Bạn đang xem bài viết Bệnh cảm cúm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cảm cúm là bệnh rất hay gặp ở mọi lứa tuổi gây mệt mỏi và khó chịu cho người bệnh. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh cảm cúm nhé!
Bệnh cảm cúm là gì?
Cảm cúm hay còn gọi tắt là một bệnh đường hô hấp thông thường do vi-rút cúm gây ra. Các triệu chứng của cúm bao gồm: sốt, đau nhức đầu và cơ thể, ho và nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
Bệnh thường kéo dài 7- 10 ngày, có khả năng lây lan nhanh và có thể bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ, bệnh có thể chuyển biến nghiêm trọng và gây ra tử vong do biến chứng.
Ngoài ra, hiện nay ngoài cúm theo mùa còn có những virus cúm nguy hiểm như: H5N1, H1N1, H7N9,.. Đã có thống kê rằng vào năm 2009, dịch cúm A/H1N1 tại nhiều nước đã làm hàng trăm người tử vong. Mùa dịch cúm thường là vào mùa thu và mùa đông.
Cảm cúm là bệnh do virus gây ra
Nguyên nhân
Thời tiết: thời điểm giao mùa là lúc hệ miễn dịch suy yếu và dễ mắc bệnh. Đặc biệt lúc giao mùa thu – đông, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh.
Lây virus từ người khác: siêu vi cúm có trong nước mũi, nước bọt người bệnh lây truyền sang người lành qua các hạt nước nhỏ li ti là nguồn lây nhiễm chủ yếu.
Hệ miễn dịch: những người có hệ miễn dịch kém như người già, trẻ em, người mắc bệnh mạn tính hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch cũng rất dễ bị cảm cúm.
Triệu chứng của bệnh cảm cúm
Đa số các trường hợp mắc cảm cúm đều có các triệu chứng sau:
- Sốt: có thể gặp sốt cao từ 39.5 độ C, sốt liên tục.
- Đau đầu: đây là triệu chứng hay gặp trong bệnh cảm cúm, thường đau ở vùng thái dương và đỉnh đầu.
- Đau mắt: xuất hiện đau nhức, cay khóe mắt hai bên.
- Rét run: cùng với sốt, người bệnh có thể gặp ớn lạnh, rét run, sợ gió.
- Vã mồ hôi, khát nước: khi sốt giảm.
- Ho: thường là ho khan hoặc có đờm trắng kèm theo khàn tiếng.
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi: có thể nghẹt mũi, khụt khịt ở 1 hoặc cả 2 bên hoặc chảy nước mũi màu trong suốt.
- Đau nhức cơ bắp: đau nhức toàn thân khiến người bệnh mệt mỏi, không muốn di chuyển.
- Rối loạn tiêu hóa: một số ít người bệnh có thể gặp biểu hiện đắng miệng, chán ăn, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
Sốt là triệu chứng thường gặp của bệnh cảm cúm
Bệnh cúm lây lan như thế nào
Cúm hay cảm cúm lây truyền qua đường hô hấp nên tốc độ lây truyền từ người bệnh sang người lành tương đối nhanh. Các biện pháp lây truyền thường gặp gồm:
Tiếp xúc ở khoảng cách gần: thường là dưới 2m do các giọt bắn chứa virus sau khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi có thể qua không khí dính vào cơ thể người bệnh.
Tiếp xúc với cơ thể người bệnh: xảy ra khi chạm vào tay, mặt của người bệnh sau đó chạm vào mũi, miệng hay mặt của mình.
Gián tiếp qua các vật dụng: virus có thể tồn tại trên dụng cụ hoặc bề mặt như điện thoại, máy tính, mặt bàn sau, tay nắm cửa và có thể gián tiếp lây nhiễm cho người lành.
Biến chứng nguy hiểm
Đa phần người bệnh mắc cảm cúm có thể tự khỏi sau một thời gian mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, một số ít trường hợp cảm cúm có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như khó thở, suy hô hấp cấp và thậm chí tử vong.
Cách chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán cảm cúm, bác sĩ sẽ dựa và các triệu chứng bệnh, thời gian mắc cũng như lịch sử tiếp xúc với nguồn bệnh của bạn. Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm từ dịch tỵ hầu để xác định được loại virus gây bệnh cho bạn.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Một số triệu chứng của cảm cúm cảnh báo nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm như:
- Khó thở: người bệnh có thể thở nông, ngắn và nhịp thở tăng trên 20 nhịp/phút.
- Đau ngực: thường ở chính giữa ngực và tăng lên khi bệnh nhân di chuyển.
- Xanh tím: tình trạng khó thở kéo dài có thể dẫn đến người lạnh, xanh tím ở đầu các ngón tay, ngón chân và môi.
- Mất nước: do vã mồ hôi hoặc tiêu chảy nhiều mà người bệnh có thể thấy khát nước liên tục hoặc khát mà không thể uống nước, da khô và người mệt lả.
- Co giật: đây là dấu hiệu nguy hiểm và thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi khi sốt cao kéo dài.
Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng trên phải nhanh chóng đến bệnh viện để cấp cứu nhằm hạn chế làm nặng thêm bệnh hoặc biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ nhỏ có sốt cao co giật phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức
Nơi khám chữa bệnh cảm cúm
- Tp. Hồ Chí Minh: BV Bệnh Nhiệt đới, BV Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, BV Nhân dân Gia Định, BV Chợ Rẫy, BV Tai Mũi Họng TP HCM.
- Hà Nội: BV Bệnh Nhiệt đới Trung Ương, BV Bạch Mai, BV Nhi Trung Ương, BV Quân Đội 108, BV Tai Mũi Họng Trung Ương.
Các cách điều trị bệnh cảm cúm
Bệnh nhân cần nên liên hệ với bác sĩ để xin ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị tốt khi bị cảm cúm. Dưới đây là một vài phương pháp điều trị thông thường:
- Thuốc giảm đau: paracetamol, hoặc các loại giúp giảm đau nhẹ, hạ sốt, đau họng và nhức đầu, tuy nhiên paracetamol có thể gây tổn thương đến gan.
- Thuốc xịt thông mũi: thường được dùng phổ biến nhưng có thể dẫn đến viêm mạn tính của màng nhầy và có thể gây ra tác dụng phụ.
- Bổ sung nước cho cơ thể thường xuyên để có thể giảm sốt.
Lưu ý: Với trẻ nhỏ, không nên tự ý dùng các loại thuốc như aspirin hay paracetamol khi chưa có ý kiến bác sĩ vì có thể gặp hội chứng Reye gây ra tử vong.
Biện pháp phòng ngừa
Để phòng ngừa bệnh cúm không quá khó và phức tạp. Bạn có thể thực hiện một vài biện pháp sau nhằm giảm thiểu tình trạng lây lan của virus như:
- Giữ vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước và sau ăn.
- Đeo khẩu trang y tế khi ra đường.
- Giữ gìn nhà bếp và phòng tắm sạch sẽ.
- Không nên đi bơi ở những hồ bơi không được sạch sẽ, vệ sinh.
- Tránh gần gũi, tiếp xúc với người bệnh cúm và giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người bệnh.
- Ăn những thực phẩm được nấu sôi, chín kĩ, trái cây có chống oxy hóa giúp tăng đề kháng.
- Tập thể dục thường xuyên giúp tăng đề kháng cho cơ thể.
Đeo khẩu trang giúp phòng ngừa bệnh cảm cúm
- Cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh
- Phân biệt cảm lạnh với cảm cúm
- Phân biệt triệu chứng Covid-19 và cảm cúm, cảm lạnh thông thường
Nhà thuốc An Khang hi vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh cảm cúm. Hãy chia sẻ bài viết đến những người thân và bạn bè của bạn nhé!
Nguồn: Mayo Clinic, Cleveland Clinic, CDC.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh cảm cúm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.