Bạn đang xem bài viết Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? 14 loại thực phẩm bạn nên tránh tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chế độ ăn uống hằng ngày có vai trò vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên tránh để kiểm soát đường huyết tốt hơn và tránh những biến chứng của bệnh tiểu đường.
Đồ uống có đường
Thức uống có đường là lựa chọn nước uống tồi tệ nhất đối với người tiểu đường. Đa phần các loại thức uống có đường chứa một lượng lớn carbohydrate có chỉ số GI cao, chúng làm tăng đường máu của người bệnh tiểu đường nhanh chóng và làm tình trạng rối loạn đường huyết nặng hơn.
Ngoài ra những loại thức uống này có lượng calo cao làm tăng tích lũy cholesterol xấu cho người bệnh tiểu đường vốn dĩ là những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.
Một lý khác, những loại đồ uống có đường thường chứa lượng fructose cao, điều này có liên quan mật thiết với sự đề kháng insulin và bệnh tiểu đường.
Chất béo trans
Chất béo trans hay acid béo dạng trans là chất béo được tạo nên do sự hidro hóa những acid béo chưa bão hòa để làm cho chúng ổn định hơn, bắt mắt và hấp dẫn người tiêu dùng.
Chất béo trans được tìm thấy trong bơ thực vật, bơ đậu phộng, bánh phết và thực phẩm đông lạnh. Hơn nữa các nhà sản xuất còn thêm chúng vào các loại bánh như bánh quy, bánh nướng xốp và các loại bánh khác để tăng hạn sử dụng.
Những chất béo này không trực tiếp ảnh hưởng đến đường trong máu tuy nhiên sử dụng chúng nhiều có liên quan đến hiện tượng viêm, tăng đề kháng insulin, tăng mỡ bụng, giảm HDL cholesterol (chất béo tốt), tăng LDL cholesterol (chất béo xấu) và từ đó tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Tốt nhất là bệnh nhân tiểu đường nên tránh những sản phẩm có hydro hóa acid béo chưa bão hòa.
Bánh mì trắng, cơm, mì ống
Bánh mì trắng, cơm, mì ống là những thực phẩm có nồng độ carbohydrate ở mức cao, chúng làm cho đường máu tăng nhanh chóng sau khi ăn. Do đó cơ thể cần phải tiết ra một lượng lớn insulin từ tuyến tụy trong thời gian ngắn để điều hòa đường huyết và vấn đề này cực kỳ không tốt đối với bệnh nhân tiểu đường.
Ngoài ra những thực phẩm này cũng khá ít chất xơ từ đó quá trình hấp thu cũng xảy ra nhanh hơn so với bình thường. Tăng tiêu thụ chất xơ đặc biệt chất xơ hòa tan giúp cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, điều này cải thiện sự đề kháng insulin của bệnh nhân.
Sữa chua hương trái cây
Sữa chua nguyên chất rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên sữa chua hương trái cây lại là chuyện khác.
Trên thực tế, một khẩu phần 1 cốc 245 gram sữa chua hương trái cây có thể chứa gần 31 gram đường, có nghĩa là gần 61% lượng calo của nó đến từ đường.
Sữa có hương vị thường được làm từ sữa không béo hoặc ít béo với nhiều tinh bột và đường. Do đó chúng hoàn toàn không có lợi gì cho người bệnh tiểu đường mà có thể khiến sự rối loạn đường huyết thêm nặng hơn.
Vì vậy khi chọn sữa chua bạn nên chọn sữa chua nguyên chất không đường để kiểm soát cân nặng và góp phần ổn định đường huyết.
Ngũ cốc ăn sáng có đường
Chọn lựa ngũ cốc có đường như một loại thức ăn sáng đối với người bệnh tiểu đường là một lựa chọn tồi tệ. Bất chấp những tuyên bố về mặt sức khỏe được in trên vỏ hộp, đa phần các loại ngũ cốc đều được chế biến và chứa nhiều carbohydrate hơn chúng ta nghĩ.
Bên cạnh đó, ngũ cốc có đường chứa rất ít protein một chất giúp chúng ta no lâu và giúp ổn định mức đường huyết trong ngày. Ngay cả những loại ngũ cốc lành mạnh cũng không phải là lựa chọn tốt đối với người tiểu đường.
Thức uống có hương vị cà phê
Cà phê là một thức uống đã được chứng minh là tốt cho tim mạch và giảm nguy cơ tiểu đường. Tuy nhiên những loại thức uống hương cà phê tổng hợp lại chứa lượng đường cao và hấp thu nhanh dẫn đến làm tăng đường máu thì đồng thời tích lũy cholesterol xấu cho cơ thể. Vì vậy, nên chọn cà phê nguyên chất khi sử dụng.
Các loại mật ngọt
Những người mắc bệnh tiểu đường thường cố gắng giảm thiểu tiêu thụ đường trắng, tuy nhiên những loại đường khác đều có ảnh hưởng xấu đến họ. Dù không qua chế biến nhưng lượng carbohydrate trong đó cũng rất cao có thể ảnh hưởng xấu đến sự đề kháng insulin và làm rối loạn đường huyết nặng hơn.
Trong một nghiên cứu về tiêu thụ mật ong và đường, những người bị tiền tiểu đường có sự gia tăng lượng đường trong máu, insulin và các dấu hiệu viêm bất kể họ tiêu thụ 50 gram đường trắng hay mật ong. [1].
Trái cây sấy khô
Trái cây sấy khô là một nguồn tuyệt vời cung cấp vitamin và khoáng chất. Khi trái cây được sấy khô, hàm lượng chất dinh dưỡng sẽ cao hơn đồng thời hàm lượng đường của nó cũng trở nên cô đặc hơn nên đây là loại thực phẩm nên tránh với người bị tiểu đường.
Khi bạn bị tiểu đường không nhất thiết phải loại bỏ trái cây ra khỏi khẩu phần. Việc ăn những loại chứa ít đường giúp cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra còn giúp cơ thể ổn định đường huyết.
Thức ăn nhẹ đóng gói
Các loại bánh, thức ăn nhẹ đóng gói thường được làm từ đường bột tinh chế chứa rất ít chất dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều carbohydrate hấp thu nhanh làm đường máu tăng nhanh chóng gây ảnh hưởng xấu đến bệnh tiểu đường.
Thực tế, một số loại thức ăn nhẹ có thể chứa nhiều tinh bột hơn mức ghi trên bao bì của chúng. Một nghiên cứu về độ chính xác nhãn thực phẩm của các loại thức ăn nhẹ thông thường cho thấy rằng chúng cung cấp nhiều hơn khoảng 7,7% lượng carbohydrate so với các hàm lượng ghi trên nhãn [2].
Do đó, đối với người bị tiểu đường, nếu cảm thấy đói nên chọn các loại hạt hoặc những loại rau chứa ít cacbohydrate để ăn thường sẽ tốt hơn.
Nước hoa quả
Hoa quả tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều vitamin và chất xơ cũng như khoáng chất. Tuy nhiên những người bị bệnh tiểu đường thường nên hạn chế những loại hoa quả có lượng đường cao và chỉ số hấp thu đường cao vì chúng sẽ gây rối loạn đường máu.
Tuy nhiên đối với những loại trái cây có chỉ số hấp thu đường thấp hơn bạn nên ăn nguyên quả để giữ lại chất xơ thay vì uống nước ép. Khi ép nước để uống, phần chất xơ quan trọng bị mất đi và vô tình làm đường dễ hấp thu hơn gây rối loạn đường huyết.
Khoai tây chiên
Khoai tây chiên là một loại thực phẩm mà bạn nên tránh xa khi bạn bị tiểu đường. Bản thân khoai tây đã chứa lượng carbohydrate cao, hơn nữa khi khoai tây được chiên sẽ tạo ra một lượng lớn chất có hại cho cơ thể.
Các loại dầu mỡ bám trên khoai tây cũng làm tăng lượng calo và các chất béo xấu nạp vào cơ thể từ đó gây ảnh hưởng xấu đến đường huyết, tăng tích lũy cholesterol xấu.
Thịt đã qua chế biến
Những loại thịt đã qua chế biến như xúc xích, lạp xưởng,… thường được thêm vào một lượng lớn gia vị như muối, đường và hương liệu để tăng độ ngon. Ngoài ra những thực phẩm này đa phần có hàm lượng calo và chất béo xấu cao.
Người bệnh tiểu đường khi ăn nhiều những thực phẩm này không chỉ gây khó kiểm soát đường huyết mà còn làm tăng sự đề kháng với insulin và tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch.
Đồ uống có cồn
Các loại thức uống có cồn chứa một hàm lượng cao carbohydrate nên chúng gây ảnh hưởng xấu tới bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, sử dụng thức uống có cồn thường xuyên cũng khiến chức năng gan suy giảm, điều này có thể gây ảnh hưởng đến chức năng ổn định đường huyết của gan.
Xem thêm:
- Chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho người bệnh tiểu đường
- Bệnh nhân tiểu đường có được ăn cơm không
- Các phương pháp điều trị tiểu đường phổ biến
- Ăn quá nhiều đường có gây bệnh tiểu đường không?
- Lợi ích của việc sử dụng cà rốt cho bệnh đái tháo đường
Trên đây là những loại thực phẩm bạn nên tránh khi có bệnh tiểu đường. Chia sẻ bài viết đến người thân và bạn bè nếu thấy hữu ích bạn nhé!
Nguồn: Healthline, diabetescarecomunity
Nguồn tham khảo
-
Consumption of Honey, Sucrose, and High-Fructose Corn Syrup Produces Similar Metabolic Effects in Glucose-Tolerant and -Intolerant Individuals
https://academic.oup.com/jn/article/145/10/2265/4590115
-
Food label accuracy of common snack foods
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/oby.20185
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? 14 loại thực phẩm bạn nên tránh tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.