Bệnh nấm Candida có thể xuất hiện tại nhiều bộ phận trên cơ thể và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu bệnh nấm Candida là gì nhé.
Candida là căn bệnh nhiễm trùng thường xảy ra trên da, tại các khu vực có nếp gấp như vùng niêm mạc, âm đạo phụ nữ và có đa dạng các biểu hiện khác nhau. Hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu về khái niệm, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị bệnh nấm Candida trên cơ thể qua bài viết dưới đây.
Bệnh nấm Candida là gì?
Theo chuyên trang sức khỏe Vinmec , bệnh nấm Candida là căn bệnh nhiễm trùng phổ biến, gây ra bởi các loại nấm thuộc họ Candida albicans. Trên cơ thể người, nấm Candida có kích thước rất nhỏ, sống dưới dạng ký sinh và thường xuất hiện ở những nơi ấm và ẩm ướt như da, miệng, âm đạo hoặc toàn thân. Trong đó, có đến 75% phụ nữ mắc bệnh nấm Candida tại khu vực sinh dục 1 lần trong đời.
Ở điều kiện bình thường, nấm Candida luôn tồn tại trong cơ thể và được kiểm soát bởi “hàng rào” miễn dịch và lợi khuẩn. Khi sự kiểm soát bị phá vỡ hoặc yếu đi, nấm Candida sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và gây khó chịu nhưng thường dễ điều trị. Chỉ có một số ít trường hợp nguy hiểm như khi loại nấm này xâm nhập vào máu gây ra nhiễm khuẩn huyết và đe dọa đến tính mạng.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết mắc bệnh nấm Candida
Dấu hiệu nhận biết trên bề mặt da
Khi nấm candida xuất hiện trên da, nó hình thành nên những mảng đỏ hoặc trắng gây ngứa, rát và có thể gây sưng hoặc viêm.
Dấu hiệu nhận biết trên miệng và thực quản
Bệnh tưa miệng là căn bệnh được gọi chung khi nấm Candida xuất hiện tại khu vực vùng miệng, vòm họng hoặc thực quản. Bệnh có thể gây nên các đốm trắng như sữa nằm trên lưỡi, vòm họng hoặc quanh môi. Trên nướu có thể xuất hiện các mảng đỏ và trắng, khi bạn cạo các mảng này sẽ gây nên chảy máu, có thể gây đau hoặc không.
Nếu nấm Candida xuất hiện tại khu vực thực quản có thể gây khó khăn khi nuốt hoặc đau khu vực phía sau xương ức.
Dấu hiệu nhận biết trên bộ phận sinh dục
Một vài biểu hiện nhiễm nấm Candida mà bạn có thể mắc phải ở vùng âm đạo như ngứa, đau nhức, tấy đỏ hoặc nóng rát phần âm đạo, dịch tiết ra ở dạng sệt hoặc vón cục. Khi quan hệ tình dục hoặc chạm vào phần này sẽ gây khó chịu.
Nam giới cũng có nguy cơ nhiễm nấm Candida ở bộ phận sinh dục với một vài biểu hiện như cảm thấy đau, ngứa hoặc châm chích ở đầu dương vật.
Nhiễm nấm Candida vào máu
Khi nấm Candida lan vào máu, cơ thể có thể gặp phải đa dạng các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, nguy hiểm hơn có thể gây nên sốc và suy đa tạng.
Nguyên nhân gây bệnh nấm Candida
Nấm Candida hình thành do sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc có chứa corticoid lâu ngày làm mất cân bằng hệ vi sinh. Bên cạnh đó, đối tượng có hệ miễn dịch kém như người mắc HIV/AIDS, phụ nữ mang thai hoặc bị các bệnh về tiểu đường đều có nguy cơ cao mắc bệnh nấm.
Một vài nguyên nhân khác có thể kể đến như béo phì, trời nắng nóng, giảm bạch cầu hạt do hóa trị liệu, điều kiện sinh sống ẩm, vệ sinh kém hoặc hút thuốc lá.
Cách điều trị bệnh nấm Candida
Cách điều trị bệnh nấm Candida với các loại thuốc sẽ khác nhau tùy thuộc vào khu vực bạn mắc bệnh. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc để điều trị. Đối với bệnh ở da và miệng có thể hết trong 1 – 2 ngày, khu vực âm đạo có thể lên đến 4 – 7 ngày.
Điều trị nấm Candida trên bề mặt da
Điều quan trọng nhất cần làm khi nấm Candida xuất hiện ở da chính là bạn phải giữ bề mặt da thật sạch sẽ, khô ráo và không bị nứt nẻ. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp thêm các loại thuốc bôi như miconazole, nystatin, ketoconazole hoặc clotrimazole.
Điều trị nấm Candida do bệnh tưa miệng
Bạn có thể kết hợp giữa kem bôi và thuốc uống khi điều trị bệnh tưa miệng. Ở dạng bôi có thể sử dụng thuốc như nystatin và clotrimazole khi bệnh nhẹ. Những trường hợp nặng hơn, các loại thuốc uống như fluconazole hoặc itraconazole có thể được chỉ định sử dụng mỗi ngày.
Điều trị nấm Candida tại viêm thực quản
Các loại thuốc uống như nystatin, fluconazole hoặc itraconazole được sử dụng để làm giảm các triệu chứng bệnh nấm Candida tại thực quản.
Điều trị nấm Candida tại bộ phận sinh dục
Để điều trị chứng bệnh nấm Candida ở âm đạo, bạn có thể kết hợp giữa đặt viên nén Clotrimazole hoặc Miconazole, thuốc uống Fluconazole hoặc Itraconazole và sử dụng dung dịch vệ sinhbetadine trực tiếp.
Tuy nhiên, các loại thuốc trên không nên áp dụng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, không được quan hệ tình dục và uống rượu bia trong quá trình sử dụng thuốc.
Điều trị nấm Candida trong máu
Bạn có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc như voriconazole hoặc fluconazole để tiêm vào tĩnh mạch. Tuy nhiên, nếu bạn có số lượng bạch cầu trong máu thấp có thể thay thế bằng caspofungin hoặc micafungin.
Làm sao để phòng ngừa nhiễm nấm Candida?
Với những nguyên nhân và triệu chứng có thể gây ra của bệnh nấm Candida, Pgdphurieng.edu.vn gửi đến bạn một vài cách để phòng ngừa bệnh như sau:
- Giữ vệ sinh cơ thể và vùng âm đạo sạch sẽ, khô ráo. Tránh mặc quần áo, đồ lót chật và bó sát.
- Tại khu vực âm đạo, hãy sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp và chỉ vệ sinh bên ngoài, không thụt vào quá sâu vì có thể gây bệnh trầm trọng hơn.
- Hãy giữ vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa 1 lần/ngày, không nên sử dụng bàn chải đánh răng chung với người khác. Súc miệng hàng ngày bằng nước muối ấm để vùng răng miệng được khử trùng hiệu quả hơn.
- Kiểm soát lượng đường huyết trong máu đối với bệnh nhân tiểu đường.
- Sử dụng thuốc kháng sinh đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là một vài thông tin về bệnh nấm Candida mà Pgdphurieng.edu.vn gửi đến bạn. Theo dõi Pgdphurieng.edu.vn để nhận được nhiều thông tin bổ ích hơn nhé.
Nguồn: Vinmec
Pgdphurieng.edu.vn