Bạn đang xem bài viết Bệnh gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan. Hầu hết người bệnh không có triệu chứng, tuy nhiên nó có thể dẫn đến tổn thương gan. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về bệnh lý này nhé!
Gan nhiễm mỡ là gì?
Bệnh gan nhiễm mỡ (thoái hóa mỡ gan) là tình trạng có quá nhiều chất béo tích tụ trong gan.
Ở người khỏe mạnh, gan có chứa một lượng nhỏ chất béo. Nhưng khi lượng chất béo đạt từ 5% đến 10% trọng lượng gan, nó sẽ trở thành bệnh lý.
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh gan nhiễm mỡ không gây ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào và cũng không ngăn cản hoạt động bình thường của gan. Nhưng khoảng 7% đến 30% người mắc gan nhiễm mỡ sẽ dẫn đến tiến triển xấu.
Bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn: gan nhiễm mỡ, viêm gan nhiễm mỡ, xơ hóa gan, xơ gan.
Có 2 dạng chính của gan nhiễm mỡ:
- Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu
- Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng có quá nhiều chất béo tích tụ trong gan
Triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, triệu chứng chỉ xuất hiện khi bệnh tiến triển thành xơ gan. Chỉ có một số ít trường hợp biểu hiện triệu chứng, bao gồm:
- Đau bụng hoặc đầy bụng ở phía trên bên phải của bụng (vùng gan).
- Buồn nôn, chán ăn hoặc sụt cân.
- Vàng da (Da và lòng trắng của mắt có màu vàng).
- Sưng bụng và chân (phù nề).
- Mệt mỏi.
- Rối loạn tâm thần.
- Ngực to hơn bình thường ở nam giới do rối loạn nội tiết.
- Lòng bàn tay đỏ.
- Ốm yếu.
Một số dấu hiệu của gan nhiễm mỡ
Nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ
Béo phì
Trong cơ thể người béo phì có nhiều chất béo. Các chất béo trong cơ thể vào gan sẽ tạo thành triglyceride, phospholipid, cholesterol ester. Sau đó gan sẽ tổng hợp tạo lipoprotein từ các chất này và đưa vào máu để vận chuyển đến các tổ chức, tế bào khắp cơ thể.
Nếu lượng chất béo quá dư thừa, lipoprotein không kịp vận chuyển và thoái hóa, các chất béo sẽ tích tụ lại ở gan và hình thành gan nhiễm mỡ.
Chất béo dư thừa sẽ tích tụ trong tế bào gan hình thành gan nhiễm mỡ
Nghiện đồ uống có cồn
Rượu bia khi vào cơ thể 90% được chuyển hóa trong gan. Như vậy gan phải tiếp nhận chuyển hóa một tỷ lệ rất lớn bia rượu nếu chúng ta thường xuyên sử dụng trong một thời gian dài, dễ dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ do rượu khá phổ biến, là 1 trong 2 dạng chính của gan nhiễm mỡ.
90% rượu bia uống vào được chuyển hóa trong gan
Tiểu đường
Tỷ lệ người mắc đồng thời bệnh tiểu đường tuýp 2 và gan nhiễm mỡ lên đến 46%. Nguyên nhân là do cơ thể không sử dụng được glucose và acid béo, chúng sẽ chuyển hóa thành chất béo trong gan.
Cơ thể người bệnh tiểu đường không sử dụng được glucose và acid béo, chúng sẽ chuyển hóa thành chất béo trong gan
Suy dinh dưỡng
Người thiếu hụt dinh dưỡng không tổng hợp được lipoprotein (có vai trò vận chuyển chất béo của gan), khiến triglyceride tích tụ trong gan dẫn đến mỡ thừa trong gan.
Người thiếu hụt dinh dưỡng không tổng hợp được lipoprotein
Viêm gan mãn tính do Virus
Gan nhiễm mỡ có thể là tự phát hoặc kèm theo nhiễm virus viêm gan C. Theo số liệu của các nhà nghiên cứu, khoảng 50% người mắc bệnh viêm gan C cũng mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ có thể là tự phát hoặc kèm theo nhiễm virus viêm gan C
Yếu tố di truyền
Một số tình trạng di truyền hiếm gặp, như bệnh Wilson hoặc thiếu betalipoprotein huyết có thể là nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Di truyền là một trong những nguyên nhân của gan nhiễm mỡ
Tác dụng phụ của một số thuốc dùng điều trị bệnh khác
Một số thuốc như Amiodarone, Diltiazem, Tamoxifen hoặc thuốc nhóm steroid có khả năng gây ra gan nhiễm mỡ.
Một số thuốc có thể dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ
Cao huyết áp
Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng có mối liên hệ giữa tăng huyết áp và bệnh gan nhiễm mỡ. [1], [2] Bệnh gan nhiễm mỡ kèm theo tăng huyết áp có xu hướng xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh gan cấp tính.
Có mối liên hệ giữa tăng huyết áp và bệnh gan nhiễm mỡ
Tăng lipid máu
Rối loạn lipid máu lâu dài có thể làm tăng biểu hiện và hoạt động của một số protein, ảnh hưởng xấu đến quá trình tổng hợp lipid và lipoprotein ở gan. Dẫn đến tăng triglyceride, lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL) và giảm mức lipoprotein tỷ trọng cao (HDL).
Rối loạn lipid máu lâu dài có thể gây ra gan nhiễm mỡ
Biến chứng của bệnh
Biến chứng chính của gan nhiễm mỡ là xơ gan, là tình trạng mô gan bị thay thế bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan.
Xơ gan xảy ra khi gan cố gắng ngăn chặn tình trạng viêm, nó sẽ tạo ra những vùng sẹo (xơ hóa). Nếu viêm tiếp diễn, xơ hóa lan rộng để chiếm ngày càng nhiều mô gan.
Nếu không khắc phục, xơ gan có thể dẫn đến:
- Cổ trướng (chất lỏng tích tụ trong bụng gây chướng bụng).
- Giãn tĩnh mạch thực quản (tĩnh mạch trong thực quản bị sưng).
- Bệnh não gan (Lú lẫn, buồn ngủ, nói lắp).
- Ung thư gan.
- Suy gan.
Biến chứng chính của gan nhiễm mỡ là xơ gan
Các chẩn đoán phát hiện bệnh gan nhiễm mỡ
Vì bệnh gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng nên bệnh chỉ được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khám bệnh lý khác.
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi về tiền sử sử dụng rượu, các loại thuốc bệnh nhân dùng, chế độ ăn uống, tập thể dục và bệnh mắc kèm.
Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng như sụt cân và vàng da.
Xét nghiệm máu cho thấy nồng độ men gan tăng cao là dấu hiệu của gan bị tổn thương.
Để chẩn đoán xác nhận, bác sĩ có thể yêu cầu thêm một số kỹ thuật:
- Siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan).
- Sinh thiết gan để xác định mức độ tiến triển của bệnh gan.
- FibroScan, một loại siêu âm chuyên dụng đôi khi được sử dụng thay cho sinh thiết gan để tìm ra lượng mô mỡ và mô sẹo trong gan.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ
Gan nhiễm mỡ thường không biểu hiện triệu chứng. Vì vậy, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ để biết mình có mắc bệnh không.
Khi bệnh đã tiến triển nặng và biểu hiện thành triệu chứng, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị. Các dấu hiệu bao gồm:
- Đau bụng hoặc đầy bụng ở phía trên bên phải của bụng.
- Buồn nôn, chán ăn hoặc sụt cân.
- Da và lòng trắng mắt hơi vàng.
- Phù nề.
- Mệt mỏi.
Nơi khám chữa bệnh uy tín
- Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
- Hà Nội: Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Gan mật – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Khoa Gan mật – Bệnh viện Việt Đức,…
Cách điều trị gan nhiễm mỡ
Để điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả, trước tiên cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó tìm kiếm các phương pháp điều trị phù hợp.
- Giảm cân: Với những bệnh nhân gan nhiễm mỡ do béo phì thì giảm cân là cách điều trị tốt nhất. Việc giảm cân cần thực hiện một cách khoa học, tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị của các bác sĩ chuyên môn. Tránh việc giảm cân bằng đột ngột hoặc dùng thuốc giảm cân tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
- Cai rượu: Rượu cũng chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ do đó cần phải cai rượu ngay, đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh hơn.
- Sử dụng thuốc điều trị gan nhiễm mỡ: Ví dụ nếu mắc gan nhiễm mỡ do mỡ máu cao hay do tiểu đường, bác sĩ sẽ áp dụng một số loại thuốc điều trị hạ lượng cholesterol trong máu, còn với những bệnh nhân gan nhiễm mỡ do tiểu đường sẽ được sử dụng thuốc nhóm thiazolidinedione… để ngăn cản sự phát triển của gan nhiễm mỡ.
Vitamin E cũng được cho là đem lại lợi ích cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.[3]
Với những bệnh nhân gan nhiễm mỡ do béo phì thì giảm cân là cách điều trị tốt nhất
Cách phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ
Để ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ và các biến chứng của nó, điều quan trọng là phải xây dựng 1 lối sống lành mạnh. Cụ thể là:
- Hạn chế hoặc không uống rượu bia.
- Quản lý cân nặng.
- Cắt giảm tối đa chất béo bão hòa (trong mỡ động vật, thịt, bơ, sữa, phô mai, dầu dừa,…), chất béo chuyển hóa (thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh) và carbohydrate tinh chế (bánh mì trắng, gạo trắng, nước ngọt, bánh ngọt, đồ ăn vặt,…) trong chế độ ăn.
- Kiểm soát lượng đường trong máu, mức triglyceride và mức cholesterol.
- Tuân thủ điều trị nếu đang mắc bệnh tiểu đường.
- Mỗi ngày tập thể dục ít nhất 30 phút.
Chế độ ăn lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa gan nhiễm mỡ
- Xơ gan
- Viêm gan A
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ cho người thân, bạn bè ngay nhé!
Nguồn tham khảo: Clevelandclinic.org, Webmd, Healthline, Pathogenesis and Prevention of Hepatic Steatosis
Nguồn tham khảo
-
Hypertension is prevalent in non-alcoholic fatty liver disease and increases all-cause and cardiovascular mortality
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9393330/
-
Association between hypertension and nonalcoholic fatty liver disease: a cross-sectional and meta-analysis study
https://www.nature.com/articles/s41371-022-00686-w
-
What to know about vitamin E for fatty liver
https://www.medicalnewstoday.com/articles/vitamin-e-for-fatty-liver
Thạc sĩ Ân Thái Hoàng Anh
Bệnh viện Đa khoa Triều An
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.