Ăn vạ là cách các bé nhỏ thường sử dụng khi muốn vòi vĩnh phụ huynh một điều gì đó. Học ngay 5 câu nói đơn giản sau để sửa thói xấu đó của bé.
Trong quá trình dạy con, không ít phụ huynh phải đau đầu vì tình trạng ăn vạ cứng đầu khi bé muốn đòi hỏi một điều gì đó. Hôm nay, hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn học ngay 5 câu nói đơn giản sau đây để khắc phục thói quen xấu đó của con nhé!
Các lý do khiến trẻ nổi giận
Để khắc phục tình trạng ăn vạ ở bé, trước tiên bạn cần hiểu rõ vì sao bé lại có thái độ gay gắt như thế mỗi khi muốn vòi vĩnh cha mẹ. Cụ thể hơn, trẻ có thể dễ trở nên nổi giận bởi các lý do sau đây:
- Tính cách: Tùy theo tính cách mềm mỏng, mạnh mẽ hay dễ cáu gắt, nóng giận mà các biểu hiện khi ăn vạ của bé sẽ khác nhau. Cha mẹ nên hiểu rõ các đặc điểm tâm lý ở bé để từ đó tìm ra phương pháp khắc phục thói quen xấu phù hợp.
- Trẻ bị mệt hoặc bị kích động quá mức: Khi trẻ cảm thấy mệt, đói bụng, buồn ngủ hoặc căng thẳng quá mức do bị kích động, trẻ sẽ dễ lăn ra ăn vạ chỉ đơn giản là vì không còn đủ bình tĩnh để diễn tả điều mình mong muốn.
- Các cảm xúc mạnh mẽ: Vì ở độ tuổi còn nhỏ, các cảm xúc mạnh mẽ như xấu hổ, lo lắng, sợ hãi hay tức giận có thể sẽ quá sức chịu đựng đối với bé, khiến con buộc phải giải tỏa bằng cách lăn ra ăn vạ.
Cách giải quyết cơn giận của trẻ
Nhằm giúp hạn chế cơn tức giận mỗi khi muốn vòi vĩnh của trẻ, các cha mẹ có thể áp dụng một số cách giải quyết sau đây:
Không được hoảng hốt, mất bình tĩnh: Trong trường hợp con lăn ra ăn vạ và khóc to khi muốn đòi hỏi một điều gì đó, trước hết cha mẹ cần bình tĩnh, hít thở sâu và nói chuyện với trẻ, hoặc có thể chọn cách giữ im lặng hay tránh mặt trẻ một lúc để con tự hiểu rằng điều mình đòi hỏi là không được phép.
Chỉ con cách gọi tên cảm xúc: Khi bé cảm thấy tức giận vì mệt mỏi hay đói bụng, cha mẹ lúc này cần phải vỗ về, an ủi và giúp con được thư giãn, đồng thời dạy con cách nói chuyện với người khác như thế nào mỗi khi cảm thấy như vậy thay vì trở nên cáu kỉnh.
Chờ đợi cơn giận qua đi: Nếu bé trở nên quá tức giận và bạn không thể nói lý lẽ cho bé, cha mẹ lúc này có thể im lặng ngồi cạnh con để bé cảm thấy yên tâm, thế nhưng hạn chế nhìn vào mắt con hay chạm vô người con khi trẻ đang gào khóc.
Đưa ra yêu cầu: Khi con ăn vạ vì đòi hỏi một điều gì đó vô lý, cha mẹ không được chiều ngay theo ý của con mà có thể đưa ra một yêu cầu gì đó như dọn đồ chơi, dọn phòng và phải tìm cách nói thật nhẹ nhàng để bé thực hiện.
Nhất quán khi xử lý cơn ăn vạ ở trẻ: Khi từ chối đáp ứng sự vòi vĩnh của bé một lần, cha mẹ cần lưu ý không được đáp ứng ở những lần tiếp theo để tránh việc bé quen với sự ăn vạ. Nếu có trường hợp ngoại lệ, cha mẹ cần giải thích rõ để trẻ có thể hiểu.
5 câu nói đơn giản khi trẻ ăn vạ
“Câu hỏi đã được trả lời rồi”
Con: “Mẹ ơi, con mua cái này được không ạ?”
Mẹ: “Không được đâu con yêu ạ.”
Con: “Nhưng con chưa có cái này ở nhà mà mẹ.”
Mẹ: “Câu hỏi đã được trả lời rồi nhé!”
Con: “Sao mẹ không bao giờ mua gì cho con hết vậy?”
Mẹ: “Câu hỏi đã được trả lời rồi.”
Đây là một trong những mẫu câu hiệu quả nhất để dừng cơn ăn vạ lại của bé, đồng thời bạn cũng có thể sử dụng lại khi bé tiếp tục đặt ra các câu hỏi để vòi vĩnh.
“Mẹ đã thảo luận xong vấn đề này”
Con: “Mẹ ơi, tối nay bạn A ngủ lại phòng con có được không mẹ?”
Mẹ: “Không được con ạ, vì bạn ấy đã ngủ lại đây vào tuần trước rồi.”
Con: “Đi mà mẹ! Con muốn bạn ngủ lại!”
Mẹ: “Mẹ đã thảo luận xong vấn đề này rồi, không nói lại nữa nhé!”
Lúc này, bạn có thể nghiêng đầu, cười nhẹ nhàng và khoan thai rời khỏi đó rồi tiếp tục công việc của mình, từ đó giúp bé tự hiểu rằng điều mình yêu cầu là vô lý và không thể đáp ứng.
“Cuộc nói chuyện dừng ở đây”
Con: “Con đạp xe ra ngoài chơi nhé mẹ ơi!”
Mẹ: “Không được đâu con, trời đang mưa mà.”
Con: “Con mặc áo mưa mà mẹ, với lại mưa nhỏ xíu à.”
Mẹ: “Cuộc nói chuyện dừng ở đây nhé!”
Con: “Đi mà mẹ, cho con ra ngoài đi chơi đi!”
Mẹ: “Câu hỏi đã được trả lời rồi nhé!”
Với những mẫu câu như thế này, cha mẹ cần lưu ý phải cứng rắn và điềm tĩnh, đặc biệt không được vì nước mắt của con mà phải nhượng bộ.
“Đừng nói lại chuyện này lần nữa”
Con: “Mẹ ơi, con muốn mua đôi giày cơ!”
Mẹ: “Đôi giày này đắt lắm, với lại con đã có sẵn có một đôi giày ở nhà rồi mà.”
Con: “Nhưng con thích đôi giày này, con không thích đôi ở nhà đâu!”
Mẹ: “Mình sẽ không mua đôi giày này nhé! Đừng nói lại chuyện này nữa.”
Con: “Không, con chỉ cần đôi này thôi!”
Mẹ: “Nếu con tiếp tục như vậy nữa, bữa quà vặt tối nay của con sẽ mất luôn đó nhé!”
Đương nhiên, sau mẫu câu này, con có thể sẽ khóc lóc rất thảm thiết. Thế nhưng, bạn nên nhớ rằng, để con hiểu được vấn đề và bỏ đi thói ăn vạ sẽ phải là một quá trình rất dài, do thế cha mẹ cần kiên nhẫn để giúp con nhận thức được từ từ nhé!
“Quyết định xong rồi. Nếu con còn đòi nữa thì hậu quả sẽ không hay đâu”
Con: “Con muốn xem iPad mẹ ơi!”
Mẹ: “Giờ ăn thì mình sẽ không thể xem iPad được đâu con!”
Con: “Nhưng con sẽ ăn hết cơm mà, con cũng không làm dây bẩn ra iPad đâu!”
Mẹ: “Mẹ đã quyết định xong rồi, nếu con còn hỏi nữa thì hậu quả sẽ không hay đâu đấy nhé!”
Con: “Con hứa mà mẹ, cho con xem đi mà mẹ!”
Mẹ: “Mẹ đã nói là không mình không nói chuyện này nữa mà. Từ giờ đến sáng ngày mai, con không được dùng iPad nữa nhé!”
Khi đối mặt với cơn giận dữ của con, cha mẹ cần bình tĩnh để sử dụng các mẫu câu này và giải thích cho bé hiểu. Đến khi trẻ nhận thức được việc mè nheo này sẽ không thay đổi suy nghĩ của bạn, trẻ sẽ ngừng việc ăn vạ đó lại và dần trưởng thành hơn về mặt suy nghĩ.
Vậy là Pgdphurieng.edu.vn đã chỉ xong cho bạn 5 câu nói đơn giản giúp khắc phục tình trạng ăn vạ phụ huynh ở các bé nhỏ rồi đó! Hy vọng với bài viết trên, bạn sẽ có thể áp dụng thành công và sửa đổi được thói quen xấu này của bé nhé!
Pgdphurieng.edu.vn