Bạn đang xem bài viết Bệnh Sốt rét là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sốt rét là gì?
Sốt rét (Malaria) là dạng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng protozoa thuộc chi Plasmodium, lây truyền qua đường muỗi đốt, cấy ghép nội tạng, truyền máu từ người sang người. Về protozoa thuộc chi Plasmodium thì gồm có 4 loại làm con người nhiễm bệnh và nguy hiểm nhất có trường hợp tử vong cao nhất là Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax, 2 loại còn lại thì ít tử vong nhất. Riêng về loại Plasmodium knowlesi, phổ biến ở Đông Nam Á, gây bệnh sốt rét ở khỉ nhưng cũng gây nhiễm trùng nặng ở người.
Sốt rét là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp nhất vì khả năng lây truyền rất nhanh. Ước tính mỗi năm lên đến 515 triệu người mắc bệnh, và chỉ số tử vong ở trẻ em là 1-3 triệu người, đa số thường gặp ở những khu vực có khí hậu nóng, rừng núi hoặc ven biển như nhiệt đới và vùng cận nhiệt đới của Châu Mỹ, Châu Á và Châu Phi nói chung và các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên hoặc những vùng đồng bằng nói riêng.
Nguyên nhân bệnh sốt rét
Như đã đề cập ở trên, sốt rét chủ yếu thông qua đường muỗi đốt của muỗi cái Anophen, hoặc qua các đường truyền khác có tiếp xúc trực tiếp đến máu của người bệnh và người chưa nhiễm bệnh.
Kí sinh trùng sau khi đi vào được máu người sẽ di chuyển tới tế bào gan và phá vỡ, sau đó sẽ sinh sôi ở các tế bào hồng cầu và tiếp tục làm phá vỡ. Mỗi khi hồng cầu bị vỡ, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt khác nhau. Thời gian ủ bệnh có thể từ 9-12 ngày.
Có 4 loài ký sinh trùng gây sốt rét ở người bao gồm:
– Plasmodium falciparum (phân bố chủ yếu ở châu Phi)
– Plasmodium vivax (phân bố ở vùng nhiệt đới của châu Á)
– Plasmodium malariae (có thể gặp ở châu Phi)
– Plasmodium ovale (hiếm gặp, phân chố chủ yếu ở Tây Phi)
Ở Việt Nam bệnh sốt rét chủ yếu do P. Falciparum (chiếm 80-85%)- là loại thường gây bệnh sốt rét ác tính; P. Vivax chiếm 15-20%, P. Malariae chiếm 1-2%.
Triệu chứng của sốt rét
Các triệu chứng của sốt rét thường sẽ được thể hiện rõ từ ngày thứ 8 đến ngày 25 từ khi cơ thể mắc bệnh, tuy nhiên cũng sẽ có vài trường hợp đặc biệt đối với những người đã sử dụng thuốc chống sốt rét thì dấu hiện sẽ xuất hiện muộn hơn. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào loại kí sinh trùng mắc phải mà bệnh tình sẽ diễn biến nặng nhẹ khác nhau.
Các dấu hiện thường thấy là sốt hơn 40 độ, ớn lạnh, vã mồ hôi, cơ thể nhức mỏi, thường xuyên buồn nôn và ói mửa, mỗi triệu chứng có thể tái phát sau mỗi 48-72 giờ, khiến sức khỏe của bệnh nhân ngày càng suy giảm.
Sốt rét có 2 thể lâm sàng là sốt rét thể thường và ác tính:
Sốt rét thể thường: Dạng bệnh này không đe dạo tính mạng người bệnh nhưng vẫn sẽ xuất hiện 3 giai đoạn của bệnh: Rét run, sốt, vã mồ hôi hoặc cũng có thể có những biểu hiện như lá lách phình to, gan to, thiếu máu, người xanh xao, suy nhược.
Sốt rét ác tính: Đây là trường hợp của bệnh sốt rét khi ca bệnh có chuyển biến xấu đi và ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân như: sốt cao liên tục, rối loạn ý thức nhẹ ( ngủ li bì, mơ sảng,…), rối loạn tiêu hóa ( buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng cấp), đau đầu, thiếu máu.
Những người mắc bệnh sốt rét thường có biểu hiện:
– Thiếu máu, gầy gò, xanh xao, niêm mạc mắt nhợt nhạt
– Có thể lách to, phù nề do suy dinh dưỡng.
– Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ bị đẻ non, sảy thai, thai chết lưu.
– Trẻ em mắc sốt rét dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn.
Sốt rét nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh dễ thành nguồn dịch lây truyền và bệnh dễ chuyển thành ác tính và dẫn đến tử vong. Những người chưa từng bị mắc sốt rét, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, trẻ em và những người bị suy giảm miễn dịch, thường dễ bị rốt rét ác tính
Điều trị bệnh sốt rét
Về phương pháp điều trị, bệnh nhân cần nên đi khám ngay sau khi thấy những dấu hiện của bệnh để tránh trường hợp không mong muốn.
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ điều trị sớm, đúng là đủ liều để có thể triệt tận gốc các kí sinh trùng gây bệnh
Giảm sốt kết hợp chống lây lan (do nhiễm P.falciparum) và điều trị liệt căn (nhiễm P.vivax, P.ovale).Tuy nhiên, đối với các trường hợp sốt rét do P.falciparum thì sẽ không chỉ dùng một loại thuốc sốt rét đơn thuần, mà phải điều trị phối hợp để hạn chế kháng thuốc và có thể sẽ cần tăng hiệu lực điều trị.
Bệnh nhân có thể được sử dụng các loại thuốc để giảm sốt, diệt ký sinh trùng, tăng sức để kháng như: Quinine, Chloroquine, Artemisinine
Với các trường hợp ác tính thì cần sẽ chuyển về đơn vị hồi sức cấp cứu của bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, theo dõi chặt chẽ và hồi sức tích cực đến khi bệnh chuyển biến tốt hơn.
Tuy nhiên theo Cục Y tế dự phòng cho thấy, mối lo hiện nay là nguy cơ sốt rét kháng thuốc đang tăng, trước đây tỷ lệ kháng thuốc chỉ là 16%, nay lên tới 20 – 22%
Phòng ngừa bệnh sốt rét
Tuy vẫn chưa có loại vắc xin nào hữu dụng trong việc phòng tránh hoàn toàn căn bệnh nguy hiểm này, nhưng vẫn có biện pháp để có phòng tránh sốt rét bằng những phương pháp đơn giản từ môi trường và cách sinh hoạt của người dân.
Người dân nên vệ sinh sạch sẽ nơi ở, tránh ẩm mốc, đọng nước ở các lu, thùng nước để giảm tình trạng sinh nở của muỗi.
Nên ngủ mùng, xịt chống côn trùng để tránh tình trạng muỗi đốt và nhiễm bệnh vào ban đêm.
Nếu như trong khu vực, địa phương có người nhiễm bệnh và gặp những triệu chứng có liên quan đến sốt cao và liên tục thì cần nên đến các bệnh viện uy tín để được xét nghiệm và chữa trị kịp thời từ giai đoạn đầu phát bệnh, tránh để đến tình trạng sốt rét ác tính có thể nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
Xem thêm Tìm hiểu về bệnh sốt rét
(Hình ảnh tổng hợp từ , cmr.asm.org, Báo Gia Lai,…)
An Khang
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh Duy
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh Sốt rét là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.