Bạn đang xem bài viết Bệnh mỡ máu cao nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mỡ máu cao hiện đang là vấn đề sức khoẻ khá phổ biến và được nhiều người quan tâm đến. Để điều trị, ngoài việc được bác sĩ chỉ định cho dùng thuốc thì khuyến cáo thay đổi chế độ ăn và lối sống sẽ luôn được kèm theo. Vậy bệnh mỡ máu cao thì nên ăn gì? Ngay sau đây, Nhà thuốc An Khang sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này nhé.
Mỡ máu cao là gì?
Mỡ máu là tên gọi khác của lipid máu, một trong những thành phần quan trọng trong cơ thể. Lipid bao gồm nhiều thành phần khác nhau, điển hình như cholesterol và triglycerid.
Có lẽ đa số mọi người đều cho rằng, lipid máu là thành phần xấu, có hại và gây ra nhiều bệnh về tim mạch. Nhưng thực tế, cholesterol lại có vai trò quan trọng trong sự hình thành màng tế bào, một số hormon và vitamin D, giúp cơ thể phát triển và hoạt động tốt.
Các lipid máu sẽ thật sự có hại khi có sự rối loạn tăng hoặc giảm nồng độ vượt mức cho phép của chúng và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Mỡ máu cao có thể được hiểu là sự tăng nồng độ hoặc cholesterol hoặc triglycerid trong máu, hoặc tăng cả hai, hoặc sự giảm nồng độ của HDL–Cholesterol.
Yến mạch
Một bát yến mạch vào buổi sáng không chỉ giúp bạn ăn no và ngon miệng mà còn có thể giúp hỗ trợ làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.
Yến mạch có hàm lượng dinh dưỡng cao với nhiều vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, beta-glucan được tìm thấy trong yến mạch chính là thành phần giúp loại thực phẩm này có tác dụng làm hạ cholesterol máu.
Beta-glucan là một loại chất xơ hoà tan. Trong ống tiêu hoá, cụ thể là ở ruột non, beta-glucan tạo thành một lớp dịch nhớt, trở thành hàng rào ức chế sự hấp thu cholesterol trong ruột và tái hấp thu axit mật.
Do đó, cơ thể sẽ tăng tổng hợp axit mật từ cholesterol (theo cơ chế feedback ngược) và dẫn đến làm giảm nồng độ Cholesterol-LDL lưu thông trong máu. [1]
Theo một nghiên cứu vào năm 2014, nếu bạn bổ sung ít nhất 3g beta-glucan yến mạch vào chế độ ăn sẽ làm giảm LDL-Cholesterol và Cholesterol toàn phần tương ứng là 0,25 mmol/L và 0,3 mmol/L. [2]
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt sẽ giữ lại được tất cả các phần có thể ăn được của hạt nhân, bao gồm cám, mầm và nội nhũ. Vì vậy, ngũ cốc nguyên hạt sẽ rất giàu chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng.
Ngoài ra, sự kết hợp của chất xơ với vitamin B, vitamin E và các khoáng chất như sắt, magie có sẵn trong ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích trong phòng ngừa bệnh tật. Trong đó bao gồm giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, béo phì và đái tháo đường type 2. [3]
Đậu
Các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu hà lan hay đậu nành,… đều là những thực phẩm rất giàu chất xơ hoà tan.
Theo một nghiên cứu vào năm 2019, khi ăn nhiều các loại đậu này có thể sẽ đem đến tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, làm giảm lượng đường huyết và còn làm tăng lợi khuẩn trong đường ruột. [4]
Quả hạch
Trong thực vật học, quả hạch là loại quả bên ngoài có phần mềm bao quanh bởi một “hạt” lớn với lớp vỏ quả trong cứng cùng với hạt giống ở bên trong, ví dụ như quả óc chó, hạnh nhân, đậu phộng,… Hầu hết trong các loại quả hạch sẽ chứa các chất béo không bão hoà và acid béo omega-3. [5]
Một nghiên cứu gần đây vào năm 2021, một chế độ ăn giàu acid béo chưa bão hoà có tác dụng làm giảm Cholesterol-LDL (Cholesterol xấu), đồng thời làm tăng Cholesterol-HDL (Cholesterol tốt).
Ngoài ra, chất béo chưa bão hoà cũng có thể làm giảm quá trình oxy hoá cholesterol, giảm sự phản ứng với các gốc tự do, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. [6] [7]
Động vật có vỏ
Một số loài động vật có vỏ có hàm lượng cholesterol cao, tuy nhiên nó lại không chứa chất béo bão hoà. Vì vậy, tiêu thụ những thực phẩm này sẽ không làm tăng cholesterol trong máu, mà còn giúp bổ sung protein, vitamin B và kẽm.
Thịt nạc
Thịt nạc (gan, pate gan, thận, lòng bò) cũng giống như một số động vật có vỏ, chúng có nhiều cholesterol nhưng lại ít chất béo bão hoà.
Tuy nhiên, thịt nạc và động vật có vỏ như tôm vẫn có một lượng cholesterol nhất định. Vì vậy, nếu bạn có lượng cholesterol trong máu cao thì vẫn nên hạn chế ăn nhiều các loại thực phẩm này.
Dầu thực vật
Dầu thực vật có chứa các chất béo chưa bão hoà, vì vậy khi sử dụng chúng có thể giúp làm giảm nồng độ LDL-Cholesterol.
Bạn có thể sử dụng một số loại dầu thực vật như: cải dầu, dầu từ hạt hướng dương hay cây rum,…
Cá giàu omega-3
Acid béo omega-3 là một loại chất béo chưa bão hoà đa liên kết, và là chất béo chưa bão hoà đặc biệt có lợi cho tim.
Một nghiên cứu vào năm 2016 đã thực hiện thay đổi chế độ ăn của 115 người trưởng thành từ chất béo bão hoà sang chất béo chưa bão hoà đa trong thời gian 8 tuần. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có sự giảm nồng độ cholesterol-LDL và cholesterol toàn phần khoảng 10%. [8]
Acid béo omega 3 đặc biệt có hàm lượng cao trong một số loại cá như: cá hồi, cá thu, cá trích hay cá ngừ biển sâu,…
Ăn uống có kiểm soát
Không phải tất cả các loại thực phẩm giàu cholesterol đều có hại cho bạn. Vì vậy hãy biết cách phân biệt thực phẩm cần thiết và thực phẩm nên tránh để kiểm soát tốt lượng cholesterol máu.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thưởng thức những món ăn ít lành mạnh hơn (chứa nhiều chất béo bão hoà), chẳng hạn như thịt đỏ, thịt đã qua xử lý hay thực phẩm chiên như những món ăn không thường xuyên.
Một chế độ ăn uống đa dạng với nhiều thực phẩm tốt sẽ hiệu quả hơn là chỉ tập trung vào một hoặc hai loại. Tốt nhất bạn nên thiết lập một chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
Một chế độ ăn uống đa dạng với nhiều thực phẩm tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ
Xem thêm:
- Làm gì để hạn chế diễn tiến của bệnh mỡ máu?
- Làm sao đẩy lùi căn bệnh rối loạn lipid máu?
Hy vọng, qua bài viết trên Nhà thuốc An Khang đã giúp bạn đọc nắm được những loại thực phẩm nên bổ sung để có thể kiểm soát tốt và làm giảm lượng mỡ máu cao trong cơ thể. Nếu bạn thấy bài viết này hay và bổ ích thì hãy cùng chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé.
Nguồn: Harvard Health Publishin
Nguồn tham khảo
-
Cholesterol-lowering effects of oat β-glucan
https://academic.oup.com/nutritionreviews/article/69/6/299/1815168?login:false
-
Cholesterol-lowering effects of oat β-glucan: a meta-analysis of randomized controlled trials
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5394769/
-
Eating 3 Servings of Whole Grains a Day May Lower Heart Disease Risk
https://www.healthline.com/health-news/eating-3-servings-of-whole-grains-a-day-may-lower-heart-disease-risk#Whole-grains-contain-fiber-and-heart-healthy-nutrients
-
Legum Consumption and Cardiometabolic Health
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6855964/
-
Quả hạch là quả gì? Các loại quả hạch, lợi ích của quả hạch đối với sức khỏe
https://vfa.gov.vn/thuc-pham-va-suc-khoe/qua-hach-la-qua-gi-cac-loai-qua-hach-loi-ich-cua-qua-hach-doi-voi-suc-khoe.html
-
The Effect of Diet on Cardiovascular Disease and Lipid and Lipoprotein Levels
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK570127/
-
Role of cis-monounsaturated fatty acids in the prevention of coronary heart disease
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4879159/
-
Exchanging a few commercial, regularly consumed food items with improved fat quality reduces total cholesterol and LDL-cholesterol: a double-blind, randomised controlled trial
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27737722/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh mỡ máu cao nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.