Báo cáo kết quả khắc phục hạn chế, khuyết điểm Chi ủy, Chi bộ là biểu mẫu được lập ra nhằm báo cáo phản ánh kết quả đã đạt được khi thực hiện những công việc được giao trong năm vừa qua cũng như những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những nhược điểm đó trong năm tiếp theo.
Nội dung chính của bản báo cáo kết quả khắc phục hạn chế, khuyết điểm Chi ủy, Chi bộ bao gồm:
- Ưu điểm, kết quả đạt được;
- Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân;
- Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước;
- Đề nghị xếp loại mức chất lượng.
Báo cáo kết quả khắc phục hạn chế, khuyết điểm Chi bộ
ĐẢNG ỦY XÃ …………. CHI BỘ ………….. |
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
…….., ngày …tháng … năm 20… |
BÁO CÁO
Kết quả khắc phục sửa chữa hạn chế, khuyết điểm qua kiểm điểm
theo tinh thần nghị quyết TW 4 (khoá XI) của đảng
Thực hiện Công văn số…… ngày … tháng … năm 20…. của Ủy ban kiểm tra huyện ủy ……………….. “v/v báo cáo xây dựng kế hoạch và kết quả khắc phục hạn chế, khuyết điểm qua kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI”; Công văn số ….– CV/HU ngày………….. của huyện ủy ……………….. “v/v báo cáo kết quả khắc phục hạn chế, khuyết điểm qua kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI”.
Thực hiện Công văn số…………. ngày ………. của Đảng ủy xã………. “v/v chỉ đạo tập thể chi ủy, chi bộ, cá nhân đảng viên báo cáo kết quả khắc phục sửa chữa hạn chế, khuyết điểm sau khi kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI”.
Chi bộ……………….. báo cáo kết quả khắc phục hạn chế, khuyết điểm qua kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI với các nội dung sau:
I. Kết quả khắc phục, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm qua kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI.
1. Vấn đề thứ nhất: Về đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.
Trong năm học 20…………………… có ….cán bộ giáo viên và ….học sinh. Chi bộ có tổng số …. Đảng viên, trong đó nữ …, dân tộc …. Trong những năm vừa qua, Chi bộ đã lãnh đạo phong trào giáo dục của nhà trường đạt được những kết quả đáng phấn khởi: nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 20…. – 20…., các tổ chức đoàn thể của nhà trường hằng năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chi bộ Đảng đạt trong sạch vững mạnh năm 20…..
Tập thể chi bộ……………….. luôn có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định, đoàn kết nhất trí cao. Tập thể chi bộ có trách nhiệm cao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
Công tác xây dựng và bảo vệ Đảng; công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, đảng viên thực hiện Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức và quy định về những điều đảng viên không được làm ở các lĩnh vực được phân công phụ trách. Đồng thời, có trách nhiệm cao trong việc đề ra những chủ trương, biện pháp để lãnh đạo xây dựng lập trường tư tưởng chính trị cho cán bộ, đảng viên; những hình thức, biện pháp đấu tranh ngăn chặn suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc chi bộ quản lý.
Các đảng viên luôn tiền phong gương mẫu, không có biểu hiện sa sút về ý chí chiến đấu; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và Quy định về những điều đảng viên không được làm.
Tập thể chi bộ luôn nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình, không để xảy ra tình trạng chia bè phái, gây mất đoàn kết trong nội bộ. Khi có tình hình, vụ việc sai sót, vi phạm xảy ra đã thực sự thẳng thắn tự phê bình và phê bình; thường xuyên lãnh đạo cán bộ, đảng viên trong chi bộ không ngừng rèn luyện phấn đấu, giữ gìn đạo đức, lối sống lành mạnh và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Vấn đề thứ hai: Về xây dựng cán bộ lãnh đạo các cấp, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.
Chi bộ đã có trách nhiệm cao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, đã thực hiện đúng quy định của Đảng và Nhà nước về công tác tổ chức và cán bộ, đảm bảo khách quan, công tâm. Trong công tác tổ chức và cán bộ luôn được chi bộ bàn bạc dân chủ, công khai, bảo đảm nguyên tắc, quy chế làm việc và biểu quyết bằng phiếu kín theo đúng quy trình thủ tục và hướng dẫn của cấp trên, không có tư tưởng cục bộ, bè phái, cá nhân trong công tác tổ chức và cán bộ.
Công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo cán bộ ở nhà trường đã thực chất. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị; việc bổ nhiệm, đề bạt, bố trí cán bộ đã đúng người, đúng việc có tính kế thừa.
3. Vấn đề thứ ba: Về xác định rõ vai trò trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ cấp ủy, cơ quan đơn vị, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng.
Chi bộ đã thực hiện tốt nguyên tắc tập trung, dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách trong sinh hoạt và các hoạt động của nhà trường. Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng; không có tình trạng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, khi có sai sót khuyết điểm thì không ai chịu trách nhiệm.
Cá nhân từng đồng chí trong chi bộ, người đứng đầu đơn vị không có biểu hiện độc đoán, gia trưởng; quyết định và chỉ đạo đúng thẩm quyền, trách nhiệm trong từng lĩnh việc. Không để mất đoàn kết nội bộ. Đã thực sự dân chủ trong sinh hoạt đảng, trong công tác cán bộ như trong đánh giá, quy hoạch, bố trí sử dụng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách cán bộ… và trong quyết định các chủ trương của nhà trường.
II. Một số hạn chế, khuyết điểm của chi bộ chưa khắc phục được.
1. Vấn đề thứ nhất:
Công tác lãnh đạo xây dựng lập trường tư tưởng chính trị cho cán bộ, đảng viên chưa đạt hiệu quả cao, đội ngũ còn có nhiều biến động.
Công tác giáo dục chính, tư tưởng, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên chưa được thường xuyên liên tục, sức chiến đấu của một số cán bộ đảng viên chưa mạnh, còn nể nang, né tránh, tâm lý an phận thủ thường.
Tập thể chi bộ đôi khi chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc đấu tranh tự phê bình và phê bình, chưa kiên quyết trong xử lý đối với những sai sót, vi phạm của cán bộ, đảng viên như: Ví dụ cách góp ý cho đồng nghiệp đôi khi thiếu tinh thần xây dựng, hoặc những vi phạm quy chế chuyên môn; thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác, chưa tận tụy với công việc, chưa tận tụy với học sinh, sinh hoạt vô lối, không tuân theo quy định, chuẩn mực của tập thể.
2. Vấn đề thứ hai:
Công tác nhận xét đánh giá cán bộ còn yếu, vẫn còn tình trạng nể nang, chưa thẳng thắn trong tự phê bình và phê bình; năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của một số cán bộ đảng viên chưa cao.
Công tác quy hoạch, bổ sung quy hoạch cán bộ hằng năm đã được tổ chức, thực hiện, xong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa có kế hoạch dài hạn, thiếu tính đột phá và bền vững.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đôi khi chưa được triển khai đồng bộ với chức năng kiểm tra, giám sát, do đó việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đôi khi chưa thường xuyên, kịp thời, chưa hiệu quả.
3. Vấn đề thứ ba:
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, có phân công, có phụ trách nhưng công việc chậm trễ thì chưa được xử lý triệt để, dẫn đến khuyết điểm, sai phạm, thiếu sót vẫn còn, chưa sửa chữa và khắc phục triệt để.
Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại cơ quan chưa thường xuyên liên hệ với cấp ủy thôn buôn; chỉ thực hiện khi có yêu cầu nhiệm vụ công việc.
III. Những biện pháp giải pháp để khắc phục, sửa chữa các khuyết điểm hạn chế.
1. Vấn đề thứ nhất:
Chi bộ cần làm tốt công tác nghiên cứu, quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng một cách kịp thời; Đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên gắn với việc kiểm điểm, đánh giá và biện pháp giải quyết vấn đề cấp bách của các cấp theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá XI).
Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/20….. của Bộ Chính trị.
Tập thể chi bộ cần nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong việc đấu tranh tự phê bình và phê bình; kiên quyết trong xử lý đối với những sai sót, vi phạm của cán bộ, đảng viên về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống và những vi phạm về nội quy, quy chế của nhà trường.
2. Vấn đề thứ hai:
Làm tốt công tác đánh giá, nhận xét cán bộ, đảng viên để mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo kiểm điểm, liên hệ theo từng chức trách, nhiệm vụ được giao, tự phê bình và phê bình thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc, gắn với thực hiện Quy định những điều đảng viên không được làm, theo từng nhiệm vụ được phân công.
Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư, đưa nội dung sinh hoạt chi bộ gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/20….. của Bộ Chính trị, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và Quy định số 47-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm; thực hiện nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình.
Xây dựng nghị quyết chuyên đề về công tác quy hoạch cán bộ nhằm tạo ra bước đột phá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Thường xuyên làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo gắn với công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy đối với cán bộ, đảng viên theo Điều lệ Đảng.
3. Vấn đề thứ ba:
Chấp hành nghiêm các nội quy, quy chế của cơ quan đã đề ra; dân chủ thảo luận đi đến quyết định theo ý kiến của tập thể các vấn đề như công tác cán bộ, công tác tài chính và quy chế thi đua, khen thưởng hằng năm.
Tập thể chi bộ, người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng đơn vị cần phải gương mẫu về mọi mặt, phải thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện độc đoán, chuyên quyền của người cán bộ; xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, có sức chiến đấu cao. Thường xuyên kiểm điểm tự phê bình và phê bình, liên hệ với thôn buôn nơi cư trú theo từng chức trách, nhiệm vụ được giao, để nắm bắt tình hình và kịp thời giáo dục cán bộ, đảng viên, giáo viên, CNV.
Trên đây là báo cáo kết quả khắc phục hạn chế, khuyết điểm qua kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI của tập thể chi bộ…………………
Nơi nhận: – Đảng ủy xã (b/c); |
TM. CHI BỘ BÍ THƯ |
Báo cáo khắc phục sau kiểm tra, giám sát của Chi bộ
ĐẢNG ỦY XÃ …………. CHI BỘ ………….. |
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
…….., ngày …tháng … năm 20… |
Thực hiện Kế hoạch ngày 20 tháng 05 năm 20….. của UBKT Đảng ủy về việc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, Quyết định số 13 – QĐ/KTĐU ngày 22 tháng 5 năm 20….. của Đảng ủy xã ………… về việc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, Hướng dẫn ngày 23 tháng 05 năm 20….. của UBKT Đảng ủy về việc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra. Chi bộ trường Tiểu học ………… II báo cáo tự kiểm tra như sau:
I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1/ Đặc điểm chung:
– Trên cơ sở thực hiện NQ Đại hội của chi bộ. Chi bộ trường TH ………… II tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất vận dụng các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng vào điều kiện cụ thể tại nhà trường, đề ra giải pháp sát thực, lãnh đạo tổ chức thực hiện đạt được những thành quả trên các lĩnh vực, từng bước đưa chi bộ trường TH ………… II đi lên, phấn đấu xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh hàng năm. Cấp ủy chi bộ xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của công tác lãnh đạo, đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra. Thực hiện nhiệm vụ này cấp ủy chi bộ đã phân công trực tiếp đồng chí phó bí thư chi bộ phụ trách công tác kiểm tra của chi bộ.
– Tổng số đảng viên của chi bộ: 14 đồng chí.
Trong đó nữ : 06; Dân tộc : 01; Nữ dân tộc : 01
– Kết quả phân tích chất lượng tổ chức đảng và đảng viên năm 2010 chi bộ được Đảng ủy công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh, 100% đảng viên đều hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
2/ Những thuận lợi, khó khăn tác động trực tiếp đến công tác kiểm tra của chi bộ.
a/ Thuận lợi.
– Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ủy ban kiểm tra của Đảng ủy. Ngay từ đầu năm cấp ủy Chi bộ xây dựng kế hoạch kiểm tra.
– Chi bộ có Nghị quyết kiểm tra, phân công người phụ trách công tác kiểm tra.
– 100% đảng viên trong chi bộ có trình độ nhất định, năng nổ và chiệt tình trong công tác. Chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết kiểm tra của chi bộ.
b/ Khó khăn.
– Đa số đảng viên của chi bộ đều công tác ở các điểm trường lẻ, sinh hoạt không tập trung nên công tác kiểm tra chưa được thường xuyên.
– Cán bộ phụ trách công tác kiểm tra làm công tác chuyên môn, chưa được tập huấn công tác kiểm tra.
II/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KIỂM TRA, GIÁM SÁT:
1/ Về lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát:
a-Việc tổ chức quán triệt các nghị quyết, quyết định, quy định, quy chế, chỉ thị của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát:
Chi bộ chú trọng và thường xuyên tổ chức quán triệt đến đội ngũ cán bộ đảng viên các nghị quyết, quyết định, quy định, quy chế, chỉ thị của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát như :
Quy định số 115-QĐ/TW ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm; Hướng dẫn số 12-HD/UBKTTW ngày 7 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban kiểm tra Trung ương về thực hiện Quy định số 115-QĐ/TW ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm; Hướng dẫn số 11-HD/UBKTTW ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban kiểm tra Trung ương về thực hiện Quy định số 94-QĐ/TW ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm và các văn bản khác liên quan đến công tác kiểm tra của các cấp.
b-Về xây dựng phương hướng, nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát của chi bộ:
Tập trung vào kiểm tra việc thực hiện các quy định trong điều lệ Đảng, việc thực hiện nhiệm vụ được chi bộ phân công, việc thực hiện nghị quyết chi bộ theo tiêu chuẩn đảng viên, công tác chính trị tư tưởng của cá nhân đảng viên được kiểm tra.
c-Việc xây dựng tổ chức kiểm tra, giám sát của Chi bộ.
Thực hiện tốt công tác chức năng tham mưu giúp cấp ủy về lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra được quy định trong điều 30 của Điều lệ Đảng.
Xác định rõ vai trò của công tác kiểm tra đảng viên trong chi bộ là một trong những nội dung quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo của chi bộ.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra đảng viên theo chương trình công tác kiểm tra từng quý và cả năm. Có nội dung kiểm tra cụ thể tập trung vào nhiệm vụ của đảng viên được chi bộ phân công theo vị trí chức năng của nhà trường là dạy và học.
Trong chi bộ có sự phân công cụ thể là đồng chí phó bí thư là người phụ trách công tác kiểm tra, chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng kế hoạch, báo cáo với cấp ủy xem xét đáng giá kết luận với từng đảng viên được kiểm tra.
Tham mưu giúp cấp ủy xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra chi bộ.
2/ Việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của chi bộ:
* Xem xét việc thực hiện qui chế dân chủ trong cơ sở qua việc triển khai các văn bản, nghị quyết của cấp trên.
Kết quả: Đúng quy chế.
* Kiểm tra công tác tư tưởng toàn bộ giáo viên trong nhà trường: 100 % GV yên tâm công tác, có ý thức vươn lên. Đa số các đ/c GV trẻ năng động, chịu khó học hỏi, tìm tòi làm chủ các phương tiện dạy – học hiện đại. Các thành viên trong nhà trường đoàn kết đùm bọc, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp. Các đồng chí GV cao tuổi nhiệt tình, cởi mở khi truyền thụ kinh nghiệm cho lớp trẻ. Không khí hoạt động trong trường thoải mái về tâm lý, đúng tác phong sư phạm. Không có đồng chí nào thắc mắc về đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước. Không có đồng chí nào bản thân hoặc có người nhà mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.
* Hàng năm chi bộ có kế hoạch kiểm tra và thực hiện kế hoạch kiểm tra trên 50% số đảng viên của chi bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra được quy định trong điều 30 của Điều lệ Đảng; Quy định số 115-QĐ/TW ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm. Cụ thể:
– Năm 2010 kiểm tra 7/13 đồng chí.
– Năm 20….. (năm tháng đầu năm) kiểm tra 4/14 đồng chí.
III/ ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Chi bộ nhà trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ, công tác kiểm tra theo nghị quyết của chi bộ đề ra.
Giáo viên, Đảng viên của nhà trường, chi bộ trường Tiểu học ………… II yên tâm công tác, có ý thức học hỏi nâng cao trình độ. Lập trường tư tưởng vững vàng. Luôn tin vào Đảng và thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. Được nhân dân tin yêu, học sinh kính trọng.
IV/ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT:
Việc tổ chức học tập các nghị quyết của Đảng và chính quyền nên tổ chức vào thứ bảy hoặc chủ nhật để tránh ảnh hưởng tới hoạt động dạy và học của nhà trường.
Nơi nhận: – Đảng ủy xã (b/c); |
TM. CHI BỘ BÍ THƯ |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Báo cáo kết quả khắc phục hạn chế khuyết điểm của Chi ủy, Chi bộ Báo cáo kết quả sửa chữa khắc phục khuyết điểm mới nhất của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.