Bạn đang xem bài viết Bệnh thuỷ đậu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị không để lại tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh thuỷ đậu (bệnh trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm khá thường gặp trong thời tiết giao mùa từ xuân sang hè. Đây là một bệnh khá lành tính nhưng nếu không biết cách chăm sóc sẽ rất dễ để lại sẹo. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về thuỷ đậu, cũng như các cách điều trị để không để lại sẹo qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh thủy đậu (trái rạ) là gì?
Thủy đậu, hay dân gian gọi là bệnh trái rạ, là một dạng bệnh nhiễm trùng da gây ra bởi loại virus có tên là Varicella Zoster (VZV), là bệnh truyền nhiễm cấp tính hay gặp ở trẻ em.
Người mắc thuỷ đậu có các biểu hiện nổi bong bóng nước trên da và niêm mạc, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, sốt cao.
Thuỷ đậu là do virus Varicella Zoster (VZV)
3 giai đoạn của bệnh thủy đậu
Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn này được tính từ lúc nhiễm virus đến khi phát bệnh. Đây là lúc virus nhanh chóng nhân lên trong cơ thể đến một thời điểm nhất định để gây bệnh.
Thời gian của giai đoạn này là 10 – 20 ngày.
Giai đoạn khởi phát
Thời điểm này virus đã nhân lên số lượng nhất định, bắt đầu gây hại cho cơ thể. Xuất hiện các triệu chứng nhẹ.
Giai đoạn toàn phát
Virus nhân lên số lượng đủ nhiều để gây bệnh cho cơ thể, bắt đầu xuất hiện ồ ạt các triệu chứng. Thời gian của giai đoạn này là 7 – 10 ngày.
Các giai đoạn của bệnh thuỷ đậu
Triệu chứng của bệnh thủy đậu
Triệu chứng của bệnh sẽ tương ứng với các giai đoạn gây bệnh.
Ở giai đoạn ủ bệnh
Không có triệu chứng gì đặc biệt, người bệnh vẫn học tập và lao động như bình thường nên rất khó nhận biết người mang virus.
Ở giai đoạn khởi phát
Xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, cảm thấy mệt mỏi. Trong 24 – 48 giờ sau, xuất hiện các nốt ban đỏ toàn thân với đường kính chỉ vài mm.
Một số trường hợp xuất hiện hạch sau tai, kèm viêm họng.
Ở giai đoạn toàn phát
Các triệu chứng của sốt virus rõ ràng hơn như sốt cao, đau đầu, đau cơ, chán ăn, khô miệng, buồn nôn.
Các nốt ban đỏ chuyển thành mụn nước với đường kính 1-3mm, gây ngứa, rát. Các nốt này xuất hiện toàn thân. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể xuất hiện ở vùng niêm mạc họng, mắt, hậu môn, niệu đạo, âm đạo. Nếu bị nhiễm trùng, mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, dịch bên trong đục hơn.
Sau 8 – 10 tiếng, mụn vỡ ra, khô lại và bong vảy. Tình trạng này kéo dài 7 – 10 ngày.
Sốt là một trong những dấu hiệu của bệnh thủy đậu
Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu
Thuỷ đậu do một loại virus mang tên Varicella Zoster, thuộc họ herpes virus, đây cũng là loại virus gây ra các chứng bệnh zona, chốc lở… và có khả năng lây lan nhanh bằng nhiều cách khác nhau.
Người chưa có kháng thể miễn dịch với virus Varicella Zoster khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu có tỉ lệ nhiễm bệnh cao hơn rất nhiều so với người đã mắc thuỷ đậu. Hầu hết người đã tiêm phòng hoặc đã mắc thuỷ đậu đều có kháng thể bền vững.
Các con đường lây nhiễm thuỷ đậu:
- Đường hô hấp: virus sẽ đi theo các bọt nước trong khoang miệng bệnh nhân thủy đậu lúc ho, hắt hơi, nói chuyện… lẫn vào trong không khí.
- Dùng chung vật dụng cá nhân với người bị bệnh.
- Chạm vào chất dịch trong nốt mụn nước của bệnh nhân thuỷ đậu.
Các đường lây bệnh thuỷ đậu
Biến chứng nguy hiểm
Dựa theo thời gian bộc phát, biến chứng thủy đậu được chia thành 2 nhóm sớm và muộn:
Biến chứng sớm
- Nhiễm trùng da, mô mềm: với các tình trạng bội nhiễm (mụn nước vỡ, lan rộng), xuất huyết (các nốt mụn nước lớn có mủ máu bên trong)
- Viêm phổi thủy đậu: ngày thứ 3-5 của bệnh với các biểu hiện ho nhiều, đau tức ngực, khó thở, sốt, nguy hiểm hơn có thể dẫn phù phổi, tràn dịch màng phổi.
- Viêm màng não: biến chứng thần kinh thường gặp, xuất hiện sau khi nổi bong bóng nước 1 tuần, với các triệu chứng sốt cao, hôn mê, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu, co giật.
- Viêm gan: khá hiếm gặp và không có biểu hiện rõ rệt với biểu hiện là buồn nôn, khó tiêu, suy giảm hệ miễn dịch,…
Với phụ nữ đang mang thai: rất nguy hiểm vì sẽ dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi.
- 3 tháng đầu của thai kỳ:sẩy thai hoặc nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh…
- 3 tháng cuối thai kỳ: trẻ bị lây bệnh sẽ bệnh rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi, viêm đường hô hấp,…
Biến chứng sớm của thuỷ đậu
Biến chứng muộn:
Đây là biến chứng hiếm gặp và chỉ thường xuất hiện từ sau khi lành thủy đậu một thời gian dài.
Các biến chứng có thể xảy ra là hội chứng Guillain-Barré, viêm da, viêm võng mạc, viêm phổi.
Sau khỏi bệnh, siêu vi thủy đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (không hoạt động). Nhiều năm sau đó, khi có điều kiện thuận lợi như sức đề kháng cơ thể kém hay có yếu tố kích thích, thì siêu vi này sẽ tái hoạt động gây ra bệnh zona thần kinh.
Zona thần kinh là biến chứng muộn của thuỷ đậu
Cách chẩn đoán bệnh
Thông thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh thuỷ đậu bao gồm.
- Chưa tiêm vacxin, chưa nhiễm thuỷ đậu.
- Tiếp xúc với người nhiễm thuỷ đậu trong 2 – 3 tuần.
- Các triệu chứng lâm sàng và đặc điểm mụn nước của thuỷ đậu.
Thuỷ đậu rất dễ nhận biết nhưng trong một số trường hợp có thể bị nhầm với các trường hợp có mụn nước khác như chốc, Herpes simplex, tay chân miệng,…
Khi có nghi ngờ các bác sĩ sẽ đề nghị xét nghiệm PCR hoặc xét nghiệm huyết thanh học để xác định xem có nhiễm thuỷ đậu thật sự hay không.
Xét nghiệm thuỷ đậu
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu bạn cho rằng người nhà mắc thủy đậu nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra những chỉ định thích hợp.
Ngoài ra, nếu có những đặc điểm sau cần phải đến gặp bác sĩ.
- Mụn nước, phát ban lan ra một hoặc hai mắt.
- Mụn nước kèm chóng mặt, mất phương hướng, nhịp tim nhanh, nôn, cứng gáy, sốt cao hơn 38,5 độ C.
- Có bệnh về suy giảm miễn dịch, hoặc đang sử dụng corticoid liều cao thời gian dài.
- Mụn nước có mủ máu bên trong.
- Phát ban đỏ nhiều, ấm, mềm.
- Mất nước.
- Các vết phồng rộp trở nên lớn hơn, vết loét hở và chảy mủ, rất đỏ và mềm, cảm thấy nóng.
Các địa chỉ khám chữa bệnh uy tín
Nếu gặp các dấu hiệu nêu trên, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất hoặc bất kỳ bệnh viên đa khoa nào để thăm khám và điều trị kịp thời.
Tham khảo một số cơ sở ở các thành phố lớn.
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu TP.HCM, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Y học Cổ truyền TP.HCM.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Da liễu Trung Ương,…
Đến ngay cơ sở y tế
Các phương pháp chữa bệnh thủy đậu
Thuỷ đậu chưa có thuốc đặc trị. ĐIều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi tình trạng bệnh.
Phương pháp điều trị
- Các nốt mụn nước: bôi thuốc tím nhằm kháng viêm, tránh nhiễm trùng.
- Mụn nước vỡ: không nên để phần dịch nước này lan ra các vùng da còn lại. Tiếp tục sử dụng dung dịch xanh methylen, không dùng các loại thuốc bôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ.
- Mụn nước vỡ dần đóng vảy: có tình trạng lên da non và ngứa nhiều dùngkem trị dị ứng như calamine, bột yến mạch dạng keo. Với trẻ em dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai không dùng thuốc bôi da có chứa phenol.
- Nhiễm trùng thứ phát: điều trị bằngkháng sinh thích hợp.
- Giảm ngứa: có thể dùng kháng histamin dạng viên uống
- Nhỏ mắt ngày 2-3 lần dung dịch sát khuẩn cho mắt, mũi như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%.
- Sốt cao: có thể sử dụng paracetamolđể hạ sốt nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ từ trước.
- Các trường hợp nặng có thể điều trị với acyclovir, nhất là khi người bệnh có kèm theo bệnh chàm da.
- Trường hợp suy giảm hệ miễn dịch: đến bệnh viện để theo dõi điều trị. Có thể cần phải tiêm truyền globulin miễn dịch đối với bệnh thủy đậu và bệnh zona (varicella zoster immune globulin).
Dùng xanh methylen bôi vào mụn nước
Lưu ý trong quá trình điều trị thuỷ đậu
- Hạn chế tiếp xúc với nhiều người.
- Không gãi các nốt mụn nước, không dùng tay làm vỡ và dây phần dịch ở trong mụn nước ra các vùng da khác để tránh lây lan.
- Mặc kín đáo khi ra gió để hạn chế cơ thể bị nhiễm lạnh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ do miễn dịch yếu, dễ xuất hiện biến chứng.
- Nếu có biểu hiện sốt cao liên tục, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê, xuất huyết thì nên đưa ngay đến bệnh viện để được thăm khám.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể phục hồi tốt hơn,…
Lưu ý trong điều trị thuỷ đậu
Biện pháp phòng ngừa
Cách đơn giản, hiệu quả, an toàn và chủ động nhất là tiêm chủng vắc xin chống thủy đậu. Vắc xin chống thuỷ đậu là vắc xin có hiệu quả lâu bền, đa số (80-90%) có tác dụng phòng bệnh tuyệt đối.
Lịch tiêm chủng vắc xin chống thuỷ đậu được khuyến nghị như sau:
- Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.
- Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào, cũng tiêm 1 lần.
- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào, thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.
Lưu ý các trường hợp không nên tiêm vắc xin:
- Đang sốt hoặc bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính.
- Mẫn cảm với các thành phần của vắc xin.
- Suy giảm miễn dịch, đang sử dụng thời gian dài corticoid liều cao.
- Phụ nữ đang mang thai.
Các lưu ý chăm sóc và sống trong cùng môi trường với người bị bệnh
Tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và các bề mặt sau khi tiếp xúc.
Đảm bảo môi trường sống xung quanh sạch sẽ trong lành, hạn chế tối đa các nguyên nhân mang bệnh:
- Sử dụng dụng cụ hằng ngày (ăn uống, quần áo) riêng.
- Thường xuyên lau sạch sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi của trẻ em.
- Rửa tay đúng cách bằng xà bông nhiều lần, đặc biệt là sau khi vệ sinh và trước khi ăn.
- Khi ho hay hắt hơi cần che miệng và quay về hướng không người, sau khi ho hay hắt hơi đều phải rửa tay ngay bằng xà phòng.
- Không chạm vào mụn nước của người bệnh.
Xem thêm
- 5 biến chứng thủy đậu nguy hiểm bạn cần chú ý
- 5 cách trị thủy đậu tại nhà an toàn, hiệu quả bạn cần biết
- Dấu hiệu bệnh thủy đậu bạn cần biết để điều trị bệnh sớm
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản về bệnh thuỷ đậu. Nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé!
Nguồn: Clevelandclinic, Nhs, Mayoclinic.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh thuỷ đậu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị không để lại tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.