Bạn đang xem bài viết Bệnh kiết lỵ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sốt cao, đau bụng, buồn nôn, đi ngoài nhiều lần là những triệu chứng của bệnh kiết lỵ. Cùng tìm hiểu bệnh kiết lỵ và gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của bệnh.
Bệnh kiết lỵ là gì?
Bệnh Kiết Lỵ hay lỵ là một loạt bệnh thuộc đường tiêu hóa gây ra tiêu chảy có máu và chất nhầy như mũi.
Bệnh thường được gây ra do nhiễm trùng ruột già bởi vi khuẩn, động vật nguyên sinh, ký sinh trùng, virus hay một số chất kích thích hóa học. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm biểu hiện bệnh không triệu chứng, nhiều biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp.
Bệnh phổ biến ở mọi độ tuổi, nhưng thường xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ từ 2-4 tuổi, và thường xuất hiện vào mùa hè nhiều hơn vào mùa đông.
Nguyên nhân bệnh
Có 2 nguyên nhân dẫn đến kiết lỵ thường gặp là:
– Nhiễm trùng với nhóm enterobacteria shigella thường được gọi là lỵ trực trùng (theo hình thức trực khuẩn).
– Nhiễm trùng do amip Entamoeba histolytica gọi là lỵ amip. Ngoài ra, lỵ amip còn được chia theo sự tiến triển gồm 2 cấp: kiết lỵ cấp tính và mạn tính.
Những vi khuẩn này có thể truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các vi khuẩn có trong phân, cũng có thể lây nhiễm qua các thực phẩm bị ô nhiễm hoặc nước uống hoặc bơi lội trong nước bị ô nhiễm.
Kiết lỵ thường xuất hiện ở các trung tâm chăm sóc ban ngày, nhà dưỡng lão, trại tị nạn và những nơi mà có điều kiện sống quá chật chội và vệ sinh kém.
Triệu chứng bệnh
Bệnh có những dấu hiệu cũng như các triệu chứng thường gặp như: sốt cao, rối loạn tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài nhiều lần, phân có máu sẽ xuất hiện sau 3 ngày lỵ trực khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Trong giai đoạn đầu, phân thải ra sẽ theo khuôn nhưng một thời gian ngắn sẽ lỏng kèm theo đó có chất nhầy và có máu.
Số lần đi ngoài sau 3 ngày đầu phát bệnh sẽ gia tăng do phân cứ tự chảy ra ở hậu môn. Đồng thời thể trạng suy sụp do nhiễm độc tố nặng, xảy ra tình trạng mất nước và chất điện giải dễ gây ra tử vong ở trẻ em và người già yếu nếu không được cứu chữa kịp thời.
Ngoài ra, khi bị lỵ amip cấp tính mà không điều trị dứt điểm bệnh sẽ chuyển thành mạn tính, sau đó lỵ amip sẽ chui vào trong niêm mạc ruột tạo thành các kén amip, gây đau bụng, đi ngoài ra máu tươi khi ăn các loại thức ăn lạ, nhiều mỡ,… Hậu quả là gây nên viêm đại tràng mạn tính làm cho người bệnh rất khó chịu và dễ bị suy kiệt do rối loạn tiêu hóa kéo dài.
Cách điều trị
Bệnh nhân cần nên thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt hằng ngày để đối phó với bệnh:
– Bù nước và điện giải cho cơ thể do tình trạng mất nước trầm trọng của việc đi ngoài quá nhiều lần, sẽ gây nên kiệt sức. Có thể dùng dung dịch Oresol để bổ sung lượng nước và điện giải trong cả 2 trường hợp bị ly trực khuẩn hoặc ly amip.
– Bệnh nhân không nên chuẩn bị thức ăn hoặc rót nước cho người khác để tránh tình trạng lây nhiễm.
Đối với bệnh nhân bị Lỵ Shigella nặng nên được điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên vi khuẩn gây bệnh thường kháng thuốc. Nên báo cho bác sĩ nếu như bệnh tình không thuyên giảm sau vài ngày.
Lỵ amibe thường được điều trị bằng kháng sinh diệt ký sinh trùng. Trong một vài trường hợp, thuốc bổ sung sau điều trị có thể cần để chắc chắn tất cả ký sinh trùng đã bị diệt. Trong một số ca nặng, có thể cần truyền dịch để bù dịch và đề phòng mất nước.
Trong một số trường hợp, kiết lỵ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được cứu chữa kịp thời và đúng cách:
Viêm khớp hậu nhiễm: Tuy chỉ gặp vào khoảng 2% nhưng có thể phát triển triệu chứng viêm khớp, kích ứng mắt và tiểu gắt buốt. Kéo dài hàng tháng hoặc nhiều năm.
Nhiễm trùng huyết: Biến chứng gặp ở những người có hệ miễn dịch suy yếu như người đã bị HIV hoặc ung thư.
Động kinh: Thỉnh thoảng xảy ra ở trẻ em, gây ra các cơn co giật toàn thể, nhưng biến chứng này có thể hồi phục và không cần đến điều trị.
Hội chứng tán huyết và tăng ure huyết (HUS): Khi loại vi khuẩn Shigella, thông qua sự sản xuất độc tố và gây ra phá hủy hồng cầu của bệnh nhân.
Cách phòng tránh
Để phòng tránh bệnh lỵ lây lan thì ta có thể cải thiện tình trạng vệ sinh chẳng hạn:
Rửa tay thường xuyên, trước và sau khi ăn xong hoặc sau khi đụng vào động vật, có thể sử dụng nước rửa tay khô để tiện lợi mang theo bên mình.
Cẩn thận khi thay tả lót cho em bé bị bệnh: như đã đề cập ở trên đây là căn bệnh nguy hiểm dễ lây lan, người thân cũng nên cẩn thận trong việc tiếp xúc với người bệnh, nên đeo bao tay và rửa tay sạch sẽ khi thay tả.
Không nuốt phải nước khi đang bơi: vì trong hồ bơi chứa nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm và có thể gặp phải người bị kiết lỵ trong hồ bơi và có thể sẽ lây lan bệnh kiết lị thông qua nước hồ.
Ngoài ra, cũng cần phòng tránh bệnh trong việc ăn uống khi đi đến những khu vực có người bị bệnh
Thức uống không được đóng chai và niêm phong vì có thể chứa vi khuẩn gây bệnh
Những món đồ ăn không hợp vệ sinh thực phẩm, không được qua kiểm định an toàn thực phẩm như: đồ ăn thức uống hàng rong, thậm chí là trái cây, rau củ mà không phải bạn tự gọt
Thậm chí những loại đồ ăn như: sữa tươi, phô mai và các sản phẩm từ sữa mà chưa qua tiệt trung cũng có thể khiến bạn bị nhiễm bệnh
An Khang
Thạc sĩ Ân Thái Hoàng Anh
Bệnh viện Đa khoa Triều An
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh kiết lỵ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.