Bạn đang xem bài viết Bé bị trào ngược dạ dày nên ăn gì và nên kiêng ăn gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi trẻ bị trào ngược dạ dày, ngoài việc áp dụng biện pháp xử lý đúng cách thì cha mẹ cũng cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Do đó, trẻ bị trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì là băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ. Vấn đề này sẽ được giải đáp qua bài viết sau.
Phân loại bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh – Bác sĩ Nhi khoa – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng có 2 loại trào ngược dạ dày trẻ em là: Trào ngược sinh lý và bệnh lý:
Trào ngược sinh lý
-
Độ tuổi gặp phải là trẻ dưới 6 tháng tuổi.
-
Xảy ra trong thời gian ngắn, tần suất ít, sau ăn và không gây ra triệu chứng gì, trẻ vẫn phát triển tinh thần và thể chất bình thường thì được gọi là trào ngược sinh lý.
Nguyên nhân: Mẹ cho bú sai tư thế, sữa bị trào ngược lên miệng. Ngoài ra còn lúc này hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định, hoạt động cơ thắt thực quản dưới của trẻ đóng mở chưa đều.
Trào ngược bệnh lý
-
Xảy ra đối với trẻ trên 1 tuổi.
-
Xảy ra thường xuyên hơn, kéo dài hơn và có thể gây ra triệu chứng lâm sàng với nhiều mức độ khác nhau.
-
Trẻ vẫn thường ọc sữa sau 1 tuổi hoặc trẻ chậm lên cân, gầy gò, biếng ăn, sợ ăn, hay bị khò khè kéo dài, đáp ứng kém với điều trị, viêm phổi tái phát nhiều lần… thì nhiều khả năng là trào ngược bệnh lý. Khi đó cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân: Chủ yếu do trẻ mắc dị tật bẩm sinh như thoát vị cơ hoành, sa dạ dày làm cho cơ thắt thực quản dưới của trẻ yếu, bại não, nhiễm trùng toàn thân, hở van tâm vị bẩm sinh…
Dấu hiệu và tác hại của bệnh trào ngược dạ dày với trẻ
Các dấu hiệu hay gặp khi trẻ bị trào ngược dạ dày
-
Trẻ ói hoặc nôn sữa ra nhiều, chủ yếu qua đường miệng hoặc cả mũi.
-
Khó chịu, quấy khóc bất thường khi ăn hoặc ngay sau khi ăn
-
Chậm tăng cân
-
Với những trẻ lớn hơn, có thể ợ nóng khó chịu.
-
Ho lớn, thở khò khè, có khi thở tím tái.
Tác hại của bệnh trào ngược dạ dày với trẻ
Barrett thực quản: Đây là một tình trạng tiền ung thư trong đó lớp niêm mạc thực quản thay đổi, gần giống với lớp lót ruột hơn. Thực quản Barrett có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Về hô hấp: Axit dạ dày trào ngược lên đường hô hấp trên sẽ gây ra tình trạng viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… Các triệu chứng thường là ho mãn tính, khò khè, khàn giọng….
Hẹp thực quản: Khi dịch dạ dày tràn lên thực quản nhiều, liên tục sẽ gây phù nề, tổn thương niêm mạc thực quản, kéo dài dẫn đến loét, hẹp thực quản. Tình trạng này khiến cho người bệnh đau và khó khăn khi nuốt, nuốt đau, tức ngực khi ăn gây nôn ói… làm trẻ biếng ăn, lâu ngày sẽ bị suy dinh dưỡng.
Các thực phẩm bé nên ăn khi bị trào ngược dạ dày
Vấn đề ăn uống có tác động trực tiếp tình trạng bệnh. Vì thế, cha mẹ cần chú ý bổ sung các thực phẩm sau đây:
Rau xanh
Rau quả tự nhiên thường có ít chất béo, đường nên chúng có khả năng giúp giảm axit có trong dạ dày. Các loại rau xanh giàu vitamin, chất xơ tốt cho dạ dày mà bạn có thể chọn như là đậu xanh, súp lơ, rau bí, bắp cải,…
Các loại đậu đỗ
Theo các chuyên gia, người bị trào ngược dạ dày thực quản nên thêm các loại đậu: Đậu đen, đậu tương, đậu xanh…vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Bởi loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, khoáng chất, amino acid và vitamin với tác dụng cải thiện sức khỏe đường ruột và ổn định các hoạt động của dạ dày.
Thịt nạc
Nhất là thịt nạc của thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…đều chứa ít chất béo giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Bạn có thể chế biến các thực phẩm này thành món nướng, luộc hoặc chiên
Lưu ý
Nên loại bỏ mỡ và da khi chế biến thức ăn để món ăn mang lại hiệu quả chữa trào ngược dạ dày ở trẻ tốt nhất nha.
Trái cây
Hàm lượng vitamin, chất xơ trong trái cây tươi có thể trung hòa lượng dự acid trong dạ dày, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, cần thiết cho cơ thể, đồng thời vừa cải thiện được tình trạng ợ chua và ợ nóng.
Lưu ý
Tránh cho bé dùng các loại trái cây có vị quá chua như chanh, quất, dâu tây…
Yến mạch
Yến mạch được xem như một loại thực phẩm đa năng, nó không chỉ được sử dụng để làm đẹp mà còn rất tốt người bị bệnh tim mạch và những bệnh nhân bị chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Dùng yến mạch vào buổi sáng vừa cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào lại vừa giúp hấp thụ tốt lượng acid dư thừa sau một đêm ngủ dài do có chứa nhiều chất xơ tự nhiên. Bạn có thể chế biến thành các món cháo yến mạch để bé dễ ăn và tốt cho hệ tiêu hóa hơn nhé.
Sữa
Sữa là thực phẩm cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể và dễ tiêu hóa. Đặc biệt, sữa còn giúp trung hòa lượng axit dịch vị trong dạ dày.
Lưu ý
Không nên uống sữa quá nóng hoặc là quá lạnh.
Ngoài ra bánh mì, gừng, nghệ, sữa chua,… là những thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày sẽ cải thiện tốt quá trình điều trị cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản.
Tham khảo: Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì? Kiêng ăn gì?
Các thực phẩm bé không nên ăn khi bị trào ngược dạ dày
Trẻ bị trào ngược dạ dày nên kiêng các thực phẩm sau đây để tránh làm tình trạng bệnh nặng thêm:
-
Hạn chế ăn những loại hoa quả chua, dưa muối, cà muối…vì nó làm acid trong dạ dày nhiều hơn dễ gây viêm loét dạ dày và làm tình trạng trào ngược nặng hơn.
-
Giảm lượng muối và đường trong khẩu phần ăn của bé. Vì muối và đường sẽ càng làm tăng lượng dịch vị axit trong dạ dày, dẫn đến triệu chứng của trào ngược dạ dày càng nghiêm trọng hơn.
-
Hạn chế cho bé dùng các đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn,… Bởi vì chúng chứa nhiều chất béo no sẽ khiến cho dạ dày khó tiêu đồng thời làm tăng áp lực lên dạ dày, khiến cho dạ dày bị trướng nên thời gian tiêu hóa chậm hơn.
-
Không cho trẻ uống đồ uống chứa cồn, đồ uống có gas, bởi vì những chất độc hại này không chỉ làm giảm việc tiết chất nhầy để bảo vệ niêm mạc của dạ dày mà còn làm tăng lượng acid trong trong dạ dày khiến cho triệu chứng trào ngược trầm trọng hơn.
Các biện pháp phòng ngừa chứng trào ngược dạ dày ở trẻ
Để phòng ngừa tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:
-
Cho trẻ ăn trước khi đi ngủ khoảng 3 tiếng để thức ăn có đủ thời gian tiêu hóa.
-
Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ít và cho bé ăn thường xuyên. Thời gian tối thiểu giữa hai lần là 2 giờ, tối đa là 4-5 giờ.
-
Nên để trẻ bú đúng tư thế, tránh nằm bú để đảm bảo đúng chiều thức ăn đi xuống dạ dày của trẻ, tránh gây sặc cho trẻ.
-
Không ăn nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ. Bởi vì loại đồ ăn này chứa nhiều chất kích thích niêm mạc dạ dày tạo áp lực đẩy axit lên trên.
-
Khi cho bé bú nên để đầu của bé cao hơn so với chân, vỗ lưng cho bé ợ hơi sau đó mới đặt bé nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao để tránh trường hợp bé bị nôn trớ.
Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh về đề kháng, ngoài những bệnh về hô hấp, đường ruột ba me cần phải biết thêm về những vấn đề như trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì? để có thể chăm sóc bé kịp thời, giúp bé nhanh khỏi bệnh.
Tham khảo thêm: Tổng hợp cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả
Như vậy, trẻ bị trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì đã được Pgdphurieng.edu.vn giải đáp trên đây. Để trẻ phát triển khỏe mạnh, cha mẹ cần trang bị kiến thức về bệnh trào ngược dạ dày để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh cho con kịp thời.
Nguồn: Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc, Vinmec.com
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bé bị trào ngược dạ dày nên ăn gì và nên kiêng ăn gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.