Bạn đang xem bài viết Bệnh tay chân miệng ở trẻ là gì? Dấu hiệu và Cách phòng tránh tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh tay chân miệng là bệnh lây từ người sang người, thường gặp ở trẻ em và có thể phát triển thành dịch. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh tay chân miệng nhé!
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là một bệnh lây từ người sang người do virus thuộc nhóm đường ruột, thường là Coxsackieviruses A16 hoặc Enterovirus tuýp 71 (EV71) gây ra. Khi nhiễm bệnh do virus EV71 có thể gây biến chứng nặng và thậm chí là tử vong.
Biểu hiện đặc trưng của bệnh đó là khiến vùng da bị tổn thương, vùng niêm mạc tồn tại dưới dạng phỏng nước tập trung chủ yếu tại miệng, lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ em (đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi). Bệnh hay xảy ra vào thời điểm giao mùa giữa các mùa xuân, hạ và thu và thường bùng phát thành dịch.
Bệnh tay chân miệng do virus gây ra
Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng
Dấu hiệu chung
Vì bệnh tay chân miệng do virus gây ra nên sẽ có đầy đủ các đặc điểm của nhiễm virus như:
- Sốt cao (trên 38,5 độ C).
- Đau họng.
- Cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.
- Đau nhức cơ, xương.
- Các triệu chứng nhẹ có thể hết trong 7 – 10 ngày.
- Nôn.
Sốt cao là 1 trong những dấu hiệu khi mắc bệnh tay chân miệng
Dấu hiệu ở trẻ em
- Phát ban tại lưỡi và trên lòng bàn tay, lòng bàn chân (chấm nhỏ màu đỏ sau đó sẽ chuyển sang thâm và đóng vảy) và có thể xuất hiện ở mông nhưng không gây ngứa.
- Sau sốt 1 – 2 ngày, xuất hiện tổn thương phồng rộp ở vùng niêm mạc: lợi, nướu, trong má, sau đó các đốm này sẽ loét và gây đau.
- Trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 2 tuổi thường quấy khóc nhiều.
- Chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.
- Trẻ chỉ thích uống nước lạnh.
Các nốt phát ban ở tay và chân
Nguyên nhân gây tay chân miệng
Nguyên nhân hay gặp của bệnh tay chân miệng là do virus coxsackie 16 (hay gặp ở các quốc gia châu Âu) và Enterovirus 71 (hay gặp ở các nước Đông Nam Á và Đông Á). Hầu hết bệnh lây qua đường miệng trong các trường hợp sau:
- Tiếp xúc với các giọt hô hấp lan tràn trong không khí sau khi người bệnh ho và hắt hơi.
- Chạm vào dịch tiết của người bệnh sau đó vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
- Chạm vào bề mặt có chứa virus như tay nắm cửa, đồ chơi,…
Biến chứng nguy hiểm
- Mất nước: đây là biến chứng hay gặp nhất của tay chân miệng. Biến chứng này do người bệnh sốt cao, mất nước qua đổ mồ hôi. Người bệnh bị đau rát miệng và họng và trở nên lười uống nước.
- Viêm màng não: đây là biến chứng hiếm gặp, virus gây viêm thành phần màng bao quanh não và tủy sống gây nên các triệu chứng đau đầu, cứng gáy,…
- Viêm não: là biến chứng hiếm gặp, gây viêm thành phần nhu mô não có thể gây ra rối loạn ý thức.
- Viêm cơ tim: hiếm gặp. Cơ tim bị viêm gây ra tim đập nhanh, dễ hụt hơi.
Mất nước là biến chứng hay gặp ở trẻ
Cách chẩn đoán bệnh
Dựa vào đặc điểm triệu chứng, các vết phát ban hay xuất hiện ở tay, chân và các vết loét xuất hiện ở niêm mạc, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán xem đây có thật sự là bệnh tay chân miệng hay không.
Trường hợp không chắc chắn có thể dùng xét nghiệm máu, soi đờm hoặc soi phân để xác định xem có virus trong cơ thể hay không.
Thông thường dựa vào lâm sàng các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán bệnh
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Tay chân miệng là bệnh nhẹ, nếu triệu chứng quá rõ ràng có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu gặp một số trường hợp sau nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám.
- Trẻ không thể ăn uống bình thường hoặc xuất hiện các dấu hiệu mất nước như da khô, mắt trũng, khóc không ra nước mắt, miệng khô.
- Trẻ không tỉnh táo, khó đánh thức và phản ứng chậm hơn bình thường.
- Trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm như: vã mồ hôi, lạnh toàn thân, khó thở hoặc thở nhanh, run người, nôn.
- Trẻ sốt cao kéo dài trên 3 ngày hoặc trẻ không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Các triệu chứng không cải thiện trong 10 ngày.
- Trẻ suy giảm hệ thống miễn dịch: sử dụng corticoid dài ngày, liều cao.
Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ
Nơi khám chữa tay chân miệng uy tín
Nếu gặp các dấu hiện trên bạn nên đưa trẻ đến ngay các phòng khám hoặc các cơ sở ý tế gần nhất để kịp thời thăm khám và điều trị.
Tham khảo các bệnh viện uy tín và nổi tiếng như:
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhi đồng, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,…
- Tại các tỉnh thành khác: đến khoa truyền nhiễm của các bệnh viện đa khoa gần nhất.
Các bệnh viện uy tín
Các cách điều trị bệnh tay chân miệng
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị tay chân miệng, các phương pháp hiện tại chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng và ngăn ngừa mất nước.
- Thuốc giảm đau: có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, ibuprofen. Tuyệt đối không dùng aspirin để điều trị vì có thể gây những biến chứng nghiêm trọng.
- Dùng sinh tố hoặc sữa chua để làm giảm cơn đau họng. Chú ý, bổ sung nhiều nước để cơ thể không thiếu nước.
- Dùng kem dưỡng da để giảm tình trạng ngứa như Calamine,…
- Tái khám theo yêu cầu của bác sĩ.
Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
- Rửa tay trước khi ăn, và rửa bằng xà phòng trong nguồn nước sạch sẽ.
- Cha mẹ cũng cần phải vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.
- Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, lau rửa vật dụng như chén, dĩa, đũa,… trước khi sử dụng.
- Không nên mớm ăn cho trẻ hoặc để trẻ ăn bốc, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn, mền hoặc các vật dụng dùng để ăn uống.
- Lau dọn và vệ sinh đồ chơi của trẻ, lau sạch sàn nhà, tay nắm cửa và các vật dụng trẻ tiếp xúc nhiều.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người lạ, những người nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng hoặc người đang mắc bệnh tay chân miệng.
- Cách ly trẻ 10 ngày khi mắc bệnh tay chân miệng để tránh lây nhiễm sang trẻ khác.
- Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho.
- Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách.
Rửa tay là một biện pháp phòng bệnh hiệu quả
XEM THÊM
- Dấu hiệu bệnh tay chân miệng là gì? Các triệu chứng thường gặp
- Cách trị tay chân miệng cho bé nhỏ tại nhà an toàn, phụ huynh cần biết
- Sốt ở trẻ
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về bệnh tay chân miệng cũng như cách phòng tránh bệnh này. nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: CDC, Webmd, Mayoclinic.
Phó Giáo Sư, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn
Bệnh viện Nhi Đồng 1
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh tay chân miệng ở trẻ là gì? Dấu hiệu và Cách phòng tránh tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.