Bệnh hen suyễn là gì? Bị bệnh hen suyễn thì nên kiêng ăn gì để tránh bị lên cơn hen. Hãy đọc bài viết này để biết được câu trả lời nhé!
Khi cơ thể của chúng ta mắc phải bệnh gì đó, chúng ta cần phải có chế độ ăn phù hợp cho từng loại bệnh khác nhau để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tránh việc bệnh bị tái phát. Bệnh hen suyễn cũng không ngoại lệ, chúng ta cần phải chú ý chế độ ăn uống và một số việc khác để tránh lên cơn hen. Sau đây là một số lưu ý mà Pgdphurieng.edu.vn muốn chia sẻ với bạn. Cùng xem nhé!
Bệnh hen suyễn là gì?
Bệnh hay suyễn hay còn gọi là hen phế quản là tình trạng đường thở thu hẹp lại và sưng lên, tiết ra nhiều chất nhầy khiến bạn cảm thấy khó thở hoặc kích thích cơn ho. Một vài trường hợp hen suyễn chỉ là một vấn đề hơi bất tiện. Nhưng trong một số trường hợp bệnh nặng, hen suyễn gây cản trở trong cuộc sống và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Cơn hen suyễn sẽ tái phát khi người bệnh tiếp xúc với những tác nhân trong môi trường như nấm mốc, ẩm ướt, một số chất gây dị ứng (mạt bụi, khói thuốc lá,…).Ô nhiễm không khí và nhiễm trùng phổi do virus cũng gây ra căn bệnh này.
Hen suyễn phần lớn được chia thành các loại phổ biến sau: Hen suyễn dị ứng, hen suyễn do tập thể dục, hen suyễn thể ho, hen suyễn về đêm, hen suyễn theo mùa,…
Ai có thể bị mắc hen suyễn?
Hen suyễn được biết đến là bệnh mãn tính phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên người lớn vẫn có thể mắc bệnh, nhất là người lớn tuổi. Hen suyễn sẽ dễ mắc bệnh ở những đối tượng gồm:
- Mắc những bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp.
- Bị chàm, dị ứng.
- Do bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình có người mắc bệnh hen suyễn.
- Người sống trong môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất.
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn có nhiều triệu chứng khác nhau ở mỗi cơ thể người. Sau đây là một số triệu chứng thường thấy ở người mắc bệnh hen suyễn:
- Thở nông, hơi thở ngắn, nhanh, gấp gáp.
- Tức hoặc đau ngực.
- Thở khò khè.
- Không thể ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè.
- Khi bị cảm lạnh, cảm cúm, các cơn ho và thở khó khè thường trở nặng hơn.
Nếu có những triệu biểu hiện sau đây, bạn đang bị hen suyễn khá nặng:
- Các triệu chứng diễn ra thường xuyên hơn và gây khó chịu.
- Mức độ khó thở tăng lên.
- Thường xuyên dùng ống hít cắt cơn hen hơn.
Hen suyễn có nguy hiểm không?
Hen suyễn phần lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến những sinh hoạt của người bệnh trong cuộc sống hằng ngày khi tái phát thường xuyên. Những cơn ho kéo dài có thể khiến người mắc bệnh khó chịu, mệt mỏi ban ngày, ban đêm thì mất ngủ.
Mặc dù là bệnh mãn tính nhưng hen suyễn cũng có thể khiến người tử vong ở tỉ lệ thấp. Chính vì vậy bạn cũng nên cẩn thận và có phương pháp điều trị đúng cách để không dẫn đến các biến chứng khác như: Suy hô hấp, xẹp phổi, khí phế thũng, viêm phế quản,…
Phụ nữ mang thai thường dễ bị hen suyễn ở tuần thai thứ 24-36 của thai kì, khi mắc bệnh dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con như: Sinh non, xuất huyết âm đạo, sản giật, sinh con nhẹ cân,…
Tham khảo: Bị hen suyễn khó thở nên làm gì, nên ăn gì và kiêng gì?
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh hen suyễn
Theo BSNT Nguyễn Văn Ngân cho biết: Bệnh hen suyễn không thể chữa dứt điểm được, chính vì thế một trong những nguyên tắc khi điều trị, ngừa hen suyễn là hạn chế tiếp xúc tối đa với những tác nhân gây bệnh này. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và kiểm soát được thì bệnh sẽ không nặng và có thể áp dụng các cách sau để giảm các triệu chứng khó chịu:
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Bệnh hen suyễn rất dễ tái phát nếu bạn dị ứng với một số loại thuốc, chính vì vậy bạn cần nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng bất kì loại thuốc nào và tránh tự mua thuốc để sử dụng điều trị bệnh.
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với tác nhân gây bệnh: Hen suyễn là bệnh dễ tái phát nếu bạn tiếp xúc với vật nuôi, khói thuốc, hóa chất, bụi, gián, một số loại thức ăn, cây trồng, phấn hoa, ẩm mốc,…Do đó, bạn nên đeo khẩu trang khi ra đường, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên và kiêng ăn những thực phẩm dị ứng.
- Tập thể dục và dùng các thực phẩm tăng sức đề kháng: Bạn cần tập thể dục để nâng cao sức khỏe cũng như nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh: Trời lạnh bạn cần trang bị khăn, mũ, áo dày, găng tay,… để giữ ấm cho cơ thể và ngăn bệnh hen suyễn tái phát.
Tham khảo thêm 7 mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn tại nhà hiệu quả. Tuy vậy cũng nên tham khảo ý kiến các chuyên gia trước khi dùng các mẹo này, đặc biệt nếu có dấu hiệu bất thường phải đưa đến cơ sở y tế ngay để thăm khám
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn có lây không?
Hen suyễn là một căn bệnh không lây bởi không phải do virus hay vi khuẩn gây bệnh, nhưng nó có tính di truyền.
Bệnh hen suyễn nên kiêng gì, ăn gì?
Khi mắc bệnh hen suyễn, bạn cần tăng cường dinh dưỡng, sức đề kháng, cũng như những vitamin, khoáng chất như: Vitamin C, vitamin D, Omega-3, magie, chất chống oxy hóa,…
Để cải thiện sức khỏe khi bị hen suyễn, bạn cần phải lưu ý kiêng một số loại thực phẩm có thể gây phát cơn hen như:
Các loại nước cam, chanh đóng chai
Trong nước cam, chanh đóng chai có hàm lượng chất phụ gia, hương liệu và hóa chất cao. Những chất này sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến bệnh tình của bạn. Bạn nên sử dụng nước cam, chanh tươi tự làm để hạn chế hóa chất, hỗ trợ các cơ trong đường thở hoạt động tốt hơn.
Rượu, bia
Rượu bia tác động tiêu cực đến hệ thần kinh và hô hấp vì vậy bạn sẽ luôn có cảm giác khó thở sau khi uống rượu bia. Hãy từ bỏ rượu bia nếu bạn đang bị hen suyễn nhé.
Trái cây hay rau củ sấy khô
Trái cây sấy hoặc rau củ sấy khô thường có chất bảo quản được gọi là sulfite. Sulfite là loại hóa chất có thể gây khó thở cho người bị bệnh hen suyễn. Bạn nên cần tránh các loại thực phẩm như nho khô, quả dứa, quả mơ, anh đào và rau củ đóng hộp.
Những thực phẩm ngâm chua
Trong các thực phẩm ngâm chua cũng có chất sulfite. Nước nho, rượu chát và một số loại nước giải khát khác cũng có chứa chất này. Nếu bạn có phản ứng không tốt với sulfite thì hãy tránh những thực phẩm này nhé.
Đồ đông lạnh, thực phẩm đóng gói sẵn
Đồ đông lạnh, thực phẩm đóng gói sẵn thường có chứa chất sulfite và các thành phần bảo quản như natri bisulfite, đây là những chất không tốt cho đường hô hấp, trực tiếp ảnh hưởng đến người bệnh suyễn. Bạn cần tránh xa những đồ đông lạnh như cá đông lạnh, hải sản đông lạnh, khoai tây chiên, snack,…
Thực phẩm gây dị ứng
Một số loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho người bị suyễn, khiến khởi phát cơn hen như đậu phộng, sữa bò, tôm, cua, lúa mì,… Vậy nên hãy hạn chế ăn những thực phẩm này nếu bạn bị dị ứng.
Muối
Thực phẩm có chứa nhiều muối khi thấm vào khí quản sẽ sinh ra đờm, khi gặp gió hàn độc sẽ gây tắc nghẽn đờm và ảnh hưởng đến người bị hen suyễn.
Thực phẩm có chứa sulfite
Như đã nói ở bên trên, sulfite là nhóm hóa chất có khả năng gây khó thở cao cho người bị hen suyễn. Bạn hãy lưu ý khi dùng một số thực phẩm tự nhiên khác có chứa sulfite bao gồm măng tây, hẹ, ngô, trứng, tỏi, tỏi tây, xà lách, cá hồi, sản phẩm làm từ đậu nành, cà chua.
Bệnh hen suyễn và viêm phế quản khác nhau thế nào?
Viêm phế quản cấp tính nếu được điều trị sớm sẽ khỏi sau 5-10 ngày, nhưng triệu chứng ho có thể kéo dài đến nhiều tuần sau đó. Bệnh viêm phế quản cấp tính có thể biến thành mạn tính nếu người bệnh hút thuộc và tiếp xúc với bụi bẩn, khói bụi thường xuyên. Viêm phế quản có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi giới tính, nhất là những người có sức đề kháng kém.
Trong khi đó, hen suyễn là bệnh mạn tính và người mắc bệnh sẽ phải sống cả đời với bệnh này. Bệnh cũng tái đi tái lại với các triệu chứng như: Ho, khó thở, khò khè,… Bệnh hen suyễn dễ gặp ở trẻ em nhất, phổ biến ở những người có tiền sử dị ứng với các bệnh viêm da dị ứng, chàm, viêm mũi dị ứng hay di truyền từ người thân.
Vừa rồi là những giải đáp về bệnh hen suyễn và những điều cần kiêng ăn cũng như cần lưu ý khi bị hen suyễn. Mong rằng với những thông tin mà Pgdphurieng.edu.vn đã cung cấp sẽ giúp cho những ai đang mắc phải chứng bệnh hen suyễn có thể chăm sóc cho bản thân tốt hơn và khỏe mạnh hơn.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Pgdphurieng.edu.vn