Báo cáo tổng kết công tác ATVSLĐ là mẫu báo cáo được lập ra nhằm tổng kết, đánh giá về công tác an toàn, vệ sinh lao động của cơ quan, doanh nghiệp. Thời gian nộp báo cáo công tác ATVSLĐ được trước ngày 10/1 hàng năm cho Sở LĐTBXH, Sở Y Tế.
Theo quy định của Luật an toàn vệ sinh lao động thì hằng năm, người sử dụng lao động phải thực hiện thống kê, báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc như sau:
- Báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động và cơ quan quản lý nhà nước về y tế cấp tỉnh, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác;
- Thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 của Luật này;
Báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động mới nhất
ĐỊA PHƯƠNG: ……………
DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ: ………………..
Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố……
BÁO CÁO CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
Năm…………….
Tên1: ………………………………………………………………………….
Ngành nghề sản xuất kinh doanh2: ……………………………………………
Loại hình3: …………………………………………………………………….
Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý4: ………………………………………….
Địa chỉ: (Số nhà, đường phố, quận, huyện, thị xã) ………………………….
Điện thoại: …………………………………………………
TT |
Các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo |
ĐVT |
Số liệu |
A |
Báo cáo chung |
||
1 |
Lao động |
||
1.1. Tổng số lao động |
Người |
||
– Trong đó: + Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động |
Người |
||
+ Người làm công tác y tế |
Người |
||
+ Lao động nữ |
Người |
||
+ Lao động làm việc trong Điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Điều kiện lao động loại IV, V, VI) |
Người |
||
+ Lao động là người chưa thành niên |
Người |
||
+ Người dưới 15 tuổi |
Người |
||
+ Người khuyết tật |
Người |
||
+ Lao động là người cao tuổi |
Người |
||
2 |
Tai nạn lao động |
||
– Tổng số vụ tai nạn lao động |
Vụ |
||
+ Trong đó, số vụ có người chết |
Vụ |
||
– Tổng số người bị tai nạn lao động |
Người |
||
+ Trong đó, số người chết vì tai nạn lao động |
Người |
||
– Tổng chi phí cho tai nạn lao động (cấp cứu, Điều trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp …) |
Triệu đồng |
||
– Thiệt hại về tài sản (tính bằng tiền) |
Triệu đồng |
||
– Số ngày công nghỉ vì tai nạn lao động |
Ngày |
||
3 |
Bệnh nghề nghiệp |
||
– Tổng số người bị bệnh nghề nghiệp cộng dồn tại thời Điểm báo cáo |
Người |
||
Trong đó, số người mắc mới bệnh nghề nghiệp |
Người |
||
– Số ngày công nghỉ vì bệnh nghề nghiệp |
Ngày |
||
– Số người phải nghỉ trước tuổi hưu vì bệnh nghề nghiệp |
Người |
||
– Tổng chi phí cho người bị bệnh nghề nghiệp phát sinh trong năm (Các Khoản chi không tính trong kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động như: Điều trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp …) |
Triệu đồng |
||
4 |
Kết quả phân loại sức khỏe của người lao động |
||
+ Loại I |
Người |
||
+ Loại II |
Người |
||
+ Loại III |
Người |
||
+ Loại IV |
Người |
||
+ Loại V |
Người |
||
5 |
Huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động |
||
a) Tổng số người nhóm 1 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 1 hiện có |
Người/ người |
||
b) Tổng số người nhóm 2 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 2 hiện có |
Người/ người |
||
c) Tổng số người nhóm 3 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 3 hiện có |
Người/ người |
||
Trong đó: – Tự huấn luyện |
Người |
||
– Thuê tổ chức cung cấp dịch vụ huấn luyện |
Người |
||
d) Tổng số người nhóm 4 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 4 hiện có |
Người/ người |
||
đ) Tổng số người nhóm 5 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 5 hiện có |
Người/ người |
||
e) Tổng số người nhóm 6 được huấn luyện/tổng số người nhóm 6 hiện có |
Người/ người |
||
g) Tổng chi phí huấn luyện |
Triệu đồng |
||
6 |
Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động |
||
– Tổng số |
Cái |
||
– Trong đó: + Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ đang được sử dụng |
Cái |
||
+ Số đã được kiểm định |
Cái |
||
+ Số chưa được kiểm định |
Cái |
||
+ Số đã được khai báo |
Cái |
||
+ Số chưa được khai báo |
Cái |
||
7 |
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi |
||
– Tổng số người làm thêm trong năm |
Người |
||
– Tổng số giờ làm thêm trong năm |
Giờ |
||
– Số giờ làm thêm cao nhất trong 01 tháng |
Giờ |
||
8 |
Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật |
||
– Tổng số người |
Người |
||
– Tổng chi phí (Chi phí này nằm trong Chi phí chăm sóc sức khỏe nêu tại Điểm 10) |
Triệu đồng |
||
9 |
Tình hình quan trắc môi trường lao động |
||
– Số mẫu quan trắc môi trường lao động |
Mẫu |
||
– Số mẫu không đạt tiêu chuẩn |
Mẫu |
||
– Số mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép/Tổng số mẫu đo + Nhiệt độ + Bụi + Ồn + Rung + Hơi khí độc + … |
Mẫu/mẫu |
||
10 |
Chi phí thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động |
||
– Các biện pháp kỹ thuật an toàn |
Triệu đồng |
||
– Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh |
Triệu đồng |
||
– Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân |
Triệu đồng |
||
– Chăm sóc sức khỏe người lao động |
Triệu đồng |
||
– Tuyên truyền, huấn luyện |
Triệu đồng |
||
– Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động |
Triệu đồng |
||
– Chi khác |
Triệu đồng |
||
11 |
Tổ chức cung cấp dịch vụ: a) Dịch vụ về an toàn, vệ sinh lao động được thuê theo quy định tại Khoản 5 Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động (nếu thuê) |
Tên tổ chức |
|
b) Dịch vụ về y tế được thuê theo quy định tại Khoản 5 Điều 73 Luật an toàn, vệ sinh lao động (nếu thuê) |
Tên tổ chức |
||
12 |
Thời Điểm tổ chức tiến hành đánh giá định kỳ nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động |
Tháng, năm |
|
13 |
Đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo quy định tại Điều 7 Nghị định 39/2016/NĐ-CP |
Có/Không |
|
Nếu có đánh giá thì: a) Số lượng các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được nhận diện trong kỳ đánh giá |
Yếu tố |
||
b) Số lượng các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được cải thiện trong năm |
Yếu tố |
B |
Kết quả đánh giá lần đầu nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh5 (nếu có) |
||||
TT |
Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được nhận diện |
Mức độ nghiêm trọng |
Biện pháp phòng,chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại |
Người/ bộ phận thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại |
Thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại |
1 |
|||||
2 |
Nơi nhận: |
….., ngày … tháng … năm |
Các loại báo cáo mà doanh nghiệp cần nộp trong ATVSLĐ
Ngoài việc nộp báo cáo vệ sinh an toàn lao động một lần trong năm thì các doanh nghiệp còn phải nộp thêm các loại báo cáo khác có trong nội dung của báo cáo an toàn vệ sinh lao động đó là:
- Báo cáo của doanh nghiệp thông tin về tai nạn lao động: Loại hình báo cáo này được nộp về sở thương binh lao động và xã hội, nộp theo kỳ 6 tháng/lần, thời gian nộp theo quy định là trước ngày 5 tháng 7 và ngày 10 tháng 1.
- Báo cáo thống kê chi tiết về sức khỏe đối với người lao động: Báo cáo được gửi về trung tâm y tế hoặc các đơn vị quản lý thuộc y tế nơi mà doanh nghiệp hoạt động. Thời hạn phải nộp báo cáo là trước các ngày 5/7 và ngày 10/1.
- Báo cáo về tình hình bệnh nghề nghiệp của lao động tại các doanh nghiệp được gửi về cơ sở y tế cấp tỉnh hằng năm.
- Báo cáo của doanh nghiệp về số liệu thống kê quan trắc môi trường: Báo cáo được gửi về sở tài nguyên và môi trường cấp huyện hoặc ban quản lý khu công nghiệp. Thời gian nộp báo cáo theo quy định là trước ngày 30/1.
Cách ghi báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động
– Tên (1) và ngành nghề kinh doanh (2): Ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Loại hình (3): Ghi theo đối tượng áp dụng của Thông tư này, cụ thể:
- Doanh nghiệp nhà nước
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn
- Công ty cổ phần/Công ty cổ phần trên 51 % vốn thuộc sở hữu Nhà nước
- Doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/Công ty 100% vốn nước ngoài
- Công ty hợp danh
- Hợp tác xã …
- Khác
– Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý (4):
- Ghi tên Công ty mẹ hoặc tập đoàn kinh tế, nếu là doanh nghiệp thành viên trong nhóm công ty;
- Ghi tên Tổng Công ty, nếu là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty;
- Ghi tên Sở, Ban, ngành, nếu trực thuộc Sở, Ban, ngành tại địa phương;
- Ghi tên Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ quản, nếu trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Không ghi gì nếu không thuộc các loại hình trên.
– Báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trước khi cơ sở sản xuất, kinh doanh đi vào hoạt động (5): Cơ sở sản xuất, kinh doanh ghi các tiêu chí tại Phần B này nếu tiến hành đánh giá toàn diện nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
Mức xử phạt khi vi phạm quy định về ATVSLĐ
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định số: 28/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quy định:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác, không đúng thời hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thống kê, báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động 2022 Báo cáo tổng kết công tác ATVSLĐ của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.