Bạn đang xem bài viết Bệnh giảm tiểu cầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giảm tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu trong máu thấp. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị nhé!
Giảm tiểu cầu là gì?
Tiểu cầu là một trong những loại tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và có chức năng chính giúp đông cầm máu khi cơ thể có vết thương, ngăn cản sự chảy máu. Tiểu cầu có đời sống ngắn chỉ 1 tuần so với hồng cầu là 120 ngày. Số lượng tiểu cầu trong máu bình thường vào khoảng 140.000-440.000/mm3.
Giảm tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu trong máu thấp (dưới 140.000) do nhiều nguyên nhân vd hóa chất, thuốc độc tế bào,tia xạ , bệnh lý cường lách, miễn dịch, di truyền. Khi lượng tiểu cầu trong máu giảm sẽ gây xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết niêm mạc. Hiện bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Bệnh có hai dạng cấp tính và mãn tính (90% bệnh cấp tính gặp ở trẻ em và thanh niên; còn 90% dạng mãn tính xảy ra ở người lớn tuổi).
Bệnh giảm tiểu cầu khiến lượng tiểu cầu trong máu thấp
Nguyên nhân của bệnh giảm tiểu cầu
Tiểu cầu bị mắc kẹt
Lá lách là một cơ quan nhỏ có kích thước bằng nắm tay nằm ngay bên dưới khung xương sườn ở bên trái của bụng. Thông thường, lá lách hoạt động để chống nhiễm trùng và lọc các chất không mong muốn ra khỏi máu.
Lá lách to chứa quá nhiều tiểu cầu do đó làm giảm số lượng tiểu cầu trong tuần hoàn.
Giảm sản xuất tiểu cầu
Tiểu cầu được sản xuất trong tủy xương. Các yếu tố có thể làm giảm sản xuất tiểu cầu bao gồm:
- Bệnh bạch cầu, suy tủy và các bệnh ung thư khác.
- Một số loại thiếu máu.
- Nhiễm virus, chẳng hạn như viêm gan C hoặc HIV.
- Thuốc hóa trị và xạ trị.
- Uống nhiều rượu.
Ung thư có thể làm giảm số lượng tiểu cầu
Tăng phân hủy tiểu cầu
Một số tình trạng có thể khiến cơ thể sử dụng hết hoặc phá hủy tiểu cầu nhanh hơn so với sản xuất, do đó dẫn đến tình trạng thiếu tiểu cầu như:
Thai kỳ: giảm tiểu cầu do mang thai thường nhẹ và cải thiện ngay sau khi sinh con.
Giảm tiểu cầu miễn dịch: hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm và phá hủy tiểu cầu xảy ra khi mắc các bệnh tự miễn dịch, chẳng hạn như lupus và viêm khớp dạng thấp.
Vi khuẩn trong máu: nhiễm khuẩn nghiêm trọng liên quan đến máu (nhiễm khuẩn huyết) có thể phá hủy tiểu cầu.
Xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối: đây là một tình trạng hiếm gặp xảy ra khi các cục máu đông nhỏ đột ngột hình thành khắp cơ thể, vì vậy sử dụng hết số lượng lớn tiểu cầu.
Hội chứng urê huyết tán huyết: chứng rối loạn hiếm gặp này khiến lượng tiểu cầu giảm mạnh, phá hủy các tế bào hồng cầu và làm suy giảm chức năng thận.
Thuốc: một số loại thuốc có thể làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu như heparin, quinine, kháng sinh có chứa sulfa và thuốc chống co giật. Không những thế thuốc có thể làm rối loạn hệ thống miễn dịch và phá hủy tiểu cầu.
Dấu hiệu của bệnh giảm tiểu cầu
Các dấu hiệu và triệu chứng giảm tiểu cầu có thể bao gồm:
- Xuất huyết dưới da: hay gặp nhất và thường xuất hiện tự nhiên, nhiều hình thái (dạng chấm, mảng, nốt), màu săc thay đổi theo thời gian: đỏ, tím, xanh, vàng.
- Xuất huyết nội tạng: đau đầu, buồn nôn, liệt (xuất huyết não), ói ra máu, có máu trong phân và nước tiểu, kinh nguyệt ra nhiều.
- Xuất huyết niêm mạc: nướu chảy máu, có thể nhận thấy trên bàn chải đánh răng và nướu có thể sưng lên.
- Nôn ra máu: là dấu hiệu chảy máu ở đường tiêu hóa trên.
- Mệt mỏi.
- Lá lách to.
Biến chứng nguy hiểm của giảm tiểu cầu
Giảm tiểu cầu dưới 20.000 có thể gây bầm tím, xuất huyết hoặc không thể cầm máu khi có vết thương.
Mặc dù hiếm gặp, giảm tiểu cầu nghiêm trọng (
Cách chẩn đoán bệnh
Bác sĩ sẽ kiểm tra các vết bầm tím, phát ban và các triệu chứng giảm tiểu cầu khác. Sau đó sẽ hỏi về tiền sử bệnh, bao gồm bất kỳ loại thuốc nào bệnh nhân dùng.
Bác sĩ có thể làm các xét nghiệm bao gồm:
- Công thức máu toàn bộ (CBC): Để kiểm tra mức tiểu cầu cũng như mức bạch cầu và hồng cầu.
- Phết máu ngoại vi: Kiểm tra tiểu cầu dưới kính hiển vi.
- Xét nghiệm cục máu đông: là đo thời gian máu đông lại. Các xét nghiệm này bao gồm xét nghiệm thời gian thromboplastin từng phần (PTT) và xét nghiệm thời gian prothrombin (PT) .
- Sinh thiết tủy xương: Nếu xét nghiệm máu cho thấy số lượng tiểu cầu thấp, thì bác sĩ có thể chỉ định làm sinh thiết tủy xương.
- Ngoài ra có thể làm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân: xét nghiệm kháng nguyên viêm gan siêu vi, HIV, xét nghiệm miễn dịch, siêu âm bụng khảo sát lách.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu bạn cần đến gặp bác sĩ
Nên thăm khám bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu của suy giảm tiểu cầu chẳng hạn như chảy máu không ngừng, đi tiểu hoặc đi ngoài ra máu, nôn ra máu,…
Đến các trung tâm y tế gần nhất ngay lập tức nếu tình trạng chảy máu không thể kiểm soát được bằng các kỹ thuật sơ cứu thông thường, chẳng hạn như ấn mạnh vào khu vực đó.
Nên đi khám khi chảy máu không ngừng
Các bệnh viện uy tín
Nếu gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến một số bệnh viện uy tín sau:
- Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Y Dược TP.HCM Hồ Chí Minh, bệnh viện Bình Dân,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Hữu Nghị,…
Các phương pháp điều trị bệnh giảm tiểu cầu
Steroid
Corticosteroid giúp ngăn ngừa chảy máu bằng cách giảm tốc độ phá hủy tiểu cầu, và có thể làm tăng lượng tiểu cầu trong vòng 2 – 3 tuần.
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc steroid gây một số tác dụng phụ như tăng cân, các vấn đề về giấc ngủ và thay đổi tâm trạng, kích ứng dạ dày, tăng đường huyết, nổi mụn.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và tuân thủ liệu trình điều trị.
Truyền máu
Nếu lượng tiểu cầu rất thấp, thì bác sĩ có thể chỉ định truyền máu để tạm thời tăng mức tiểu cầu của bệnh nhân. Truyền máu có thể tăng mức độ tiểu cầu trong khoảng ba ngày.
Phẫu thuật cắt lách
Bác sĩ thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra lá lách có đang giữ một số lượng lớn tiểu cầu hay không. Nếu có thì sẽ thực hiện phẫu thuật cắt lách. Những người đã cắt lách có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, nên được chủng ngừa để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Phẫu thuật cắt lách để điều trị giảm tiểu cầu
Biện pháp phòng ngừa
Các lưu ý cho bệnh nhân giảm tiểu cầu
- Hạn chế dùng dụng cụ có các đầu, bề mặt sắc nhọn, cụ thể như dao, kéo, tua vít…Tốt hơn hết cần dùng găng tay khi có ý định sử dụng chúng nhằm hạn chế tất cả rủi ro gây thương tích cho bản thân.
- Tránh dùng cả những vật dụng có bề mặt sắc cạnh, sản phẩm nội thất cồng kềnh, ngay cả khi sàn nhà trơn cũng góp phần làm nên các nguy cơ cho các va chạm của chúng ta và dễ dẫn đến bầm tím cơ thể.
Biện pháp phòng ngừa
- Tăng cường rèn luyện thể dục, nâng cao khả năng chống bệnh.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại: Thuốc xịt côn trùng, thạch tín hay benzen.
- Tránh tiếp xúc với những thức uống có cồn như bia, rượu.
- Ăn thức ăn lành mạnh như trái cây, rau, các sản phẩm sữa ít béo, đậu, thịt nạc và cá giúp có nhiều năng lượng khiến chữa trị lành bệnh nhanh hơn. Tránh ăn các đồ ăn đông lạnh, giảm ăn các loại như lúa mì trắng, gạo trắng và các thực phẩm đã qua tinh chế.
- Nhiều bệnh do virus như quai bị, sởi, rubella và thủy đậu có thể ảnh hưởng đến số lượng tiểu cầu. Tiêm ngừa các bệnh này là cách bảo vệ sức khỏe và tránh bị giảm tiểu cầu.
- 8 triệu chứng bệnh bạch cầu giúp bạn kịp thời phát hiện ra bệnh
- Thiếu máu
- Thiếu máu do thiếu sắt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa, các biến chứng
Hy vọng rằng thông qua bài viết có thể giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh tiểu cầu. Hãy cùng chia sẻ các thông tin hữu ích này tới bạn bè và người thân nhé!
Nguồn: Mayo Clinic, Cleveland Clinic, Healthline.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh giảm tiểu cầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.