xuất hiện thường khi bệnh nhân gắng sức như khi đi lên lầu cao hoặc xách đồ nặng.
Cơn đau thường xuất hiện ở vị trí giữa xương ức hoặc hơi lệch sang trái. Không chỉ vậy, cơn đau còn có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai trái hoặc lan dọc bờ trong của tay trái. Khi xuất hiện cơn đau, người bệnh sẽ có cảm giác như bị một vật rất nặng đè lên ngực hay trái tim đang bị bóp nghẹt.
Cơn đau thường kéo dài từ 5 đến 10 phút, người bệnh nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ dịu dần và hết.
- Hội chứng mạch vành cấp
Xuất hiện khi một nhánh động mạch của tim bị tắc đột ngột, bị hẹp rất nặng và chỉ có một lượng máu rất ít có thể đi qua. Trong thể hội chứng mạch vành cấp, nguy hiểm nhất là tình trạng nhồi máu cơ tim cấp.
Khi mắc hội chứng mạch vành cấp người bệnh dù không làm việc gì nặng hay gắng sức thì vẫn xuất hiện những cơn đau.
Cơn đau thường gặp vào sáng sớm hoặc khoảng chập tối. Cơn đau dữ dội có thể diễn ra trong lúc cơ thể đang nghỉ ngơi, vị trí đau sau xương ức hoặc ngực trái và hướng lan là lên cổ, hàm dưới, vai trái.
Một số người có thể không xuất hiện cơn đau rõ ràng nhưng lại có những triệu chứng như 2 hàm cứng khít lại, khó mở miệng hoặc cồn cào, khó chịu ở vùng chấn thủy (vùng ngay sát dưới mỏm xương ức và trên rốn) gây ra buồn nôn.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ gây cơn đau thắt ngực
Nguyên nhân gây ra bệnh tim thiếu máu cục bộ
Bình thường, cơ tim được nuôi dưỡng bằng hệ thống động mạch vành. Khi mạch vành giảm cung cấp máu và oxy cho cơ tim dẫn đến tình trạng cơ tim bị thiếu máu cục bộ, biểu hiện bằng tình trạng đau ngực, giảm chức năng tưới máu của tim.
Sự giảm cung cấp máu cho cơ tim chủ yếu do hẹp động mạch vành gây cản trở sự lưu thông của máu. Nguyên nhân gây hẹp động mạch vành thường gặp:
- Xơ vữa mạch vành (thường gặp nhất): sự lắng đọng cholesterol và các thành phần của máu khác hình thành nên các mảng xơ vữa trong lòng mạch vành, gây giảm đường kính lòng mạch.
- Co thắt động mạch vành: các cơ thành mạch co thắt làm hẹp đường kính lòng mạch.
- Thuyên tắc động mạch vành do huyết khối hoặc mảng vữa xơ nứt vỡ bong ra.
Huyết khối cấp tính khiến động mạch vành tắc nghẽn một phần hoặc thoáng qua sẽ gây thiếu máu cơ tim cục bộ hay đau thắt ngực ổn định. Nếu huyết khối gây tắc nghẽn hoàn toàn sẽ gây bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính.
Mảng cholesterol gây hẹp mạch vành
Bệnh thiếu cơ tim thiếu máu cục bộ cũng có thể gặp do tăng nhu cầu sử dụng oxy vượt quá khả năng cung cấp của mạch vành. Những nguyên nhân gây tăng nhu cầu sử dụng oxy của cơ tim thường gặp như:
- Bệnh van tim: hẹp van động mạch chủ, hở van động mạch chủ, hẹp van hai lá,…
- Bệnh cơ tim phì đại.
- Một số nguyên nhân gắng sức, căng thẳng cảm xúc, thay đổi nhiệt độ lạnh đột ngột,…
Ngoài ra, bệnh lý toàn thân khác cũng gây giảm tưới máu cơ tim như:
- Tình trạng thiếu máu nặng.
- Suy hô hấp gây thiếu oxy máu.
Một số yếu tố thuận lợi khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ:
- Bệnh cao huyết áp.
- Bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường).
- Hút thuốc.
- Nồng độ cholesterol máu cao.
- Béo phì.
- Những người hạn chế vận động.
Biến chứng nguy hiểm
Thiếu máu cơ tim có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm dưới đây:
- Nhồi máu cơ tim cấp (đau tim): tình trạng động mạch vành bị hẹp tăng dần lên đến khi tắc nghẽn hoàn toàn, khiến cho cơ tim tại vùng đó không được nuôi dưỡng hoàn toàn, gây hoại tử cơ tim. Người bệnh sẽ đau ngực dữ dội, nghỉ ngơi không đỡ đau, có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
- Rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều): các vùng cơ tim bị thiếu máu sẽ giảm dẫn truyền xung điện hơn so với vùng cơ tim khỏe mạnh gây nhịp tim không đều. Người bệnh cảm giác đau ngực thường xuyên, tim đập loạn nhịp, mệt mỏi.
Suy tim: do tình trạng thiếu máu cơ tim kéo dài, vùng cơ tim bệnh sẽ giảm dần chức năng co bóp, kèm theo tình trạng loạn nhịp tim khiến cho chức năng cơ tim giảm nặng, dần tiến triển thành suy tim.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ có nhiều biến chứng nguy hiểm
Cách chẩn đoán bệnh
Bệnh nhân cần nên gặp bác sĩ sau khi phát hiện những triệu chứng trên liên tục để có thể được tư vấn và chữa trị kịp thời qua các chẩn đoán
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu kiểm tra sự biến đổi men tim, mức độ chất béo, cholesterol, đường và protein trong máu có thể chỉ ra các bệnh lý tại tim.
- Thông tim: Ống dài, mảnh, mềm để luồn qua mạch máu ở cánh tay hoặc bẹn và đến tim. Sử dụng chất cản quang tiêm vào mạch máu và quan sát trên màn X-quang để đánh giá hoạt động của tim và tìm mạch vành bị tắc nghẽn.
- Điện tâm đồ (ECG): Xét nghiệm này được dùng để đo hoạt động điện của tim, đánh giá tần số tim và có thể giúp xác định vùng cơ tim bị giãn hoặc phì đại, bị tổn thương hoặc hoại tử.
- Máy điện tim cấp cứu Holter: Thiết bị ECG di động này dùng để ghi lại nhịp điệu liên tục của tim và được đeo trong 24 đến 48 giờ khi người bệnh hoạt động sinh hoạt bình thường.
- Chiếu hạt nhân (thử nghiệm căng thẳng thallium): Bằng cách sử dụng đồng vị phóng xạ tiêm vào tĩnh mạch và một máy ảnh đặc biệt hoặc máy quét ghi lại cách nó di chuyển qua tim trong khi bạn thực hiện bài tập thể dục. Bất kỳ tổn thương tim cũng có thể được xác định và giúp định vị vùng bị tổn thương của tim.
Kiểm tra căng thẳng: Thử nghiệm này được thực hiện trong khi người bệnh tập thể dục (đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp tại chỗ). Thử nghiệm có thể cho thấy những thay đổi về nhịp tim, nhịp điệu hoặc hoạt động điện cũng như huyết áp. Tập thể dục làm cho tim hoạt động mạnh và đập nhanh trong khi kiểm tra tim được thực hiện.
Người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi gặp tình trạng đau ngực kéo dài trên 15 phút, đau tăng lên dữ dội, nghỉ ngơi không đỡ đau hoặc cơn đau xuất hiện cả khi đang nghỉ ngơi. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ khi đau ngực thường xuyên, cảm giác loạn nhịp tim gây ảnh hưởng tới sinh hoạt.
Các cơ sở khám chữa bệnh có chuyên khoa Tim mạch
- Tại TP. Hồ Chí Minh: bệnh viện 115, viện tim TP.HCM, bệnh viện Đại học Y dược,…
- Tại Hà Nội: bệnh viện Bạch Mai, viện tim Hà Nội, bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…
- Các bệnh viện lớn có chuyên khoa tim mạch tại các tỉnh thành.
Điều trị
Tùy vào mức độ nghiêm trọng bệnh và mức độ hẹp của mạch vành được đánh giá trên các xét nghiệm, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị thích hợp.
Phương pháp điều trị không xâm lấn
Dùng thuốc:
- Thuốc kiểm soát triệu chứng: chẹn beta, thuốc nhóm Nitroglycerin và thuốc chẹn kênh canxi.
- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và statin
- Các thuốc kiểm soát mỡ máu, giảm nồng độ cholesterol máu.
- Thuốc chống đông máu: thuốc chống ngưng tập tiểu cầu.
- Thuốc điều trị các bệnh lý nền: thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc hạ huyết áp.
Giảm nguy cơ đông máu:
- Thay đổi lối sống: duy trì lối sống lành mạnh, tích cực như chế độ ăn lành mạnh, sử dụng các thực phẩm tốt cho tim mạch, ngủ đủ giấc, tập thể dục, đi bộ nhẹ nhàng,…
- Tránh các yếu tố nguy cơ: tránh các đồ uống có chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cafe), bỏ thuốc lá, giảm căng thẳng, hạn chế những thay đổi cảm xúc đột ngột,…
Phương pháp điều trị xâm lấn
- Máy khử rung tim cấy ghép.
- Liệu pháp tái đồng bộ tim (CRT).
- Can thiệp mạch vành qua da (PCI).
- Phá bỏ xơ vữa động mạch bằng laser hoặc ống thông.
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG): tạo một cầu nối qua đoạn động mạch bị tắc.
Phương pháp can thiệp mạch vành qua da
Cách phòng bệnh
Bệnh tim thiếu máu cục bộ là một căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến mạng sống của bệnh nhân nhưng vẫn có thể phòng tránh và hạn chế được tình trạng bệnh nhờ vào những thói quen sống lành mạnh:
Không hút thuốc lá: Khói thuốc chứa rất nhiều chất độc nguy hiểm như nicotin, hắc ín, formaldehyt, cyanid… Không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về răng miệng, phổi, đột quỵ mà còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh cơ tim,…
Kiểm soát tình trạng huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường
Kiểm soát bệnh cao huyết áp
- Duy trì huyết áp ở mức 120/80: Huyết áp có liên quan chặt chẽ đến chức năng của thận, huyết áp cao khiến thận bị tổn thương và những bệnh nhân đã và đang có tiền sử bệnh thận có nguy cơ đau tim nhiều hơn 10-20 lần người bình thường.
- Bệnh tiểu đường: giống với bệnh tăng huyết áp, bệnh tiểu đường có liên quan đến các vấn đề của thận và cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Bệnh nhân tiểu đường nên giữ đường huyết ở ngưỡng an toàn:
Đường huyết bình thường (khi đói): từ 70 mg/dl tới 130 mg/dl (4,0 đến 7,2 mmol/l)
Đường huyết chấp nhận được : 130 mg/dl đến 180 mg/dl (7,2 đến 10mmol/l)
Duy trì chế độ tập luyện đảm bảo thể chất tốt, không nên tập quá sức gây tăng gánh nặng cho tim.
Chế độ ăn lành mạnh: Hạn chế đồ ngọt, quá mặn, nhiều dầu mỡ,… Ăn nhiều rau xanh và trái cây.
Giảm và hạn chế căng thẳng: Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Duy trì lối sống lành mạnh để phòng bệnh
Xem thêm:
- Suy tim
- Tim bẩm sinh
- 9 nguyên nhân suy tim thường gặp có thể bạn chưa biết
Bệnh tim thiếu máu cục bộ có thể gây đe dọa tính mạng sức khỏe bạn. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích về căn bệnh này tới người thân và những người xung quanh bạn nhé!
Nguồn: MayoClinic, AdvocateHealthCare.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì?Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.