Bạn đang xem bài viết Bệnh lậu là gì? Biểu hiện của bệnh lậu và cách phòng ngừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang theo dõi ngay bài viết sau đây để tìm hiểu nhiều hơn về bệnh lậu nhé!
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu hay còn được biết với tên gọi khác là Gonorrhea. Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục (sexually transmitted diseases = STD) có thể xảy ra ở cả nam và nữ do vi khuẩn gây ra.
Đây là một bệnh lây nhiễm rất phổ biến và ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Bệnh lậu biểu hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục như âm đạo, dương vật hoặc ở những vị trí như: họng, hậu môn do quan hệ tình dục bằng đường miệng, đường hậu môn.
Bệnh lậu do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục
Triệu chứng khi mắc bệnh lậu
Triệu chứng của bệnh lậu ở nam giới bao gồm
- Đi tiểu nhiều lần và bị đau.
- Chảy mủ từ đầu dương vật, mủ từ trực tràng, có máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh và phải rặn khi đi tiêu.
- Ngứa và đau hậu môn.
- Đau hoặc sưng ở một bên tinh hoàn.
- Viêm khớp nhiễm trùng gây đau khớp đặc biệt khi cử động.
- Đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng và tiết dịch giống như mủ ở mắt.
Triệu chứng của bệnh lậu ở phụ nữ bao gồm
- Đau rát khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, chảy mủ giống như
- Tăng tiết dịch âm đạo.
- Đau họng dai dẳng và sưng hạch bạch huyết ở cổ.
- Đau nhói bụng dưới hoặc vùng chậu.
- Ngứa và đau hậu môn.
- Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp.
Nguyên nhân của bệnh lậu
Bệnh lậu do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Vi khuẩn lậu thường được truyền từ người này sang người khác khi quan hệ tình dục không an toàn. Vi khuẩn sẽ lây qua các con đường âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng, hậu môn khi quan hệ không an toàn với người nhiễm bệnh.
Một số trường hợp trẻ sơ sinh bị lậu do được truyền từ mẹ lúc sinh thông qua đường âm đạo.
Thời gian ủ bệnh từ 3 – 5 ngày, có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày.
Biến chứng của bệnh lậu
Vô sinh ở phụ nữ
Bệnh lậu làm tăng nguy cơ viêm vùng chậu và dẫn đến sẹo ống dẫn trứng. Bệnh còn làm tăng các biến chứng thai kỳ như đau dữ dội và khó sinh. Hơn nữa, bệnh lậu có thể gây ra thai ngoài tử cung, khiến việc mang thai trở nên khó khăn hơn hoặc thậm chí gây ra vô sinh ở nữ giới.
Vô sinh ở nam giới
Tình trạng viêm ống dẫn tinh và áp xe bên trong dương vật ở nam giới mắc bệnh lậu là những biến chứng dễ thấy.
Hơn nữa, bệnh lậu ở nam giới có thể gây ra viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh và ống dẫn tinh. Viêm mào tinh hoàn không được điều trị có thể dẫn đến vô sinh ở nam giới.
Nhiễm trùng lan đến khớp và các vùng khác trên cơ thể bạn
Vi khuẩn gây bệnh lậu có thể lây lan qua máu và lây nhiễm sang các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả khớp của bạn.
Dẫn đến các triệu chứng sốt, phát ban, lở loét da, đau khớp, sưng tấy và cứng khớp là những hậu quả có thể xảy ra.
Tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS
Do quan hệ tình dục không an toàn nên không chỉ nguy cơ nhiễm lậu rất cao mà còn các bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm khác như HIV/AIDS. Từ đó dẫn đến suy giảm miễn dịch và những hệ lụy sức khỏe khác sau này.
Biến chứng ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh khi mắc bệnh lậu sẽ xuất hiện rất nhiều triệu chứng nguy hiểm, điển hình là mắt kém và có thể dẫn đến mù lòa. Hơn nữa, trẻ có thể bị nhiễm trùng, xuất hiện các vết lở loét trên da đầu gây viêm nhiễm nặng, ảnh hưởng rất lớn đế da của trẻ.
Chẩn đoán bệnh
- Xét nghiệm PCR: kỹ thuật xét nghiệm có thể chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm. Mẫu bệnh phẩm được sử dụng là dịch niệu đạo ở nam giới, nước tiểu đầu dòng ở nam giới hoặc dịch âm đạo của nữ giới.
- Xét nghiệm nhuộm gram tìm lậu cầu: làm nổi bật vi khuẩn lậu cầu, giúp quan sát dễ dàng hơn dưới kính hiển vi, mẫu bệnh phẩm là mẫu dịch niệu đạo, dịch ở âm đạo, cổ tử cung.
- Xét nghiệm các dịch khác trên cơ thể: dịch có thể lấy từ trực tràng, âm đạo, cổ họng,… dùng để nuôi cấy vi khuẩn, nếu trong mẫu bệnh phẩm có vi khuẩn lậu thì chúng sẽ sinh sôi, nhân lên số lượng nhanh chóng và có thể xác định được.
Xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh lậu
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ
Hẹn gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng lo ngại nào, chẳng hạn như cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc dịch tiết giống như mủ từ dương vật, âm đạo hoặc trực tràng của bạn.
Nơi khám, chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục uy tín
- Khu vực thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Pháp Việt, bệnh viện Quân Y 175, bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, bệnh viện Da Liễu,…
- Khu vực Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, Bệnh viện 108, Bệnh viện E Hà Nội,…
Đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất
Các phương pháp chữa bệnh lậu
- Điều trị bằng thuốc kháng sinh: ví dụ Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất, Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất hoặc Doxycyclin 100mg uống 2viên/ ngày x 7 ngày,…
- Kháng sinh đồ: để xác định được loại kháng sinh có độ nhạy cảm cao nhất với vi khuẩn lậu người bệnh.
Điều trị bằng thuốc kháng sinh
Các biện pháp phòng ngừa
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: Đây là cách cực kỳ đơn giản và an toàn trong quan hệ tình dục.
- Không quan hệ tình dục bừa bãi: Không nên quan hệ với nhiều người vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh từ các đối tượng mà bạn không biết rõ tình trạng bệnh.
- Kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Trước khi quan hệ tình dục, bạn và đối tác của mình nên kiểm tra các lây truyền qua đường tình dục để chắc chắn không có nguy cơ tiềm ẩn.
- Không quan hệ tình dục với người có biểu hiện mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục: Nếu bạn tình của bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục thì bạn không nên quan hệ tình dục với họ.
- Cân nhắc tầm soát bệnh lậu thường xuyên: Bạn nên khám sàng lọc hàng năm để đảm bảo sức khỏe và kịp thời chữa trị nếu mắc bệnh.
Sử dụng bao cao su phòng ngừa lây bệnh
Xem thêm
- Nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau khi quan hệ dù không phải lần đầu
- 6 cách phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục không nên bỏ qua!
- Các bệnh lây qua đường tình dục – 11 bệnh phổ biến cần cảnh báo
Hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về bệnh lậu và cách chữa trị, phòng ngừa. Hãy cùng chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!
Nguồn: Healthline, Mayo Clinic, NHS
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh Duy
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh lậu là gì? Biểu hiện của bệnh lậu và cách phòng ngừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.