Bạn đang xem bài viết Bao nhiêu lâu nên khởi động lại máy tính tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Rất nhiều người thắc mắc rằng sau bao lâu nên khởi động lại máy tính để chúng hoạt động mượt mà hơn, hiệu quả hơn và không gặp phải một số lỗi ngoài ý muốn trên hệ điều hành.
1. Phương thức hoạt động của máy tính
Máy tính, laptop là các thiết bị điện tử công nghệ cao và chúng phục vụ cho rất nhiều công việc thông qua việc tính toán các số liệu, dữ liệu mã nhị phân. Việc hoạt động liên tục khiến cho các dữ liệu gặp phải nhiều vấn đề và thường gây ra hiện tượng nghẽn dữ liệu, tràn dữ liệu và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng. Thông thường, các linh kiện trên máy tính đều được trang bị một “bộ nhớ” nhất định, bộ nhớ sẽ đảm nhiệm việc lưu trữ dữ liệu nhằm phục vụ cho các công việc tiếp theo của máy tính. Thế nhưng, khi bộ nhớ được sử dụng trong một thời gian dài thì chúng không có khả năng làm sạch, hoặc có thì cũng chỉ ở một mức độ nào đó và những dữ liệu còn sót lại thì chúng sẽ chiếm một lượng lớn dung lượng trên bộ nhớ. Lúc này, bộ nhớ sẽ không đủ để lưu trữ, gây ra một loạt các hiện tượng như tràn dung lượng, nghẽn, quá tải,…
Thói quen của mọi người là sau khi sử dụng máy tính xong họ sẽ tắt máy và đây là một việc làm hết sức phổ biến. Việc tắt máy sau khi sử dụng không sai, chúng hoàn toàn đúng và nhận được khuyến nghị trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người chỉ để máy vào chế độ ngủ khi không sử dụng và việc sử dụng chế độ ngủ khiến bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề về hiệu năng. Cụ thể, chế độ ngủ sẽ không tắt, không khởi động lại máy tính mà chúng tiếp tục sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong lần cuối cùng bạn sử dụng để tiếp tục.
Việc tắt máy và khởi động máy tưởng chừng như giống nhau nhưng chúng có phần khác nhau.
- Tắt máy: Hệ thống sẽ đóng toàn bộ các chương trình, tệp bạn đang mở nhưng không tắt nhân Windows (lõi của hệ điều hành). Việc không tắt nhân của hệ điều hành sẽ giúp phần mềm, phần cứng hoạt động cùng một lúc (mục tiêu hỗ trợ cho Fast Startup).
- Khởi động lại: Hệ thống sẽ đóng toàn bộ mọi thứ, bao gồm cả nhân Windows (lõi của hệ điều hành) và khởi động chúng lại từ đầu.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc khởi động lại là cách triệt để nhất để kích hoạt lại một hệ điều hành, chúng sẽ khởi động cả nhân Windows. Vậy nên, việc khởi động lại hệ điều hành hết sức quan trọng trong quá trình sử dụng máy tính.
2. Bao nhiêu lâu nên khởi động lại máy tính
Hiện tại, các nhà cung cấp hệ điều hành chưa chia sẻ về vấn đề bao lâu nên khởi động lại máy tính để có hiệu quả cao nhất nhưng có một số nguồn nghiên cứu đã có kết quả. Cụ thể, các chuyên gia Công nghệ thông tin khuyến khích như sau:
“Người sử dụng nên khởi động lại máy tính của mình ít nhất một lần sau 2-3 ngày sử dụng để Windows dọn dẹp toàn bộ các tệp đang mở, loại bỏ các tệp tạm thời và tự động cập nhật. Điều này sẽ đảm bảo rằng tất cả các tệp, nội dung sẽ được xóa khỏi bộ nhớ cache của PC và không bị treo, gây ảnh hưởng đến bảo mật và quyền riêng tư”.
Như vậy, sau 2-3 ngày sử dụng máy tính, cho dù bạn tắt máy hay để máy tính ở chế độ ngủ thì bạn cũng nên khởi động máy tính lại một lần để đem lại hiệu suất làm việc cao nhất. Việc khởi động lại máy tính không ảnh hưởng đến phần cứng, hệ điều hành nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm áp dụng.
Với những chia sẻ hữu ích liên quan đến việc khởi động lại máy tính này, hẳn bạn đã biết cách sử dụng máy tính và các chức năng tắt máy tính hiệu quả. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bao nhiêu lâu nên khởi động lại máy tính tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/bao-nhieu-lau-nen-khoi-dong-lai-may-tinh/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: